intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM. Mô tả, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam<br /> cũng đang trong quá trình đổi mới, và đã đạt được những thành công nhất định. Xu<br /> thế hội nhập, cạnh tranh ngày một diễn ra gay gắt đặt hệ thống ngân hàng Việt Nam<br /> trước những vận hội mới cũng như những khó khăn phải đối mặt. Hoạt động của<br /> ngân hàng đạt kết quả tốt sẽ tạo điều kiện rất lớn cho nền kinh tế phát triển và<br /> ngược lại ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát<br /> triển của cả nền kinh tế, thẩm chí cả nền kinh tế thế giới.<br /> Hoà vào nhịp đổi mới toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long<br /> cũng có sự đổi mới đáng khích lệ. Nhiều năm qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương<br /> Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long là ngân hàng cung cấp và quản lý vốn cho các<br /> doanh nghiệp hoạt động trong tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Hiện nay, trước<br /> yêu cầu mở cửa thị trường tài chính dịch vụ theo các cam kết quốc tế của Việt Nam,<br /> Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long nói riêng và<br /> Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung đang trong quá trình thực hiện<br /> đề án tái cơ cấu lại một cách toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân<br /> hàng. Một trong những mục tiêu cơ bản trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu này<br /> là nâng cao chất lượng hoạt động cấp tín dụng.<br /> Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại<br /> (NHTM), song hàm chứa rủi ro cao, vì vậy chất lượng tín dụng luôn là vấn đề được<br /> quan tâm và đặt lên hàng đầu. Thực tế, chất lượng tín dụng của các NHTM ở Việt<br /> Nam chưa cao, nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao là nguy cơ hiện hữu với các ngân<br /> hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long cũng<br /> không là ngoại lệ của thực tiễn đó. Làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng của<br /> Chi nhánh đang là đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.<br /> Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại<br /> Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long” đã được chọn<br /> làm đề tài nghiên cứu của luận văn nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc đó. Do phạm trù<br /> nghiên cứu chất lượng tín dụng tại ngân hàng rất rộng nên với thời gian và năng lực<br /> <br /> ii<br /> <br /> có hạn, tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu tín dụng dưới hình thức cho vay của<br /> NHTM với các chủ thể của nền kinh tế.<br /> Mục đích nghiên cứu của luận văn là:<br /> - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM.<br /> - Mô tả, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP<br /> Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.<br /> - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân<br /> hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.<br /> Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của NHTM.<br /> Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại<br /> thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long từ năm 2010 đến nay.<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG<br /> TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1.<br /> <br /> Tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br /> <br /> <br /> <br /> Khái quát về Ngân hàng thương mại<br /> <br /> Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những định chế tài chính mà<br /> đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận<br /> tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung<br /> cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã<br /> hội. Như vậy NHTM là một doanh ngiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín<br /> dụng.<br /> Các hoạt động chủ yếu của NHTM: Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín<br /> dụng và đầu tư, các hoạt động dịch vụ tài chính khác<br /> <br /> <br /> Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br /> <br /> Hoạt động tín dụng là hoạt động cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho<br /> các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vay vốn của ngân<br /> hàng. Tín dụng là hoạt động truyền thống của NHTM và đến nay vẫn được coi là<br /> nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng.<br /> Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm<br /> đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời như: Khách hàng phải cam kết hoàn trả<br /> vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định; Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng<br /> theo đúng mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái với quy định của<br /> pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên; Vốn vay phải có giá trị<br /> tương đương làm đảm bảo.<br /> Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và<br /> mục tiêu quản lý của ngân hàng, sau đây là một số cách phân loại chủ yếu như: theo<br /> hình thức cấp tín dụng, theo thời gian, theo biện pháp đảm bảo tiền vay .v.v.<br /> 1.2.<br /> <br /> Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại<br /> <br /> Chất lượng tín dụng được hiểu là phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời<br /> của hoạt động tín dụng ngân hàng.<br /> Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của NHTM bao gồm: Nhóm chỉ<br /> tiêu an toàn (Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ cho vay có tài<br /> <br /> iv<br /> <br /> sản bảo đảm, Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, Nợ xử lý ngoại bảng, Lãi cho vay chậm<br /> thu) và Nhóm chỉ tiêu sinh lời: Thu nhập từ hoạt động tín dụng.<br /> Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bao gồm Các nhân tố khách<br /> quan (Các nhân tố thuộc về khách hàng như Năng lực của khách hàng, uy tín của<br /> khách hàng, tính khả thi và có hiệu quả của phương án, dự án vay; Các nhân tố<br /> thuộc về môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội) và Các nhân tố chủ quan (Chất<br /> lượng nhân sự, Năng lực thẩm định, giám sát và xử lý tín dụng, Công tác tổ chức<br /> cán bộ, Chính sách tín dụng, Thông tin tín dụng, Nguồn vốn của ngân hàng, Hệ<br /> thống công nghệ thông tin, Kiểm soát nội bộ).<br /> <br /> v<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI<br /> NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM<br /> CHI NHÁNH THĂNG LONG<br /> 2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt<br /> Nam - Chi nhánh Thăng Long.<br /> Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi<br /> nhánh Thăng Long, gồm có: Hoạt động huy động vốn, các hoạt động dịch vụ, công<br /> tác kiểm tra nội bộ, kết quả kinh doanh.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ<br /> <br /> phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long<br /> Đón đầu được những khó khăn trong công tác đẩy mạnh tín dụng năm 2012,<br /> VCB Thăng Long đã có những quyết định linh hoạt trong việc cung cấp các gói tín<br /> dụng với lãi suất ưu đãi, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của<br /> Chính Phủ. Nhờ vậy, dư nợ tín dụng năm 2012 của VCB Thăng Long tăng 22,1%<br /> so với cuối năm 2011, cao hơn nhiều so mức tăng trưởng của toàn ngành (8,91%).<br /> Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm<br /> soát chất lượng tín dụng nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn rủi ro tín dụng, Chi<br /> nhánh đã giảm thiểu được nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu thực tế đến cuối năm 2012 của Chi<br /> nhánh chỉ còn 1,2%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu 2012 do Trung ương giao (dưới 3%). Dư<br /> nợ tại Chi nhánh chủ yếu là Nợ nhóm 1, và hầu như các khoản vay đều có tái sản<br /> bảo đảm. Cơ cấu dư nợ đã có những bước chuyển biến đáng kể.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ<br /> <br /> phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long<br /> <br /> <br /> Thực trạng chất lượng tín dụng thông qua một số chỉ tiêu đánh giá<br /> <br /> Nợ quá hạn và nợ xấu tại VCB Thăng Long là tương đối an toàn, phát sinh ở<br /> mức độ thấp so với toàn hệ thống. Năm 2012, Chi nhánh đã thu hồi được 1,5 tỷ<br /> ngoại bảng so với năm 2011.<br /> Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 60% đến 75% và đang có xu<br /> hướng giảm. Lãi cho vay chậm thu của VCB Thăng Long tăng dần qua các năm<br /> nhưng nếu xét về % so với tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ này là không<br /> cao, luôn dưới 20%.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2