i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu:<br />
Phân tích hoạt động tài chính đang ngày càng khẳng định vị thế của mình<br />
trong việc hỗ trợ Ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành có hiệu quả hoạt<br />
động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, hoàn thiện công tác phân tích giúp tạo<br />
nên một công cụ đắc lực là vấn đề cấp thiết.<br />
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xem xét công tác tổ chức phân tích<br />
tài chính tại Công ty TNHH Vĩnh Trinh thông qua việc phân tích các Báo cáo tài<br />
chính, Báo cáo quản trị bằng hệ thống các chỉ tiêu phân tích và đánh giá Báo cáo<br />
phân tích của Công ty. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại<br />
Công ty.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH<br />
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
<br />
1.1. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các<br />
phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp,<br />
giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính<br />
của doanh nghiệp, dự đoán các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài<br />
chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với<br />
lợi ích của họ.<br />
Phân tích tài chính có vai trò quan trọng, cung cấp thông tin cho nhiều đối<br />
tượng quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý,<br />
phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động tài chính trong giai đoạn đã qua, đảm<br />
bảo cho các quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp,<br />
cung cấp thông tin về các dự đoán tài chính và là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt<br />
động của doanh nghiệp.<br />
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
Để thực hiện phân tích tài chính, chúng ta kết hợp sử dụng nhiều phương<br />
pháp khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp dự<br />
báo, phương pháp Dupont... Mỗi một phương pháp có những tác dụng khác nhau và<br />
được sử dụng trong từng nội dung phân tích khác nhau.<br />
Việc phân tích tài chính được thực hiện dựa trên các tài liệu chi tiết, quan<br />
trọng nhất là hệ thống Báo cáo tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo<br />
kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính.<br />
Ngoài ra, các tài liệu khác liên quan cũng được sử dụng trong quá trình phân tích,<br />
như báo cáo kế toán quản trị, các chính sách kinh tế vĩ mô, dữ liệu trung bình<br />
ngành, các thông tin khác về nền kinh tế… Để có những thông tin cần thiết phục vụ<br />
<br />
iii<br />
<br />
cho quá trình phân tích tài chính, cần sưu tầm đầy đủ những thông tin thích hợp liên<br />
quan đến hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Phân tích hoạt động tài chính được thực hiện bằng cách tính ra, so sánh và<br />
đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến các chỉ tiêu tài chính khác nhau. Mỗi<br />
nhóm chỉ tiêu thể hiện nội dung phân tích khác nhau. Các nội dung chủ yếu của<br />
phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm:<br />
- Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp<br />
- Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp<br />
- Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ<br />
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn<br />
- Phân tích các hệ số đòn bẩy<br />
- Phân tích điểm hòa vốn và việc ra quyết định<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp, bao gồm<br />
các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong đó, điểm mấu chốt là nhân tố<br />
con người. Người thực hiện phân tích có trình độ cao, hiểu biết chuyên sâu về tình<br />
hình kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ thu thập dữ liệu và vận dụng<br />
phương pháp phân tích phù hợp, đưa ra các đánh giá xác đáng về tình hình tài chính<br />
của doanh nghiệp.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHNH TẠI<br />
CÔNG TY TNHH VĨNH TRINH<br />
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Vĩnh Trinh<br />
Công ty TNHH Vĩnh Trinh là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, được<br />
thành lập từ ngày 14 tháng 02 năm 1997. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương<br />
mại. Mặt hàng kinh doanh chính là thiết bị công nghệ thông tin. Công ty chủ yếu<br />
cung cấp hàng cho các dự án và bán buôn cho các doanh nghiệp trong nước, ít đầu<br />
tư vào khâu bán lẻ.<br />
2.2. Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Vĩnh Trinh<br />
Khái quát tình hình tài chính của Công ty năm 2009, tổng nguồn vốn của<br />
Công ty giảm so với năm 2008, cho thấy khả năng huy động vốn của Công ty giảm<br />
đi. Việc giảm nguồn vốn là do giảm vốn vay, tức là Công ty đang giảm sự phụ<br />
thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, hệ số tự tài trợ năm 2009 vẫn<br />
tương đối thấp. Các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán cho thấy Công ty có đủ khả<br />
năng thanh toán các khoản nợ, tuy các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, khả<br />
năng thanh toán nhanh ở mức thấp. Khả năng sinh lời của tài sản và khả năng sinh<br />
lời của vốn chủ sở hữu năm 2009 có xu hướng tăng lên so với năm 2008, nhưng<br />
mức tăng không đáng kể và các chỉ số này tương đối thấp. Như vậy, việc giảm quy<br />
mô vốn nhờ giảm vốn vay đã làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, mặc<br />
dù hiệu quả chưa thực sự cao.<br />
Về sự biến động của tài sản, nhìn chung, tổng tài sản của Công ty đang có xu<br />
hướng giảm đi. Tổng tài sản giảm chủ yếu là do việc giảm hàng tồn kho và giảm<br />
các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Công ty đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy<br />
bán hàng, giúp hàng tồn kho luân chuyển nhanh, tránh ứ đọng. Nhờ đó, hàng tồn<br />
kho giảm và việc giảm dự trữ hàng tồn kho năm 2009 phù hợp với biến động doanh<br />
thu có xu hướng giảm đi trong các năm gần đây.<br />
<br />
v<br />
<br />
Đối với sự biến động nguồn vốn, tổng nguồn vốn năm 2009 giảm đi là do<br />
việc giảm nguồn vốn vay. Mặc dù nguồn vốn vay đã giảm tương đối lớn, nhưng<br />
tổng nợ phải trả của Công ty năm 2009 vẫn rất lớn. Việc sử dụng phần lớn vốn vay<br />
cho hoạt động kinh doanh làm cho an ninh tài chính bị ảnh hưởng, rủi ro phải ngừng<br />
hoạt động rất cao khi Công ty không tìm được nguồn thanh toán cho các khoản nợ<br />
khi đến hạn.<br />
Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty đã sử dụng<br />
một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Tình hình đó đảm bảo<br />
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, doanh nghiệp đảm bảo khả<br />
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.<br />
Về tình hình thanh toán, thời gian thu tiền bình quân và thời gian thanh toán<br />
bình quân của Công ty năm 2009 đều có xu hướng giảm đi. Đây là dấu hiệu tích cực<br />
cho thấy việc thu hồi cũng như thanh toán công nợ nhanh chóng hơn. Tuy nhiên,<br />
thời gian thanh toán bình quân hiện tại thấp hơn thời gian thu tiền bình quân, chứng<br />
tỏ chính sách tín dụng các nhà cung cấp áp dụng đối với Công ty hẹp hơn so với<br />
chính sách tín dụng Công ty áp dụng cho người mua. Điều này gây áp lực lên đồng<br />
vốn của Công ty, Công ty phải tăng đi vay để trang trải cho các khoản nợ trong khi<br />
nguồn vốn của Công ty đang bị bên khác chiếm dụng.<br />
Các chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo tiền cho thấy, luồng tiền của Công ty được<br />
tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Tiền thu vào của<br />
hoạt động tài chính chủ yếu thông qua việc đi vay vốn từ các cá nhân, các tổ chức<br />
kinh doanh khác và các tổ chức tín dụng. Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh<br />
doanh không lớn hơn nhiều so với tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính,<br />
chứng tỏ hoạt động Công ty đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài,<br />
khả năng độc lập về tài chính tương đối yếu.<br />
Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu,<br />
vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết<br />
các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý bởi các chỉ<br />
tiêu này cho thấy sự sống còn của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế của các đối tượng<br />
<br />