i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Khi một ngân hàng được thành lập và phát triển thì cần phải có vốn bởi vốn<br />
là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh và và đảm bảo khả năng<br />
phát triển bền vững của mình. Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng<br />
và phát triển các dịch vụ mới, cho các chương trình và trang thiết bị mới. Sự bổ<br />
sung vốn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng những văn phòng, chi<br />
nhánh để theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng phục vụ<br />
khách hàng. Vốn đóng vai trò là nền tảng giúp chống đỡ lại rủi ro phá sản vì vốn<br />
được sử dụng để trang trải những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban<br />
lãnh đạo ngân hàng có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại<br />
hoạt động sinh lời.<br />
Trong hoạt động huy động vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi<br />
nhánh Tây Hồ tuy mới thành lập nhưng toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh luôn<br />
xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá<br />
trình góp sức xây dựng và phát triển chi nhánh mới, trên cơ sở lý luận được học tại<br />
trường, em chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân<br />
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ” nhằm góp phần giải<br />
quyết những khó khăn chung của chi nhánh, xây dựng nền tảng vốn mạnh, trường<br />
vốn và ổn định cho chi nhánh.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các bảng<br />
biểu, sơ đồ, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:<br />
Chương 1:<br />
<br />
Lý luận chung về chất lượng huy động vốn của ngân hàng<br />
thương mại.<br />
<br />
Chương 2:<br />
<br />
Thực trạng chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và<br />
Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ.<br />
<br />
Chương 3:<br />
<br />
Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ.<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Giới thiệu chung về hoạt động của Ngân hàng thương mại<br />
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ<br />
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động cơ<br />
bản của NHTM bao gồm nhận tiền gửi, đầu tư và cung cấp các dịch vụ ngân hàng<br />
khác như thanh toán, mua bán ngoại tệ, ….<br />
Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào, NHTM muốn tồn tại và phát triển<br />
phải có vốn. Vốn tác động đến kết cấu tài sản và khả năng sinh lời, hạn chế các rủi<br />
ro trong hoạt động của NHTM. Nguồn vốn của NHTM bao gồm nguồn vốn chủ sở<br />
hữu, nguồn tiền gửi, nguồn vốn vay và các nguồn vốn khác.<br />
<br />
1.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại<br />
1.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTM:<br />
Có thể phân loại vốn huy động thành nhiều hình thức dựa trên các tiêu chí và<br />
mục đích phân loại khác nhau.<br />
Phân loại theo loại vốn huy động: gồm huy động tiền gửi và huy động tiền vay.<br />
Phân loại theo loại tiền tệ: huy động vốn nội tệ và ngoại tệ.<br />
Phân loại theo kỳ hạn huy động: huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn.<br />
Phân loại theo đối tượng: huy động vốn từ cá nhân, hộ gia đình, TCKT,<br />
nguồn khác…<br />
<br />
1.2.2. Khái niệm chất lượng huy động vốn và sự cần thiết phải nâng cao<br />
chất lượng huy động vốn của NHTM:<br />
Chất lượng huy động vốn là kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt được phù<br />
hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân<br />
hàng trong từng thời kỳ.<br />
Các NHTM luôn luôn không ngừng nâng cao chất lượng huy động vốn xuất<br />
<br />
iii<br />
<br />
phát từ nhu cầu phát triển của nội tại ngân hàng. Bên cạnh đó, sự biến động của thị<br />
trường và yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới cũng buộc các ngân<br />
hàng phải nâng cao chất lượng huy động vốn của mình.<br />
<br />
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn của Ngân hàng<br />
thương mại:<br />
Các ngân hàng huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu cầu<br />
thanh khoản, cho vay và điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá chất<br />
lượng huy động vốn của một NHTM phải đánh giá trên nhiều chỉ tiêu:<br />
- Tính ổn định của nguồn vốn qua các thời kì<br />
- Cơ cấu của nguồn vốn huy động<br />
- Chi phí vốn cho huy động và sơ sánh với lợi ích thu được<br />
- Đánh giá sự phù hợp giữa huy động vốn với sử dụng vốn<br />
- Những rủi ro và quản lý rủi ro liên quan đến huy động vốn<br />
<br />
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn của Ngân hàng<br />
thương mại:<br />
1.4.1. Các nhân tố khách quan<br />
Pháp luật và sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; các chính sách của Nhà<br />
nước, đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ; sự phát triển của thị trường tài chính;<br />
điều kiện thị trường và cạnh tranh; đặc điểm của môi trường văn hoá, dân cư.<br />
<br />
1.4.2. Các nhân tố chủ quan<br />
Hiệu quả hoạt động sử dụng vốn; chiến lược kinh doanh của ngân hàng: cơ<br />
chế điều hành, lãi suất và các hình thức huy động vốn; uy tín của ngân hàng, quy<br />
mô vốn chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức của ngân hàng; hoạt động marketing; mạng lưới<br />
hoạt động, trình độ và thái độ của nhân viên; cơ sở vật chất trang thiết bị, công nghệ<br />
ngân hàng, chất lượng dịch vụ cung cấp.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN<br />
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH<br />
TÂY HỒ<br />
2.1. Khái quát về BIDV Tây Hồ:<br />
Năm 2008, trên cơ sở tách chi nhánh từ BIDV Hà Nội, BIDV Tây Hồ chính<br />
thức được thành lập theo quyết định số 717/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2008 của Hội<br />
đồng quản trị BIDV. Chi nhánh BIDV Tây Hồ là một chi nhánh độc lập, trực thuộc<br />
BIDV Việt Nam, trụ sở tại 278 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Hoạt động kinh doanh<br />
của BIDV Tây Hồ bao gồm huy động vốn, các nghiệp vụ tín dụng và đầu tư, các<br />
dịch vụ ngân hàng khác.<br />
<br />
2.2. Thực trạng chất lượng huy động vốn tại BIDV Tây Hồ:<br />
2.2.1. Các hình thức huy động vốn<br />
Huy động vốn, bao gồm cả dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, tài<br />
chính, các loại hình vốn tiền gửi, vốn vay và vốn khác. Chi nhánh đã tích cực tiếp<br />
thị khách hàng, đặc biệt các sản phẩm mới như tiền gửi tích luỹ hoa hồng, tiết kiệm<br />
tích luỹ bảo an, tiết kiệm dự thưởng, rồng vàng Thăng Long… thu hút được nhiều<br />
khách hàng tham gia với số dư tiền gửi lớn.<br />
<br />
2.2.2. Quy mô nguồn vốn huy động:<br />
Quy mô huy động vốn được thể hiện qua tổng số dư nguồn vốn huy động<br />
qua các thời kì, số liệu như sau:<br />
Chỉ tiêu (tỷ đồng)<br />
Huy động vốn cuối kì (luỹ kế)<br />
Huy động vốn bình quân (luỹ kế)<br />
<br />
T12/2008<br />
<br />
T6/2009<br />
<br />
T12/2009<br />
<br />
T6/2010<br />
<br />
200<br />
<br />
625<br />
<br />
928<br />
<br />
1842<br />
<br />
-<br />
<br />
462<br />
<br />
607<br />
<br />
1158<br />
<br />
Nguồn vốn huy động cuối kì đạt 1.842 tỷ đồng, hoàn thành 148% kế hoạch<br />
TƯ giao quý II/2010; tăng tuyệt đối sấp sỉ 1000 tỷ đồng và tăng tương đối 295% so<br />
với cùng kì 2009; tăng trưởng 98% so với cuối năm 2009.<br />
<br />
v<br />
<br />
2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn:<br />
a. Cơ cấu theo nhóm khách hàng:<br />
Nguồn vốn dân cư đạt 350 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19% tổng nguồn huy<br />
động, tăng tuyệt đối 178 tỷ đồng so với cùng kì 2009, hoàn thành 97% kế hoạch quý<br />
II. Nguồn vốn TCKT đạt 440 tỷ đồng, chiếm 24% . tăng 384 tỷ đ, hoàn thành 102%<br />
kế hoạch quý II. Nguồn vốn DCTC đạt 1052 tỷ đ, tăng 992 tỷ đ, chiếm 57% .<br />
b. Cơ cấu theo kỳ hạn<br />
Huy động vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng 12%, tăng 10% so với cùng kì<br />
năm 2009. Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn từ 12<br />
tháng trở xuống, chiếm 88%.<br />
c. Cơ cấu theo loại tiền<br />
Loại tiền VND là 1.738 tỷ đ, tăng 1.177 tỷ đ so với cùng kì năm 2009, chiếm<br />
tỷ trọng 94.3%. Ngoại tệ quy đổi đạt 104 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đ so với cùng kì năm<br />
2009, chiếm 5.7%.<br />
<br />
2.2.4. Chi phí huy động vốn:<br />
Tại BIDV Tây Hồ, do nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên cộng với<br />
lãi suất huy động có xu hướng tăng dần theo thời gian nên chi phí huy động vốn<br />
cũng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể.<br />
<br />
STT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Số dư đến 30/06/2010<br />
<br />
Tỷ trọng<br />
<br />
(tỷ đồng)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
A<br />
<br />
Nguồn vốn huy động<br />
<br />
1842<br />
<br />
B<br />
<br />
Tổng chi phí cho HĐKD<br />
<br />
118<br />
<br />
100<br />
<br />
1<br />
<br />
Chi phí trả lãi tiền gửi<br />
<br />
49.4<br />
<br />
42<br />
<br />
2<br />
<br />
Chi phí điều chuyển vốn nội bộ<br />
<br />
56.8<br />
<br />
48<br />
<br />
3<br />
<br />
Chi phí dịch vụ<br />
<br />
2.1<br />
<br />
0.18<br />
<br />
4<br />
<br />
Chi phí quản lý<br />
<br />
9.7<br />
<br />
8.2<br />
<br />
Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm đến 42% tổng chi phí hoạt động kinh doanh<br />
của chi nhánh. Chi phí điều chuyển vốn nội bộ chiếm đến 48% tổng chi phí và là<br />
<br />