TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN<br />
Sự phát triển của tiền tệ, tín dụng, ngân hàng có tác động rất mạnh mẽ tới việc<br />
thúc đẩy kinh tế đồng thời trở thành lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với sức mạnh của nền<br />
kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ thì bao giờ cũng đi kèm với các rủi ro<br />
tiềm ẩn. Đáp ứng yêu cầu thông tin cần thiết cho việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng<br />
và đánh giá tình hình doanh nghiệp, nhiều tổ chức trên thế giới đã cung cấp các thông tin<br />
về xếp hạng tín dụng (XHTD) của doanh nghiệp như là một kênh thông tin tham khảo<br />
quan trọng giúp các Ngân hàng và nhà đầu tư lựa chọn được những khách hàng tốt, có<br />
tiềm lực tài chính cao. Thông tin XHTD còn giúp Ngân hàng Nhà nước hoạch định các<br />
chính sách phù hợp cho từng thành phần kinh tế, từng ngành kinh tế.<br />
Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng nhà nước (CIC SBV) là tổ chức công đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và thực hiện nghiệp vụ xếp<br />
hạng tín dụng các doanh nghiệp trong đó đại đa số là các DN vừa và nhỏ được thành<br />
lập và hoạt động tại Việt Nam. Từ khi thực hiện Bản đề án phân tích đầu tiên từ năm<br />
2002 tới nay, trải qua hơn 10 năm thực hiện và tích lũy kinh nghiệm, nghiệp vụ xếp<br />
hạng tín dụng đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa theo kịp được yêu cầu thông tin<br />
cho khách hàng.<br />
Xuất phát từ thực tế trên tác giả chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng xếp hạng tín<br />
dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam”<br />
làm luận văn thạc sĩ của mình.<br />
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương như sau:<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG<br />
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA<br />
Trong chương này, tác giả trình bày khái quát về chất lượng xếp hạng tín dụng<br />
DNNVV đối với các tổ chức trong nền kinh tế thị trường. Khái niệm, đặc điểm, vai trò<br />
DNNVV; Khái quát, yêu cầu, chủ thể, đối tượng, vai trò và nội dung cơ bản của xếp hạng<br />
tín dụng DNNVV. Tại đây tác giả đi sâu nghiên cứu các phương pháp, qui trình, dùng để<br />
xếp hạng tín dụng DNNVV gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.<br />
Đặc biệt, tác giả đã làm rõ hơn về khái niệm chất lượng xếp hạng tín dụng<br />
DNNVV và nêu ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng xếp hạng tín dụng: Nguồn thông<br />
tin đầu vào và các loại dữ liệu được sử dụng, Quy trình xếp hạng, Chỉ tiêu xếp hạng,<br />
Phân loại ngành kinh tế và quy mô hoạt động doanh nghiệp<br />
Tác giả cũng làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xếp hạng tín dụng<br />
DNNVV gồm nhân tố khách quan và chủ quan. Đồng thời, tác giả đưa ra những kinh<br />
nghiệm xếp hạng tín dụng của một số tổ chức trong, ngoài nước (như Phương pháp xếp<br />
hạng tín dụng DN của Moody’s và Standar&Poor, Ngân hàng Trung ương Pháp, BIDV<br />
…), từ đó rút ra bài học cho Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Đây là cơ<br />
sở khoa học cho việc nghiên cứu đề tài ở các chương tiếp theo của Luận văn.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG<br />
<br />
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TRUNG TÂM<br />
THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
Trong chương này, trước hết tác giả giới thiệu khái quát về Trung tâm thông tin<br />
tín dụng Quốc gia Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển, Chức năng nhiệm vụ,<br />
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng của CIC. Đặc biệt đưa ra các sản phẩm dịch vụ<br />
của CIC gồm: sản phẩm thông tin tín dụng trong nước; Báo cáo xếp hạng tín dụng; Báo<br />
cáo thông tin DN ngoài nước; Bản tin thông tin tín dụng định kỳ và Website cảnh báo<br />
tín dụng.<br />
Tiếp theo, tác giả đi sâu phân tích thực trạng về chất lượng hoạt động xếp hạng<br />
tín dụng DNNVV tại CIC đối chiếu qua các năm từ 2010-2014. Khái quát quá trình<br />
thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng tại CIC từ những năm đầu triển khai thí điểm<br />
đề án tới khi thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.<br />
Tác giả phân tích chất lượng hoạt động xếp hạng tín dụng căn cứ theo bộ chỉ tiêu<br />
đánh giá: từ phương pháp áp dụng; Nguồn thông tin đầu vào; Qui trình xếp hạng; Các<br />
chỉ tiêu xếp hạng (gồm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, chỉ tiêu quan hệ tín dụng);<br />
Phân loại ngành kinh tế và qui mô doanh nghiệp (Do có những đặc thù riêng, nên CIC<br />
phân loại DN thành 35 ngành kinh tế cơ bản có tính bao trùm trong nền kinh tế quốc<br />
dân, có đặc điểm tương đối cách biệt về vốn, tài sản, doanh thu, chu kỳ sản xuất kinh<br />
doanh…) và qui mô hoạt động dựa trên 4 tiêu thức cơ bản để xác định như nguồn vốn<br />
kinh doanh, số lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách nhà nước… Tính điểm và<br />
đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng DNNVV, từ đó xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng<br />
của DNNVV. Trên cơ sở đó tác giả đã có những đánh giá kết quả đạt được:<br />
- Về phương pháp phân tích: Phương pháp xếp hạng tín dụng DNNVV đã học<br />
tập kinh nghiệm của một số nước và áp dần theo thông lệ chung của quốc tế. Các bước<br />
tiến hành phân tích, đánh giá, xếp hạng đầy đủ theo một qui trình tương đối phổ biến.<br />
Các chỉ tiêu phân tích tương đối gọn, cách cho điểm khoa học, có căn cứ lý thuyết và<br />
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam và được WB, Ngân hàng<br />
<br />
phát triển châu Á (ADB) nhận xét đánh giá cao.<br />
- Về hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Việc lượng hoá các<br />
chỉ tiêu này thành thang điểm trong tổng điểm chung là căn cứ, cơ sở chung và những kinh<br />
nghiệm quí báu giúp nhiều cơ quan đặc biệt là NHTM học tập, áp dụng để xây dựng cho<br />
mình một phương pháp xếp hạng với những đặc trưng riêng…<br />
Và tìm ra được 5 hạn chế, tồn tại về:<br />
- Sản phẩm đầu ra về XHTD DNNVV hiện nay của CIC còn đơn điệu chưa phong<br />
phú<br />
- Chưa bao quát hết doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
- Chất lượng thông tin chưa cao<br />
- Hệ thống chỉ tiêu chưa đầy đủ.<br />
- Số liệu chưa cập nhật, đồng bộ.<br />
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số tồn tại trên của nghiệp vụ XHTD tại CIC:<br />
- Hiện tại Nhà nước chưa có các chỉ tiêu khung hoặc định hướng chung cho<br />
XHTD DN tại Việt Nam<br />
- Nguồn nhân lực trong XHTD DNNVV còn chưa có kỹ năng chuyên sâu về<br />
nghiệp vụ<br />
- Một số lãnh đạo NHTM chưa thực sự quan tâm và chưa kiên quyết chỉ đạo thực<br />
hiện nghiệp vụ thông tin tín dụng<br />
- Nghiệp vụ XHTD DN còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên có rất ít các đối tượng<br />
quan tâm tìm hiểu<br />
- Việc tuân thủ chế độ kế toán vẫn chưa được doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nên<br />
độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa cao<br />
- DNNVV thường ít khi kiểm toán BCTC nên mức độ chính xác của BCTC là<br />
không cao<br />
Đây là cơ sở để đưa ra nhóm giải pháp, kiến nghị tại chương 3.<br />
<br />
CHƯƠNG 3<br />
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI<br />
<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
Từ những phân tích có cơ sở tại chương 2 và định hướng hoạt động xếp hạng<br />
tín dụng DNNVV tại CIC trong thời gian tới:<br />
- Xây dựng và hoàn thiện chương trình XHTD DNNVV theo hướng đi sâu vào<br />
từng loại hình doanh nghiệp; xây dựng các phương pháp, chỉ tiêu xếp hạng tín dụng riêng<br />
cho doanh nghiệp quy mô trung bình và quy mô nhỏ; Đồng thời cũng nâng cao chất<br />
lượng sản phẩm XHTD, đáp ứng được các yêu cầu về thông tin tham khảo đối với các<br />
TCTD và của chính doanh nghiệp.<br />
- Điều chỉnh chỉ tiêu trung bình ngành theo thống kê hàng năm cho sát với thực<br />
tiễn hoạt động của doanh nghiệp.<br />
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện tại để có<br />
thể có được chuyên gia mạnh trong lĩnh vực này.<br />
- Quan tâm đẩy mạnh đầu ra của sản phẩm XHTD DNNVV, tăng cường tiếp cận<br />
khách hàng là doanh nghiệp được xếp hạng để có thể dễ dàng thu thập các thông tin từ<br />
phía doanh nghiệp, giới thiệu và nâng cao uy tín của CIC với nhiều đối tượng khách hàng<br />
khác nhau.<br />
Từ đó luận văn đưa ra một số nhóm giải pháp và kiến nghị đối với các đơn vị<br />
liên quan cụ thể:<br />
Một là, Nhóm giải pháp trực tiếp liên quan tới nội dung, phương pháp Xếp hạng<br />
tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
- Nâng cao chất lượng, độ tin cậy nguồn thông tin đầu vào: Thu thập thông tin qua<br />
hệ thống file truyền dữ liệu trong hệ thống ngân hàng; Thu thập thông tin từ các Bộ, Ban,<br />
Ngành; Thu thập thông tin từ doanh nghiệp; Thu thập thông tin từ các cơ quan thông tin<br />
báo chí, trên mạng internet<br />
- Điều chỉnh lại phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Sử<br />
dụng phương pháp chuyên gia nhiều hơn; Phân loại chi tiết ngành kinh tế; Thay đổi lại<br />
phương pháp tính toán trọng số và gia tăng điểm cho chỉ tiêu phi tài chính; Bổ sung thêm<br />
<br />