LỜI MỞ ĐẦU<br />
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày<br />
càng phát triển, hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa các<br />
quốc gia ngày càng gia tăng. Theo đó, hoạt động thanh toán quốc tế trở thành một hoạt<br />
động thiết yếu, cần được quan tâm phát triển. Các phương thức thanh toán quốc tế được<br />
sử dụng hiện này bao gồm: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ (L/C). Trong đó, tín<br />
dụng chứng từ được coi là phương thức thanh toán ưu việt, an toàn và được sử dụng khá<br />
phổ biến bởi các nhà xuất nhập khẩu.<br />
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ<br />
chức thương mại quốc tế (WTO). Sự kiện này đã đánh dấu một mốc son lịch sử trong<br />
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời đặt ra nhiều thời cơ và<br />
thách thức của quá trình hội nhập cần giải quyết. Một trong những thời cơ đó chính là<br />
việc tăng cường và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa trong và ngoài<br />
nước, đặt ra yêu cầu tất yếu là cần phát triển thanh toán quốc tế nhằm tăng cường sự lưu<br />
thông hàng hóa và thanh toán thuận tiện hơn.<br />
Hiểu rõ được yêu cầu tất yếu đó, cũng như nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam,<br />
trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đã không<br />
ngừng xây dựng và phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế mới, đặc biệt là các sản<br />
phẩm liên quan đến nghiệp vụ chứng từ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng<br />
thời luôn nỗ lực nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc và<br />
ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng<br />
chứng từ. Tuy vậy, trên thực tế, thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ<br />
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt chưa thực sự đạt kết quả tốt,<br />
chưa đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo ngân hàng. Việc tìm ra nguyên nhân cũng<br />
như giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đó là nhu cầu cấp bách và cần thiết đặt ra<br />
cho ban lãnh đạo ngân hàng nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng.<br />
Chính vì vậy, tác giả xin được chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh<br />
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ<br />
phần Bưu điện Liên Việt”.<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ<br />
BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các<br />
hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay<br />
cá nhân nước khác hoặc giữa một quốc gia này với một tổ chức quốc tế, thường được<br />
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan”.<br />
<br />
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế<br />
Thứ nhất, TTQT tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh của<br />
NHTM.<br />
Thứ hai, TTQT góp phần tăng thu nhập cho NHTM.<br />
Thứ ba, TTQT làm tăng tính thanh khoản của NHTM.<br />
Thứ tư, TTQT giúp tăng cường quan hệ đối ngoại.<br />
<br />
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu<br />
Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu bao gồm: chuyển tiền, nhờ thu và tín<br />
dụng chứng từ.<br />
<br />
1.2. Thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng<br />
thƣơng mại<br />
1.2.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ<br />
Theo điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Tín dụng<br />
chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi hoặc mô tả như thế nào, thể hiện<br />
một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán<br />
khi xuất trình phù hợp”.<br />
<br />
1.2.2. Quy trình nghiệp vụ<br />
4<br />
<br />
Người yêu cầu mở<br />
L/C<br />
<br />
Người thụ hưởng<br />
<br />
Hợp đồng ngoại thương<br />
<br />
8<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
Ngân hàng phát hành<br />
(NHPH)<br />
<br />
Ngân hàng thông báo<br />
5<br />
<br />
(NHTB)<br />
<br />
6<br />
<br />
Sơ đồ 1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ<br />
Để tìm hiểu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ta cần tìm hiểu về thư tín<br />
dụng như dưới đây:<br />
<br />
1.2.3. Khái niệm của thư tín dụng<br />
“Thư tín dụng là một văn bản (thư hoặc điện tín) do ngân hàng phát hành mở ra trên<br />
cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người<br />
hưởng lợi nếu người đó xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thư<br />
tín dụng”.<br />
<br />
1.2.4. Đặc điểm của thư tín dụng<br />
Đặc điểm quan trọng nhất của thư tín dụng đó là thư tín dụng không phụ thuộc<br />
vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó người ta tiến hành mở<br />
L/C).<br />
<br />
1.2.5. Phân loại thư tín dụng<br />
Tùy thuộc vào các tiêu chí phân loại như: công dụng, thời hạn thanh toán,… mà thư<br />
tín dụng được phân thành các loại khác nhau.<br />
<br />
1.2.6. Rủi ro đối với ngân hàng trong thanh toán quốc tế bằng phương thức<br />
tín dụng chứng từ<br />
Trong quá trình tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín<br />
dụng chứng từ, ngân hàng có thể gặp các loại rủi ro bao gồm: Rủi ro kỹ thuật (tác<br />
nghiệp), rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro ngân hàng đại lý, rủi ro chính trị pháp luật,<br />
rủi ro đạo đức.<br />
<br />
1.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng<br />
chứng từ tại ngân hàng thƣơng mại<br />
1.3.1. Quan niệm về hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng<br />
chứng từ<br />
Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một<br />
phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán<br />
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ theo đó hiệu quả đạt được khi với cùng một<br />
mức chi phí bỏ ra, ngân hàng thu được lợi nhuận cao nhất.<br />
<br />
1.3.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng<br />
chứng từ<br />
Hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ có thể được đo<br />
lường qua một số chỉ tiêu như: Doanh thu thực hiện được từ hoạt động thanh toán quốc tế<br />
bằng phương thức tín dụng chứng từ; Chi phí của hoạt động thanh toán quốc tế bằng<br />
phương thức tín dụng chứng từ; Doanh số thanh toán quốc tế; Tỷ lệ tăng trưởng hằng<br />
năm về doanh thu của hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ; Tỷ trọng<br />
doanh số thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ trên doanh số TTQT; Tỷ lệ giữa lợi<br />
nhuận TTQT bằng tín dụng chứng từ so với doanh thu TTQT bằng tín dụng chứng từ; Tỷ<br />
lệ giữa chi phí TTQT bằng tín dụng chứng từ so với doanh thu TTQT bằng tín dụng<br />
chứng từ.<br />
<br />
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương<br />
thức tín dụng chứng từ<br />
Nhân tố chủ quan<br />
<br />
Nhân tố khách quan<br />
<br />
Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động.<br />
Tiềm lực tài chính của ngân hàng thương mại.<br />
Uy tín của ngân hàng.<br />
Mạng lưới ngân hàng đại lý.<br />
Hoạt động marketing ngân hàng.<br />
Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thanh toán.<br />
Trình độ của cán bộ ngân hàng<br />
<br />
Môi trường chính trị<br />
Môi trường kinh tế<br />
Môi trường pháp lý - tự nhiên<br />
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước<br />
Yếu tố khách hàng<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG<br />
PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG<br />
MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT<br />
2.1.<br />
<br />
Khái quát về thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần<br />
<br />
Bƣu điện Liên Việt<br />
2.1.1. Cơ sở pháp lý<br />
Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần<br />
Bưu điện Liên Việt bao gồm: Các quy định quốc tế về hoạt động thanh toán bằng tính<br />
dụng chứng từ (UCP600, ISBP745,…); Các quy định của pháp luật Việt Nam và Quy<br />
định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đối với hoạt động thanh<br />
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.<br />
<br />
2.1.2. Các sản phẩm Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần<br />
Bưu điện Liên Việt<br />
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2012, ngân hàng chủ yếu thực hiện các<br />
nghiệp vụ một cách đơn thuần chứ chưa xây dựng và phát triển được sản phẩm. Tuy<br />
<br />