i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Cho vay là hoạt động cơ bản mang lại thu nhập chủ yếu cho hầu hết các<br />
Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hiện nay. Trong các đối tượng được vay<br />
vốn, các khách hàng doanh nghiệp lớn là đối tượng được các NHTM đặc biệt chú<br />
trọng do nhu cầu vốn và khối lượng từng món vay lớn, năng lực sử dụng vốn khá<br />
tốt. Việc nâng cao chất lượng cho vay đối với đối tượng này mang lại cho các<br />
NHTM hiệu quả cao hơn và rủi ro thấp hơn.<br />
Nhận thức rõ ý nghĩa của việc cho vay đối với các khách hàng doanh nghiệp<br />
lớn, thời gian qua, Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (NHCT)<br />
đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh<br />
nghiệp này. NHCT đã từng bước hình thành chính sách và các biện pháp, quy trình,<br />
sử dụng các hình thức cho vay…phù hợp đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh<br />
nghiệp này. Nguồn vốn của NHCT trở thành là đòn bẩy quan trọng trong quá trình<br />
phát triển của nhiều doanh nghiệp lớn trong nhiều ngành kinh tế trọng điểm như:<br />
dầu khí, điện lực, than và khoáng sản, xi măng…đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho<br />
hoạt động kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp lớn. Dư nợ của khách hàng<br />
doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ, vì vậy hoạt động cho vay<br />
đối với khách hàng doanh nghiệp lớn ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến chất<br />
lượng cho vay của toàn hệ thống NHCT..<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng cho vay đối với<br />
khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHCT vẫn còn một số hạn chế, đó là: dư nợ của<br />
khách hàng doanh nghiệp lớn vẫn chỉ tập trung vào một số Tập đoàn, Tổng công ty<br />
Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHCT còn ở mức cao,<br />
chiếm trên 70% nợ xấu của cả ngân hàng…, do đó rủi ro tín dụng đối với khách<br />
hàng doanh nghiệp lớn là rất cao, trong khi hiệu quả từ hoạt động cho vay khách<br />
hàng doanh nghiệp lớn còn thấp. Do vậy cần khắc phục tình trạng này để góp phần<br />
<br />
ii<br />
<br />
đưa hoạt động cho vay tăng trưởng một cách bền vững. Điều này hoàn toàn không<br />
đơn giản, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên và qua thời gian công tác tại Phòng Khách hàng<br />
doanh nghiệp lớn - Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, trên cơ<br />
sở kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng<br />
cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại cổ phần<br />
Công thương Việt Nam”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
Cơ sở lý luận: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay đối<br />
với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại.<br />
Cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá chất lượng cho vay đối với khách hàng<br />
doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, đánh<br />
giá những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra các nguyên nhân của những hạn<br />
chế đó.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu trường hợp điển hình, cụ thể là hoạt động cho vay đối<br />
với Khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương<br />
Việt Nam, tác giả hi vọng tổng hợp lý thuyết về đề tài nghiên cứu và đề xuất một số<br />
giải pháp, kiến nghị có giá trị không chỉ đối với NHCT trong hoạt động cho vay mà<br />
còn đối với các đối tượng nghiên cứu khác, các ngân hàng thương mại khác.<br />
Luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 03 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về chất lượng cho vay đối với khách hàng<br />
doanh nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp<br />
lớn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng<br />
doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG<br />
CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1.<br />
<br />
Hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân hàng<br />
thương mại<br />
Trên thực tế, không có khái niệm, định nghĩa chính xác về doanh nghiệp lớn<br />
<br />
mà chỉ có khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy thông thường người ta<br />
thường sử dụng phương pháp loại trừ để xác định doanh nghiệp lớn.<br />
Tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo văn bản số<br />
3570/CV-NHCT9 ngày 19/07/2007: “Khách hàng doanh nghiệp lớn là doanh<br />
nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp<br />
nhà nước, hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã có vốn đăng<br />
ký trên 20 tỷ đồng hoặc trên 1,4 triệu USD”.<br />
Hoạt động của các KHDNL cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân<br />
hàng. Hiện nay mặc dù nền kinh tế hiện đại, các dịch vụ của NHTM rất phát triển<br />
nhưng hoạt động cơ bản nhất của NHTM vẫn là hoạt động truyền thống - hoạt động<br />
cấp tín dụng (bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu…), trong đó chủ yếu là hoạt<br />
động cho vay. Đây được coi là hoạt động quan trọng nhất đối với các NHTM. Bởi<br />
phần lớn lợi nhuận của các NHTM có được chủ yếu là thu từ hoạt động này.<br />
Hoạt động cho vay của NHTM được hiểu là hoạt động trong đó ngân hàng<br />
“giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích<br />
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả<br />
cả gốc và lãi”. Hai bên thỏa thuận về số tiền vay, mục đích sử dụng tiền vay, thời<br />
hạn vay, lãi suất và các điều kiện bảo đảm. Khách hàng có trách nhiệm hoàn trả vốn<br />
gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.<br />
1.2.<br />
<br />
Chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn của Ngân<br />
<br />
hàng thương mại<br />
Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại được gọi là có chất lượng khi<br />
<br />
iv<br />
<br />
Ngân hàng thu được lợi đủ cả gốc, lãi và đủ bù đắp rủi ro cho ngân hàng, để sử<br />
dụng vốn một cách tốt nhất. Tuy nhiên, Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu<br />
của mình về chất lượng cho vay nếu không thoả mãn nhu cầu của khách hàng và xã<br />
hội.<br />
Việc nâng cao chất lượng cho vay đối với KHDNL là rất cần thiết đối với<br />
các ngân hàng thương mại cũng như đối với khách hàng.<br />
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh<br />
nghiệp lớn bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu chính:<br />
<br />
<br />
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đối với KHDNL<br />
<br />
<br />
<br />
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay<br />
<br />
<br />
<br />
Nhóm chỉ tiêu về nợ không đủ tiêu chuẩn: Nhóm chỉ tiêu này được coi là<br />
<br />
quan trọng nhất khi xem xét chất lượng cho vay của một ngân hàng, tỷ lệ này cao<br />
chứng tỏ chất lượng cho vay đối với KHDNL thấp, rủi ro cao, khả năng thu hồi các<br />
khoản nợ đúng hạn kém, do vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong bảo đảm khả<br />
năng thanh toán, giảm thu nhập, có thể dẫn đến phá sản.<br />
Mỗi chỉ tiêu đều có tầm quan trọng riêng, vì vậy, khi đánh giá chất lượng cho<br />
vay không thể căn cứ vào một chỉ tiêu cụ thể nào mà phải dựa trên một hệ thống các<br />
chỉ tiêu tổng hợp mới có thể đánh giá được chính xác.<br />
1.3.<br />
<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với khách hàng<br />
<br />
doanh nghiệp lớn của Ngân hàng thương mại<br />
Các nhân tố chủ quan: là các nhân tố thuộc về ngân hàng bao gồm: Chính<br />
sách cho vay; Chất lượng công tác thẩm định, đạo đức nghề nghiệp; Công tác kiểm<br />
tra, giám sát; Thông tin tín dụng; Hoạt động marketing ngân hàng, công nghệ ngân<br />
hàng. Các nhân tố khách quan, bao gồm: Nhân tố thuộc về khách hàng doanh<br />
nghiệp lớn, Nhân tố thuộc về môi trường.<br />
Mỗi nhân tố lại có phạm vi và mức độ tác động khác nhau đến chất lượng cho<br />
vay của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng cho vay đối với KHDNL của NHTM<br />
phải có sự phối hợp tổng thể, chặt chẽ từ tất cả các phía.<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY<br />
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG<br />
VIỆT NAM<br />
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN<br />
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ<br />
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương<br />
mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, có hệ thống<br />
mạng lưới trải rộng toàn quốc với 1 Sở Giao dịch, 150 chi nhánh và 793 phòng giao<br />
dịch, điểm giao dịch.<br />
Trong thời gian qua, NHCT đã tập trung vào cải thiện chất lượng hoạt động<br />
các nghiệp vụ, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng với phương<br />
châm “phát triển, an toàn, hiệu quả, hiện đại”. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của<br />
NHCT luôn đạt và vượt so với kế hoạch (bình quân tăng 10-20%), quy mô huy<br />
động vốn và hoạt động tín dụng không ngừng mở rộng; Chất lượng tín dụng của<br />
NHCT được nâng cao rõ rệt và đổi mới theo hướng đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn,<br />
để có hiệu quả hơn; các dịch vụ cung cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách<br />
hàng, đã góp phần khẳng định vị thế của NHCT trên thị trường tài chính tiền tệ<br />
trong nước và nước ngoài.<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng chất lượng cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp lớn tại<br />
<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam<br />
Nguồn vốn cho vay của NHCT trong các năm qua luôn đóng vai trò quan<br />
trọng hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều<br />
vùng, địa bàn trên cả nước. NHCT là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án<br />
lớn của các KHDNL, là các dự án tầm quốc gia thuộc các ngành sản xuất quan<br />
trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu,<br />
Xi măng, Hoá chất, Dệt may, tiêu biểu như các dự án Nhà máy đạm Cà Mau, Xi<br />
măng Hệ Dưỡng, Xi măng Công Thanh, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, Nhà máy lọc<br />
dầu Dung Quất, các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng xuất khẩu…<br />
<br />