intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng của Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank hiện nay. Từ đó phát hiện những hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nhưng hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Chiến lược kinh doanh của Maritime Bank trong các năm tới là hướng vào<br /> hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân và hoạt động tín dụng dụng khách<br /> hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, không cấp mới tín dụng khách hàng cá nhân. Cùng<br /> với chiến lược kinh doanh đó, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime<br /> Bank) đang ngày càng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng vừa theo chuẩn<br /> mức quốc tế nhưng cũng vừa phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của<br /> mình. Một nội dung quan trọng trong khung quản trị rủi ro tín dụng của Maritime<br /> Bank là phải xây dựng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh<br /> nghiệp của Maritime Bank. Maritime Bank đã tiếp hành phát triển và áp dụng Hệ<br /> thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình từ 2008 và được cải tiến năm 2010 với sự<br /> tư vấn của Công ty TNHH E&Y. Tuy nhiên hệ thống xếp hạng này vẫn bộc lộ<br /> nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục.<br /> Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng tại Ngân<br /> hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”, với phạm vi nghiên cứu là xếp hạng tín dụng đối<br /> với khách hàng mục tiêu của Maritime Bank là khách hàng doanh nghiệp, nhằm hướng<br /> tới mục tiêu nghiên cứu sau:<br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về xếp hạng tín dụng khách hàng<br /> <br /> doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại.<br /> -<br /> <br /> Phân tích, đánh giá thực trạng của Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng<br /> <br /> doanh nghiệp của Maritime Bank hiện nay. Từ đó phát hiện những hạn chế và<br /> nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nhưng hạn chế của hệ thống xếp hạng<br /> tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank.<br /> -<br /> <br /> Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh<br /> <br /> nghiệp của Maritime Bank<br /> <br /> Luận văn gồm ba chương:<br /> Chương 1: Lý luận cơ bản về xếp hạng tín dụng (nội bộ) đối với khách hàng<br /> doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại.<br /> Trong chương này, đề tài nghiên cứu đã cố gắng trình bày những cơ sở lý<br /> luận, các công trình nghiên cứu, các hướng dẫn về XHTD của NHNN, yêu cầu đối<br /> với một hệ thống XHTD theo Basel. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày một số<br /> mô hình xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng quốc tế, các NHTM và tổ<br /> chức kiểm toán trong nước làm cơ sở để so sánh với mô hình XHTD đang áp dụng<br /> tại Maritime bank sẽ được trình bày trong chương III của đề tài nghiên cứu này.<br /> Xếp hạng tín dụng (đối với các NHTM còn được gọi là Xếp hạng tín dụng nội<br /> bộ) là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính;<br /> hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp<br /> ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay<br /> đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay.<br /> Xếp hạng tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với các Ngân hàng thươn mại<br /> để đảm bảo các yêu về an toàn của các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng và<br /> các yêu cầu tăng cường quản lý tín dụng tập trung, thống nhất trong nội bộ ngân<br /> hàng<br /> Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cần đảm bảo các nguyên tắc: thứ<br /> nhất là phân tích kết hợp giữa chỉ tiêu định tính và định lượng, thứ 2 là phân tích<br /> được tiến hành bằng phương pháp từ trên xuống, thứ 3 là đơn giản, dễ hiểu, dễ so<br /> sánh. Trên cơ sở các nguyên tắc đó các tổ chức có thể xây dựng hệ thống xếp hạng<br /> tín dụng nội bộ của mình theo một số phương pháp: phương pháp mô hình hóa,<br /> phương pháp chuyên gia, phương pháp kết hợp.<br /> <br /> Hệ thống chỉ tiêu đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh<br /> nghiệp cơ bản gồm<br /> -<br /> <br /> Các chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ mô<br /> <br /> -<br /> <br /> Các chỉ tiêu phân tích ngành kinh tế<br /> <br /> -<br /> <br /> Các chỉ tiêu phân tích môi trường kinh doanh<br /> <br /> -<br /> <br /> Các chỉ tiêu phân tích tài chính định lượng<br /> <br /> -<br /> <br /> Các chi tiêu phân tích định tính về chất lượng quản trị và chính sách tài<br /> <br /> -<br /> <br /> Các chỉ tiêu về uy tín trong quan hệ tín dụng<br /> <br /> chính<br /> <br /> Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp cơ bản gồm các bước<br /> thu thập thông tin, bước đánh giá và chấm điểm, bước xếp hạng khách hàng, và<br /> bước kiểm tra giám sát. Kết quả của quy trình xếp hạng tín dụng là việc phân các<br /> khách hàng vào các hạng khác nhau theo mức độ rủi ro tín dụng khác nhau đối với<br /> từng khách hàng.<br /> Các nhân tố ảnh hưởng đến Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh<br /> nghiệp của các Ngân hàng thương mại bao gồm cả các nhân tố khách chủ quan và<br /> các nhân tố khách quan<br /> - Các nhân tố chủ quan gồm: Ý chí của cấp quản trị, Năm lực của bộ phận<br /> quản lý rủi ro, Năng lực của bộ phận sử dụng, vận hành và yếu tố về công nghệ<br /> ngân hàng<br /> - Các nhân tố khách quan gồm: mặt bằng chung về kiến thức quản trị rủi ro<br /> tín dụng nói chung và xếp hạng tín dụng nói riêng, cơ sở dữ liệu, chất lượng nguồn<br /> thông tin về khách hàng.<br /> <br /> Chương 2: Thực trạng Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp<br /> tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam<br /> Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam<br /> Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) được thành lập theo<br /> giấy phép số 0001/NH-GP ngày 8/6/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước<br /> Việt Nam. Ngày 12/7/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt<br /> động. Maritime Bank được biết đến là một trong các ngân hàng thương mại cổ<br /> phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam ngay sau khi “Pháp lệnh về Ngân hàng<br /> Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính” có hiệu lực với số vốn<br /> điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 25 năm.<br /> Những năm vừa qua, Maritime Bank đã có sự phát triển vượt bậc. Tổng tài<br /> sản năm 2010 đạt 116.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động của Maritime Bank được<br /> mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005 lên 130 điểm vào giữa năm 2010.Hiện tại<br /> Maritime Bank đã phát triển chi nhánh ở 22 tỉnh thành.<br /> Mục tiêu của Maritime Bank là xây dựng thành một ngân hàng TMCP lớn, có<br /> uy tín, công nghệ hiện đại, phát triển ổn định, bền vững, an toàn và có lợi nhuận<br /> cao. Maritime Bank đang đẩy nhanh việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các<br /> sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo chiến lược Khách hàng<br /> là trung tâm và tôn chỉ mục đích mà ngân hàng cam kết thực hiện là “Tạo lập giá<br /> trị bền vững”.<br /> Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân<br /> hàng TMCP Hàng hải Việt Nam<br /> Maritime Bank đã sớm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng<br /> doanh nghiệp từ Quý 1 /2008. Đến năm 2010, với tư vấn của Công ty TNHH E&Y,<br /> Maritime Bank thực hiện cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh<br /> <br /> nghiệp của mình với hệ thống chỉ tiêu khá đầy đủ cả về đối tượng khách hàng,<br /> ngành nghề kinh tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của<br /> Maritime Bank gồm 4 Bộ chỉ tiêu:<br /> - Bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thông thường<br /> - Bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng doanh nghiệp mới<br /> - Bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ<br /> - Bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng doanh nghiệp suy giảm: doanh nghiệp<br /> mới thành lập hoặc đang quá trình đầu tư.<br /> Hệ thống chỉ tiêu đánh giá của Maritime Bank hiện tại đã xây dựng được khá<br /> đầy đủ và toàn diện các chỉ tiêu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng và<br /> được phân cấp đánh giá chi tiết từ những chỉ tiêu cụ thể nhất, rất gần và thiết thực<br /> đối với phân tích tín dụng truyền thống.<br /> Tuy nhiên, cũng như hầu hết các hệ thống xếp hạng tín dụng của các NHTM<br /> Việt Nam, hệ thống xếp hạng tín dụng của Maritime Bank vẫn không tránh khỏi<br /> những hạn chế nhất định, thể hiện qua những nội dung sau:<br /> -<br /> <br /> Những điểm hạn chế của Maritime Bank trong quá trình xây dựng và<br /> <br /> phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng trong các bước: Bước xây dựng Bộ chỉ tiêu<br /> đánh giá rủi ro tín dụng, Bước chuẩn bị các hồ sơ tín dụng mẫu phục vụ kiểm định,<br /> Bước tổ chức thực hiện hậu kiểm, Bước tính tỷ trọng và xây dựng mô hình.<br /> -<br /> <br /> Những hạn chế của Hệ thống xếp hạng tín dụng của Maritime Bank gồm:<br /> <br /> những hạn chế của hệ thống chỉ tiêu đánh giá, những hạn chế về mô hình đánh giá<br /> cho điểm, những hạn chế của quy trình xếp hạng tín dụng.<br /> Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên của hệ thống xếp hạng<br /> tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Maritime Bank<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2