LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đứng trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn những năm gần đây, các<br />
lĩnh vực sản xuất đều gặp khó khăn, người dân cắt bớt chi tiêu…Tuy nhiên, các<br />
mặt hàng thiết yếu gắn với nhu cầu con người thì không giảm, đặc biệt là điện<br />
năng. Các dự án thủy điện, từ thủy điện công suất lớn cấp quốc gia đến các thủy<br />
điện vừa và nhỏ do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư, đều là những dự án được ưu<br />
tiên hàng đầu. Bắt kịp nhu cầu vốn của các dự án thủy điện, các ngân hàng thương<br />
mại đã đưa ra các gói sản phẩm tín dụng cho vay dự án thủy điện cũng như quy<br />
trình, thủ tục cho vay lĩnh vực này.<br />
Cho vay các dự án thủy điện là một trong những hoạt động truyền thống của<br />
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Chi nhánh<br />
Sơn La nói riêng. Đối với BIDV Chi nhánh Sơn La, trong những năm qua hoạt<br />
động cho vay đối với các dự án thủy điện tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng<br />
khích lệ, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục đặc biệt là trong giai<br />
đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm đánh giá một cách cụ thể và chính xác hiệu<br />
quả cho vay đối với các dự án thủy điện, qua đó đưa ra các giải pháp góp phần<br />
khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả cho vay tại BIDV Chi<br />
nhánh Sơn La, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thủy<br />
điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Sơn<br />
La ” để nghiên cứu.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Hệ thống hoá những vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay đối với dự<br />
án thủy điện của ngân hàng thương mại.<br />
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thủy điện tại Ngân<br />
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Sơn La.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay các dự án thủy điện của ngân hàng<br />
thương mại<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về thời gian<br />
+ Về không gian<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như:<br />
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu<br />
- Phương pháp phân tích:<br />
5. Kết cấu của Luận văn<br />
Ngoài lời mở đầu và kết luận, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 phần,<br />
mỗi phần là 1 chương. Bao gồm:<br />
Chương 1: Lý luận về hiệu quả cho vay các dự án của ngân hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay các dự án thủy điện tại Ngân hàng<br />
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La.<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các dự án thủy điện tại<br />
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La.<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC<br />
DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Hoạt động cho vay các dự án của Ngân hàng thương mại<br />
1.1.1. Khái quát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại<br />
Tại Việt Nam quyết định 1627/2001_QĐ_NHNN ngày 31/12/2001 của thống<br />
đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với<br />
khách hàng đã định nghĩa “cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân<br />
hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và<br />
thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.<br />
1.1.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại<br />
Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự<br />
đa dạng trong mục đích vay vốn của khách.<br />
Theo tiêu chí loại hình cho vay, có thể có các hình thức cho vay như sau:<br />
Thấu chi:<br />
Cho vay trực tiếp từng lần<br />
Cho vay theo hạn mức:<br />
Cho vay luân chuyển:<br />
Cho vay trả góp<br />
Theo tiêu chí thời gian cho vay, có thể chia thành các hình thức sau đây:<br />
Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn ngắn, thường là dưới 12 tháng<br />
Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.<br />
<br />
Cho vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời gian dài (từ 5 năm trở lên và<br />
có thể kéo dài đến 20 – 30 năm), để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn.<br />
Theo tiêu chí tài sản đảm bảo cho khoản vay có thể có các hình thức:<br />
Cho vay có tài sản đảm bảo: Khi để được chấp thuận cho vay, người đi vay<br />
phải đáp ứng điều kiện về tài sản đảm bảo.<br />
Cho vay không có tài sản đảm bảo: Người đi vay không cần thiết phải có tài<br />
sản đảm bảo mới được chấp thuận cho vay.<br />
1.1.3. Cho vay dự án của Ngân hàng thương mại:<br />
1.1.3.1. Khái niệm dự án:<br />
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện<br />
trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là<br />
nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa<br />
mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến.<br />
1.1.3.2. Nội dung dự án:<br />
Để có thể hoàn thành được hiệu quả một dự án, khi thành lập dự án phải hiểu<br />
một dự án đầu tư cần có các nội dung để xem xét như sau:<br />
*Xác định các chi phí thực hiện dự án bao gồm: chi phí vốn đầu tư, chi phí<br />
sản xuất.<br />
* Để đảm bảo chất lượng dự án, quản lý được tính hiệu quả của dự án sau khi<br />
hoàn thành, ta phải xem xét các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của các dự án. Thông<br />
thường ta xác định các chỉ tiêu sau: giá trị hiện tại ròng, tỷ suất thu lợi nội tại, chỉ<br />
số lợi ích/ chi phí.<br />
1.1.3.3. Cho vay dự án của Ngân hàng thương mại:<br />
* Nguyên tắc cho vay: Bất kỳ một khoản vay nào phát sinh đều phải tuân thủ<br />
theo các nguyên tắc sau (được quy định trong quyết định 1627/2001/QĐNHNN Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng):<br />
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng<br />
- Phải hoàn trả gốc và lãi đúng hạn<br />
* Nội dung quy trình cho vay của NHTM: Nhìn chung, một quy trình cho<br />
vay vẫn phải tuân theo 6 bước:<br />
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ<br />
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình<br />
Bước 3: Quyết định<br />
Bước 4: Ký hợp đồng<br />
Bước 5: Giải ngân<br />
Bước 6: Tổ chức giám sát và thu hồi nợ<br />
<br />
1.2. Hiệu quả cho vay các dự án của ngân hàng thương mại<br />
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay:<br />
Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất<br />
nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân<br />
hàng.<br />
1.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay các dự án<br />
Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng quy mô cho vay:<br />
* Chỉ tiêu 1: Tăng trưởng dư nợ cho vay (quy mô tín dụng) là tổng số dư tiền<br />
cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng hay toàn bộ<br />
khách hàng tại một thời điểm xác định.<br />
* Chỉ tiêu 2: Tỷ trọng cho vay dự án<br />
Dư nợ cho vay dự án<br />
Tỷ trọng cho vay dự án =<br />
Tổng dư nợ tín dụng<br />
Thứ hai, các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu cho vay dự án<br />
Cơ cấu cho vay dự án là tỷ trọng dư nợ từng loại hình dự án cho vay so với<br />
tổng dư nợ cho vay các dự án của một ngân hàng thương mại. Sự biến động của<br />
chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng đang chú trọng tới các loại hình cho vay dự án<br />
nào tại từng giai đoạn.<br />
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn hoạt động cho vay:<br />
Tỉ lệ nợ quá hạn:<br />
Dư nợ quá hạn cho vay dự án<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay =<br />
Tổng dư nợ cho vay dự án<br />
Thứ tư, nhóm chỉ tiêu đánh giá thu nhập, lợi nhuận từ cho vay:<br />
* Chỉ tiêu 1: Tỷ suất sinh lợi cho vay dự án<br />
<br />
Tỷ suất sinh lợi cho vay dự án =<br />
<br />
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay<br />
dự án<br />
Dư nợ cho vay dự án<br />
<br />
Lợi nhuận từ cho vay dự án = Doanh thu từ cho vay dự án (1) – Chi phí trả<br />
lãi (2) – Dự phòng rủi ro (3)<br />
Việc phân tích chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời từ hoạt<br />
động cho vay dự án và mối tương quan giữa các chỉ tiêu ở trên đưa lại kết quả<br />
kinh doanh cho Ngân hàng:<br />
Doanh thu từ cho vay dự án = Dư nợ x Lãi suất cho vay. Do vậy nếu tăng dư<br />
nợ sẽ tăng doanh thu.<br />
<br />
Dự phòng rủi ro phụ thuộc vào nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng. Vì vậy<br />
nếu tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng tăng cao, thì mức trích lập dự phòng<br />
rủi ro cũng tăng cao dẫn tới lợi nhuận cho vay dự án cũng giảm.<br />
1.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án<br />
Trên giác độ ngân hàng, có rất nhiều biện pháp sử dụng để nâng cao hiệu quả<br />
cho vay. Tuy nhiên, những biện pháp sau là các biện pháp trọng yếu mà bất cứ<br />
một Ngân hàng nào cũng cần chú trọng để nâng cao hiệu quả cho vay:<br />
Thứ nhất, cần có một quy trình cho vay các dự án hợp lý và thực hiện đúng<br />
theo quy trình này.<br />
Thứ hai, cần có chính sách tín dụng quản trị rủi ro tốt cho vay dự án.<br />
Thứ ba, chất lượng dịch vụ và chuyên môn hóa trong quá trình cho vay dự án<br />
của Ngân hàng.<br />
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay các dự án<br />
1.2.4.1. Từ phía ngân hàng<br />
Thứ nhất, chiến lược phát triển của ngân hàng:<br />
Thứ hai, hệ thống thông tin tín dụng:<br />
Thứ ba, công tác huy động vốn đầu vào của ngân hàng:<br />
Thứ tư, trang thiết bị công nghệ ngân hàng:<br />
1.2.4.2. Từ phía các doanh nghiệp.<br />
Thứ nhất, năng lực tài chính của các chủ đầu tư:<br />
Thứ hai, cơ chế và trình độ quản lý của các doanh nghiệp đầu tư:<br />
Thứ ba, văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư:<br />
1.2.4.3. Các nhân tố khác<br />
Thứ nhất là môi trường kinh tế.<br />
Thứ hai là môi trường pháp lý.<br />
Thứ ba là môi trường chính trị - xã hội.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DỰ ÁN<br />
THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ<br />
PHÁT TRIỂNVIỆT NAM-CHI NHÁNH SƠN LA<br />
2.1. Giới thiệu về BIDV Chi nhánh Sơn La<br />
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của BIDV Chi nhánh Sơn La<br />
<br />