intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận này gồm có 3 chương: Chương 1 - Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHCSXH, chương 2 - Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp và chương 3 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đối với NHCSXH, hoạt động tín dụng mang tính xã hội hóa cao. Vì vậy, nâng cao<br /> hoạt động tín dụng của NHCSXH không những đem lại lợi ích cho NHCSXH, mà còn<br /> đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát<br /> triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chính sách tại một số nơi vẫn<br /> còn chưa đồng bộ. Cụ thể là khu vực miền Tây Nam bộ vẫn còn nhiều hạn chế so với các<br /> vùng miền khác trong toàn quốc. Vì vậy để tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và hiệu<br /> quả chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững theo nội<br /> dung mà Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg<br /> ngày 10/7/2012 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội<br /> giai đoạn 2011-2020 là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, đặc biệt là các Chi nhánh<br /> NHCSXH thuộc miền Tây Nam bộ.<br /> Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp gồm có 11 Phòng giao dịch (PGD) huyện, thị,<br /> thành phố và tại Hội sở Tỉnh đảm nhiệm chức năng cho vay tại địa bàn thành phố Cao<br /> Lãnh nhưng trong đó có đến 3 PGD giáp với biên giới với 08 xã đặc biệt khó khăn. Chính<br /> vì vậy Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn như: số hộ nghèo, cận nghèo cao; trình độ dân<br /> trí thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hộ bỏ địa phương cao …Do đó, làm sao để<br /> hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đều có thể được tiếp cận với nguồn vốn tín<br /> dụng ưu đãi, sử dụng vốn vay hợp lý và có hiệu quả để vươn lên thoát nghèo góp phần<br /> nâng cao hoạt động tín dụng chính sách là mục tiêu mà cấp ủy, ủy ban tỉnh cũng như<br /> NHCSXH tỉnh luôn hướng tới.<br /> Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh<br /> Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu.<br /> Chương I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCSXH<br /> I. Khái quát chung về NHCSXH:<br /> 1. Bối cảnh ra đời<br /> 2. Đặc trưng của NHCSXH<br /> II. Khái quát chung về tín dụng:<br /> 1. Khái niệm và chức năng tín dụng chính sách:<br /> - Khái niệm: Tín dụng tín dụng chính sách là việc sử dụng nguồn lực tài chính do<br /> Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi<br /> phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện<br /> Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.<br /> <br /> - Chức năng:<br />  NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ<br /> nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ.<br />  Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh<br /> toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế<br /> và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.<br />  Được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và<br /> được nhận vốn cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, CT-XH,<br /> các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư<br /> cho các chương trình dự án phát triển KT-XH.<br />  Là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước để giúp cho hộ nghèo<br /> và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để<br /> phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát<br /> nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ công bằng - dân minh.<br /> 2. Vai trò của tín dụng chính sách<br /> 3. Hoạt động tín dụng của NHCSXH<br /> III. Các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng của NHCSXH:<br /> 1. Về quy mô<br />  Nguồn vốn<br />  Dư nợ cho vay và số lượng khách hàng vay vốn<br /> 2. Về chất lượng hoạt động tín dụng<br />  Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng<br />  Hệ số sử dụng vốn<br />  Vòng quay vốn tín dụng<br />  Nợ quá hạn<br />  Nợ bị chiếm dụng<br />  Tỷ lệ thu lãi, lãi tồn đọng<br />  Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động Tổ TK&VV<br /> IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chính sách:<br /> 1. Nhân tố từ khách hàng<br /> 2. Nhân tố từ ngân hàng<br /> 3. Nhân tố từ nền kinh tế<br /> <br /> Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI<br /> NHCSXH TỈNH ĐỒNG THÁP<br /> I. Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và NHCSXH tỉnh Đồng Tháp:<br /> 1. Điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Tháp<br /> 2. Khái quát về NHCSXH tỉnh Đồng Tháp<br /> II. Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp<br /> 1. Về nguồn vốn<br /> 2. Đối tượng cho vay của ngân hàng<br /> 3. Lãi suất cho vay<br /> 4. Về công tác sử dụng vốn<br /> 5. Tình hình thực hiện tín dụng qua 5 năm (2011-2015)<br /> - Hệ số sử dụng vốn:<br /> Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, ngân hàng cho vay<br /> bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động được, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều<br /> không tốt. Nếu tỷ lệ này là 1 thì ngân hàng tự cân đối được nguồn vốn của mình và<br /> nguồn vốn huy động được sử dụng có hiệu quả; nếu tỷ lệ này 1 tức là khả năng huy động của ngân hàng thấp phải dựa<br /> vào nguồn vốn điều chuyển và cũng làm tăng chi phí của ngân hàng.<br /> Tuy nhiên, với đặc thù riêng của NHCSXH thì nguồn vốn chủ yếu do NHCSXH<br /> TW phân bổ về. Do đó với giá trị của chỉ tiêu này qua các năm đều bằng 1 chứng tỏ việc<br /> sử dụng nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp là tương đối tốt, không bị<br /> lãng phí về nguồn vốn.<br /> - Vòng quay vốn tín dụng<br /> Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh<br /> hay chậm, nếu vòng quay vốn tín dụng càng tăng thì hiệu quả đầu tư ngày càng tốt. Trong<br /> vòng 5 năm, vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh như sau: năm 2011 là 0,09 vòng,<br /> năm 2012 tăng lên 0,11 vòng, năm 2013 không tăng không giảm so với năm 2012, năm<br /> 2014 có giảm xuống 0,09 vòng so với năm 2013 nhưng đến năm 2015 lại tăng lên đến<br /> 0,15 vòng. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh tuy chưa thật sự ổn định,<br /> lúc tăng lúc giảm đặc biệt là giảm xuống trong năm 2014 nhưng có chiều hướng tốt dần<br /> lên trong năm 2015 đã thể hiện nguồn vốn của Chi nhánh đã luân chuyển nhanh hơn, thu<br /> hồi vốn tốt hơn so với các năm trước. Do vậy, Chi nhánh cần phải chú trọng hơn nữa<br /> <br /> trong các khoản đầu tư của mình để tìm ra các giải pháp kịp thời nhằm quay vòng nguồn<br /> vốn đạt hiệu quả cao hơn vì vòng quay vốn tín dụng tăng tức là công tác đầu tư tín dụng<br /> khá hiệu quả làm cho khả năng sinh lãi tăng, khoản tiết kiệm cho NSNN của Chi nhánh<br /> cũng tăng theo, ngược lại vòng quay vốn tín dụng chậm làm khả năng sinh lãi giảm làm<br /> ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm cho NSNN hàng năm của Chi nhánh.<br /> - Nợ quá hạn<br /> Qua 5 năm chỉ tiêu nợ quá hạn tại ngân hàng đã có sự sụt giảm rất đáng kể. Cụ thể<br /> năm 2011, tổng dư nợ quá hạn là 37.570 triệu đồng nhưng sang năm 2015 chỉ còn 11.011<br /> triệu đồng. Tương ứng với số tuyệt đối giảm dần thì số tương đối cũng giảm tương ứng<br /> với tỷ lệ 2,03% năm 2011 thì đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 0,46%, giảm được 1,9%<br /> trong vòng 5 năm. Nguyên nhân của sự giảm nợ quá hạn nhanh chóng này là do trong<br /> năm 2012 Chi nhánh đã xây dựng Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong 3<br /> năm (2012-2014) theo Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án củng cố và nâng cao chất<br /> lượng tín dụng tại các chi nhánh NHCSXH vùng Tây Nam Bộ của NHCSXH Việt Nam<br /> và đã được NHCSXH Việt Nam thống nhất phê duyệt và đi vào thực hiện kể từ tháng<br /> 5/2012. Căn cứ vào lộ trình xây dựng giảm nợ quá hạn theo từng năm một cách cụ thể<br /> trong Đề án và sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể cán bộ viên chức, sự lãnh chỉ đạo sát<br /> sao của Ban Giám đốc Chi nhánh nên nợ quá hạn đã giảm theo chiều hướng rất khả quan<br /> và đã hoàn thành vượt chỉ tiêu này so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, thực chất nợ quá<br /> hạn của Chi nhánh cũng chưa thật sự ổn định nhất là ở các món vay thuộc chương trình<br /> HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NS&VSMT NT, nhà trả chậm trong cụm tuyến dân<br /> cư,...do gia đình hộ vay còn gặp nhiều khó khăn, sinh viên ra trường chưa tìm được việc<br /> làm hoặc có việc làm nhưng chưa ổn định, thu nhập thấp, số hộ vay làm thuê mướn là<br /> chủ yếu nên chưa đảm bảo điều kiện trả nợ, trả lãi theo đúng thời gian đã thỏa thuận với<br /> ngân hàng.<br /> - Nợ bị chiếm dụng<br /> Tương tự chỉ tiêu nợ quá hạn, chỉ tiêu nợ bị chiếm dụng tại Chi nhánh cũng giảm rất<br /> nhanh trong vòng 5 năm và đây cũng là một trong các chỉ tiêu đưa vào thực hiện trong lộ<br /> trình của Đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Đồng Tháp. Đây<br /> là các khoản vay bị chiếm dụng bởi các tổ trưởng, các HĐT nhận ủy thác từ các PGD huyện,<br /> thị, thành phố từ những năm trước đây khi mà cơ chế kiểm tra chưa thật sự chặt chẽ và chưa<br /> có sự phối hợp để xử lý kiên quyết từ ngân hàng với địa phương nhận ủy thác. Do đó, khi có<br /> sự vào cuộc chặt chẽ từ các cấp cũng như các biện pháp xử lý mạnh như: làm việc với thân<br /> <br /> nhân các đối tượng này (vì có trường hợp người chiếm dụng chết), khởi kiện,...nên số dư nợ<br /> chiếm dụng này đã giảm nhanh chóng từ số tiền là 535 triệu đồng năm 2012 thì sang năm<br /> 2015 chỉ còn có 28 triệu đồng, giảm đến 507 triệu đồng trong vòng 5 năm. Số dư nợ chiếm<br /> dụng còn lại chưa thu hồi được còn lại do PGD NHCSXH huyện Tân Hồng quản lý.<br /> - Tỷ lệ thu lãi; lãi tồn đọng:<br /> Tuy đây là 2 chỉ tiêu riêng biệt nhưng lại có liên quan và tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu<br /> tỷ lệ thu lãi càng cao thì lãi tồn đọng càng giảm và ngược lại tỷ lệ thu lãi giảm thì lãi tồn<br /> đọng tăng cao.<br /> Chỉ tiêu thu lãi là một chỉ tiêu rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài<br /> chính của Chi nhánh. Nhìn chung, tỷ lệ thu lãi qua 5 năm hầu hết đều tăng lên sau mỗi<br /> năm và phần lớn đều đạt trên 100% tức thu đạt phần lãi phát sinh hàng tháng và thu thêm<br /> được một phần lãi tồn đọng nhưng phần lãi thu thêm này cũng không nhiều. Cụ thể, năm<br /> 2011 tỷ lệ thu lãi chỉ đạt 82,73% nhưng năm 2012 tăng lên 101,5% với tốc độ tăng đạt<br /> tới 18,77%, năm 2013 tăng lên 103,19%, năm 2014 tỷ lệ thu lãi đạt được 104,41% và<br /> năm 2015 đã tăng lên 105,57%. Tỷ lệ thu lãi tăng cao qua hàng năm đã góp phần làm<br /> tăng thêm thu nhập cho toàn thể cán bộ viên chức Chi nhánh, tăng phí ủy thác phải trả<br /> cho HĐT cũng như hoa hồng cho tổ trưởng giúp họ nhiệt tình hơn với công việc đang<br /> đảm nhiệm.<br /> Tương ứng với tỷ lệ thu lãi của Chi nhánh tăng lên trong 5 năm thì chỉ tiêu lãi tồn<br /> đọng qua các năm cũng giảm rõ rệt. Cụ thể: năm 2011 lãi tồn là 51.935 triệu đồng, năm<br /> 2012 lãi tồn còn 50.930 triệu đồng với mức chênh lệch giảm là 1.005 triệu đồng so với<br /> năm 2011; năm 2013 giảm so với năm 2012 là 1.457 triệu đồng; sang năm 2014 giảm so<br /> với năm 2013 là 1.602 triệu đồng và đến năm 2015 thì lãi tồn giảm so với năm 2014 là<br /> 1.897 triệu đồng. Nguyên nhân lãi tồn đọng chưa giảm nhiều là do các năm gần đây, các<br /> món cho vay trung và dài hạn đã đến hạn trả nợ theo phân kỳ như: chương trình cho vay<br /> HSSV, chương trình cho vay nhà trả chậm...Trong đó chương trình cho vay HSSV có<br /> hoàn cảnh khó khăn đến hạn ngày càng nhiều mà chương trình này lại đang chiếm tỷ<br /> trọng lớn trong các chương trình cho vay đang áp dụng trong Chi nhánh và đặc biệt là<br /> chương trình này lại có thời gian ân hạn dài kể từ lúc hộ vay nhận tiền vay cho đến khi<br /> sinh viên ra trường được 01 năm thì mới bắt đầu trả lãi nên lúc này trên chương trình mới<br /> thể hiện ra số lãi cần phải thu. Tuy nhiên phần lãi tồn này không phải lúc nào cũng thu<br /> dứt điểm do nhiều nguyên nhân từ phía hộ vay và chính vì vậy đó nguyên nhân khiến cho<br /> lãi tồn đọng của Chi nhánh vẫn còn cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2