Chương 1: Một số vấn đề cơ bản TTQT và hiệu quả hoạt động TTQT tại<br />
NHTM<br />
Phần này luận văn đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về<br />
TTQT và hiệu quả hoạt động TTQT tại các ngân hàng thương mại như khái niệm<br />
thanh toán quốc tế, các loại hình thức thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương<br />
mại cũng như hiệu quả hoạt động TTQT nói chung, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả<br />
hoạt động TTQT và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế<br />
trong ngân hàng thương mại.<br />
1.1. Khái quát về TTQT<br />
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ<br />
phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân<br />
nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc<br />
tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.<br />
Hoạt động TTQT có những đặc điểm cơ bản là chịu sự chi phối và điều<br />
chỉnh của luật pháp quốc tế, đồng thời TTQT cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn<br />
như rủi ro chính trị, lãi suất, tỷ giá…<br />
TTQT có vai trò vô cùng quan trọng là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước<br />
và phấn kinh tế bên ngoài, mở rộng quan hệ ngoại giao và thực hiện các chính sách<br />
mở cửa kinh tế. Hoạt động TTQT giúp các ngân hàng thương mại tăng doanh thu,<br />
phân tán rủi ro, bổ sung ngoại tệ và nâng cao uy tín trên thị trường.<br />
Các công cụ TTQT bao gồm hối phiếu, séc, thẻ thanh toán<br />
Các phương thức thanh toán quốc tế: Phương thức trả trước, ghi sổ, nhờ thu,<br />
phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay, phương thức tín dụng chứng từ.<br />
1.2 Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại<br />
Khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM thì có rất nhiều<br />
quan điểm đa dạng, tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong<br />
luận văn này, hiệu quả hoạt động TTQT được nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn đánh<br />
giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí<br />
bỏ ra để thu được kết quả đó, tức là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các yếu<br />
tố đầu ra hay khả năng sinh lợi hoặc giảm thiểu chi phí để nhằm tăng doanh thu,<br />
tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh.<br />
<br />
Từ đó có thể khái quát rằng: Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một<br />
phạm trù kinh tế phản ánh doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra<br />
để tiến hành hoạt động TTQT”.<br />
Hiệu quả TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT.<br />
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM<br />
Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM được biểu hiện thông qua các chỉ<br />
tiêu trực tiếp và gián tiếp.<br />
1.2.2.1. Các chỉ tiêu trực tiếp<br />
Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận<br />
ròng từ các hoạt động TTQT.<br />
Lợi nhuận TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT.<br />
<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua doanh thu từ<br />
<br />
phí hoạt động TTQT<br />
n<br />
DT = Σ Pi x Qi<br />
i=1<br />
Trong đó:<br />
DT: Doanh thu từ phí hoạt động TTQT<br />
Pi: Giá cả dịch vụ thứ i<br />
Qi: Số lượng dịch vụ thứ i thực hiện trong kỳ<br />
n: Số lượng dịch vụ.<br />
Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa lợi<br />
nhuận TTQT so với doanh thu TTQT<br />
Tỷ lệ giữa L N TTQT so với D T TTQT = lợi nhuận TTQT/doanh thu TTQT<br />
<br />
<br />
Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa doanh<br />
<br />
Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng doanh thu = doanh thu TTQT/tổng<br />
doanh thu NH<br />
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của doanh thu do hoạt động TTQT mang lại<br />
so với tổng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác của NH.<br />
Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa chi phí<br />
TTQT và doanh thu TTQT<br />
Tỷ lệ CP TTQT so với DT TTQT = CP TTQT/DT TTQT.<br />
1.2.2.2. Các chỉ tiêu gián tiếp<br />
Thể hiện qua các chỉ tiêu như tăng cường và củng cố nguồn vốn cho NH,<br />
<br />
tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ<br />
tín dụng XNK, tăng cường các hỗ trợ dịch vụ ngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu,<br />
bảo lãnh…), đẩy mạnh quản lý rủi ro hoạt động TTQT, thông qua sự phát triển và<br />
mở rộng của mạng lưới các ngân hàng đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng<br />
cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.<br />
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM<br />
Có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM<br />
thành hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.<br />
Nhóm các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố thuộc về môi trường<br />
kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường chính trị... phân tích các yếu tố này nhằm<br />
tìm ra cơ hội và thách thức trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại<br />
ngân hàng<br />
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ<br />
cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế; Nền tảng công nghệ thông tin; Năng lực tài<br />
chính; Năng lực quản trị điều hành; Năng lực quản trị rủi ro<br />
1.3. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động TTQT và bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam.<br />
Kinh nghiệm của một số ngân hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động TTQT như Kinh nghiệm tài trợ XNK trong hoạt động TTQT của Ngân<br />
hang XIMBANK (Mỹ), Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động TTQT của NH Bangkok<br />
Thái Lan, Kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động TTQT của NHTM Trung<br />
Quốc khi hội nhập quốc tế<br />
Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.<br />
Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động TTQT, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt<br />
Nam như: Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động TTQT riêng<br />
biệt với hệ thống quản trị tín dụng trực thuộc HĐQT, thành viên Hội đồng tín<br />
dụng không được là thành viên Hội đồng quản lý rủi ro; Tăng vốn điều lệ và xử lý<br />
dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao<br />
khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro hoạt động TTQT; Xây dựng các quy chế<br />
quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh công tác kiểm tra,<br />
kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT để ngăn ngừa rủi ro;<br />
Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác,<br />
giám sát, trao đổi thông tin với các NH trên thế giới; Đẩy mạnh các hoạt động tài<br />
<br />
trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút các nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước<br />
nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động TTQT.<br />
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại Ngân hàng Đầu tư<br />
và Phát triển Việt Nam<br />
2.1. Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br />
Quá trình hình thành và phát triển<br />
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam viết tắt là BIDV (Bank for<br />
Investment and Development of Vietnam) được thành lập theo quyết định 177/TTg<br />
ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng<br />
thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây<br />
dựng và phát triển của đất nước:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957<br />
Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981<br />
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990<br />
<br />
Đến nay BIDV đã trở thành một NHTM phát triển mạnh, tạo được niềm tin<br />
và uy tín trên thị trường. Giai đoạn 2006-2010, BIDV dã duy trì tốc độ tăng trưởng<br />
cao, an toàn và hiệu quả; hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch<br />
kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010: Tổng tài sản tăng bình quân gần 25%/năm, đến<br />
31/12/2010 đạt khoảng 366.268 tỷ đồng tăng gấp 2,3 lần so với 2006; Huy động<br />
vốn tăng bình quân 23,3%/năm, đến 31/12/2010 đạt 251.924 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần<br />
so với năm 2006; Dư nợ tín dụng tăng bình quân gần 25%/năm, đến 31/12/2010 đạt<br />
254.192 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2006; Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân<br />
46% /năm, đến 31/12/2010 đạt hơn 4.626 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2006.<br />
2.2 Thực trạng hoạt động TTQT tại BIDV<br />
2.2.1. Hoạt động TTQT tại BIDV<br />
Hiện nay, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cung cấp cho khách<br />
hàng các phương thức thanh toán quốc tế sau:<br />
Phương thức chuyển tiền.<br />
-<br />
<br />
Phương thức nhờ thu.<br />
Phương thức tín dụng chứng từ.<br />
<br />
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền<br />
Phương thức chuyển tiền quốc tế bao gồm chuyển tiền mậu dịch và chuyển<br />
tiền phi mậu dịch. Chuyển tiền mậu dịch thanh toán XNK chiếm tỷ trọng chủ yếu<br />
(khoảng 80%) doanh số chuyển tiền, phần còn lại là chuyển tiền phi mậu dịch.<br />
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu<br />
Doanh số nghiệp vụ nhờ thu chiếm tỷ trọng không lớn trong hoạt động kinh<br />
doanh quốc tế của BIDV. Hiện nay, tuy doanh số các nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu,<br />
nhờ thu xuất khẩu có tăng lên song số giao dịch còn khiêm tốn. Phương thức nhờ<br />
thu trơn ít được sử dụng, chủ yếu nhờ thu séc du lịch do khách hàng nước ngoài trả<br />
và nhờ thu séc do khách hàng nước ngoài trả cho người hưởng cá nhân Việt Nam.<br />
Nghiệp vụ bán séc trắng, đổi séc và hoàn tiền séc rất nhanh chóng, chính xác cho<br />
khách hàng và thời gian giao dịch séc được rút ngắn. Doanh số thanh toán séc năm<br />
2010 ước đạt 27.892 tỷ đồng.<br />
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.<br />
Phương thức thanh toán hàng hóa theo tín dụng chứng từ đang là một hoạt<br />
động chủ yếu của nghiệp vụ Thanh toán quốc tế của BIDV.<br />
Trong những năm gần đây, doanh số thông báo L/C và thanh toán L/C tăng<br />
trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, doanh số thông báo L/C và thanh<br />
toán L/C tăng lên rất nhiều so với năm 2006 chứng tỏ các khách hàng xuất nhập<br />
khẩu đã đến sử dụng dịch vụ thanh toán hàng xuất nhập khẩu của ngân hàng đã tăng<br />
một cách đáng kể cả về số lượng và giá trị từng thương vụ.<br />
2.2.2. Hiệu quả hoạt động TTQT tại BIDV.<br />
2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động TTQT thông qua các chỉ tiêu trực tiếp<br />
Để thực hiện được kế hoạch của hoạt động TTQT giai đoạn 2006-2010, hoạt<br />
động TTQT tại BIDV đã và đang được mở rộng và phát triển. Doanh số hoạt động<br />
thanh toán quốc tế của BIDV không ngừng được phát triển qua các năm. Cụ thể:<br />
- Doanh thu TTQT, chi phí TTQT và lợi nhuận TTQT của BIDV có xu<br />
hướng gia tăng qua các năm. Song tốc độ tăng trưởng của doanh thu TTQT luôn<br />
cao hơn tốc độ tăng chi phí TTQT do đó lợi nhuận TTQT luôn có chiều hướng gia<br />
tăng. Chi phí cho hoạt động TTQT là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng<br />
đến lợi nhuận TTQT, chi phí TTQT tăng thì lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại.<br />
- Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT cũng có chiều hướng<br />
gia tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng hoạt động TTQT của BIDV đã từng<br />
bước phát triển và mang lại hiệu quả tốt hơn.<br />
<br />