i<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN<br />
LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP<br />
1.1. KHÁI QUÁT TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP<br />
1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động<br />
Tài sản lưu động (TSLĐ) là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân<br />
chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp<br />
tài sản lưu động của doanh nghiệp được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng<br />
khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho.<br />
1.1.2. Đặc điểm tài sản lưu động<br />
- Tài sản lưu động khi được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luân<br />
chuyển không ngừng và mang nhiều hình thái khác nhau.<br />
- Trong quá trình tham giá vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động<br />
chuyển hóa toàn bộ giá trị ngày một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh<br />
nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và thu tiền bán hàng.<br />
1.1.3. Phân loại, kết cấu tài sản lưu động.<br />
1.1.3.1. Phân loại tài sản lưu động<br />
a. Căn cứ vào tuần hoàn và luân chuyển của tài sản lưu động<br />
Người ta chia tài sản lưu động thành 3 loại: Tài sản lưu động trong khâu dự trữ sản<br />
xuất; tài sản lưu động trong khâu sản xuất; tài sản lưu động trong khâu lưu thông.<br />
b. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của tài sản lưu động<br />
Tài sản lưu động được phân chia thành: Tiền, các tài sản tương đương với<br />
tiền, chi phí trả trước, các khoản phải thu, tiền đặt cọc, chi phí chờ phân bổ, hàng<br />
hóa vật tư.<br />
1.1.3.2. Thành phần và kết cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp<br />
Theo Bảng cân đối kế toán tài sản lưu động của doanh nghiệp thường bao<br />
gồm các loại: Tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng<br />
hóa tồn kho, tài sản lưu động khác.<br />
Từ việc nghiên cứu thành phần tài sản lưu động theo Bảng cân đối kế toán,<br />
doanh nghiệp sẽ phân tích được kết cấu TSLĐ. Kết cấu TSLĐ phản ánh các thành<br />
<br />
ii<br />
<br />
phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần chiếm trong tổng số TSLĐ của<br />
doanh nghiệp.<br />
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP<br />
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp<br />
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể hiểu là một phạm<br />
trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và quản lý tài sản lưu động của doanh<br />
nghiệp, đảm bảo lợi nhuận tối đa với số lượng tài sản lưu động sử dụng với chi phí<br />
thấp nhất. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được lượng hóa và đánh giá thông qua<br />
một hệ thống các chỉ tiêu.<br />
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động<br />
1.2.3.1. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động<br />
1.2.3.2. Hệ số sinh lời của tài sản lưu động<br />
1.2.3.3. Mức đảm nhiệm tài sản lưu động<br />
1.2.3.4. Mức tiết kiệm tài sản lưu động<br />
1.2.3.5. Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động<br />
- Hệ số thanh toán ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh; Hệ số thanh toán tức<br />
thời; Vòng quay hàng tồn kho; Vòng quay các khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình<br />
quân<br />
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN<br />
LƯU ĐỘNG<br />
1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan<br />
<br />
Chính sách về cơ cấu vốn và huy động vốn<br />
Chính sách đầu tư tiền và các khoản tương đương tiền<br />
Chính sách đầu tư hàng dự trữ<br />
Chính sách đầu tư các khoản phải thu<br />
Nhân tố con người trong doanh nghiệp<br />
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan<br />
Các chính sách vĩ mô<br />
Nhu cầu tiêu dùng<br />
Tình hình cung ứng đầu vào<br />
Tiến bộ khoa học công nghệ<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG<br />
CỦA CÔNG TY TNHH TÍN VIỆT<br />
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TÍN VIỆT<br />
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.<br />
Công ty TNHH Tín Việt (TIV) được thành lập theo Giấy đăng ký kinh doanh<br />
số 0102001221 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày<br />
29/9/2000 và đăng ký sửa đổi lần thứ 11 ngày 30/1/2009.<br />
Công ty TNHH Tín Việt được thành lập với mục đích ban đầu là đơn vị cung<br />
cấp nguyên liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị cho các nhà máy sản xuất gạch ốp lát thuộc Tập đoàn Prime – Vĩnh Phúc. Theo đó, Công ty Tín Việt có trách nhiệm tìm<br />
kiếm các nguồn hàng có chất lượng và giá cả hợp lý để cung cấp cho các nhà máy<br />
sản xuất trong tập đoàn Prime. Công ty TNHH Tín Việt đã mở rộng thị trường và là<br />
nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch men cho nhiều Công ty lớn trong cả nước<br />
như Công ty CP Viglacera Hà Nội; Công ty CP Viglacera Thăng Long; Công ty CP<br />
gạch ốp lát Thái Bình; Nhà máy gạch men Mikado; Công ty cổ phần Vitaly và<br />
nhiều công ty lớn khác. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vì vậy<br />
phương châm hoạt động của Công ty là: Uy tín, chất lượng, hiệu quả. Công ty tự<br />
hào là địa chỉ tin cậy cho các đối tác đặt các quan hệ kinh doanh trong suốt thập kỷ<br />
vừa qua.<br />
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty<br />
Tổ chức bộ máy của công ty gồm: Hội đồng thành viên; Ban giám đốc;<br />
Phòng tổ chức – Hành chính; Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng kế hoạch đầu tư;<br />
Phòng kinh doanh 1 và Phòng kinh doanh 2; Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ<br />
Chí Minh.<br />
2.1.3 Tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây<br />
2.1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty<br />
Công ty TNHH Tín Việt là đơn vị kinh doanh thương mại thuần tuý, không<br />
có hoạt động sản phẩm, có đặc điểm nổi bật là kinh doanh đa dạng các mặt hàng<br />
như sắt thép, máy móc thiết bị, phụ tùng cho ngành sản xuất gạch men, phương tiện<br />
<br />
iv<br />
<br />
vận tải…Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xuất nhập khẩu, mua bán trong nước.<br />
Mặt hàng truyền thống, thế mạnh của Công ty trong thời gian qua là nguyên liệu và<br />
các loại phụ tùng, máy móc cung cấp cho ngành Ceramic- sản xuất gạch ốp lát.<br />
Công ty là đại diện bán hàng tại thị trường Việt Nam các loại phụ tùng, máy móc và<br />
nguyên liệu nổi tiếng trên thế giới trong ngành sản xuất gạch men như hàng phụ<br />
tùng TSC của Ý, Oxit nhôm của Đức, Zircon của Nam Phi, lưới in gạch Wangi của<br />
Thuỵ Sỹ.<br />
Đặc điểm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty đó là<br />
phân lớn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh là từ vốn vay, trong<br />
đó vay ngân hàng thương mại và vay cán bộ công nhân viên là chủ yếu. Vốn<br />
vay luôn chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn của công ty. Chi phí lãi vay<br />
phải trả hàng năm chiếm gần 50% trong tổng chi phí hoạt động của công ty. Lãi<br />
suất cho vay của các ngân hàng thương mại tăng thường làm giảm lợi nhuận<br />
của công ty và hiệu quả sử dụng vốn bị giảm. Ngoài ra, chính sách thương mại<br />
mở rộng, thói quen dự trữ hàng tồn kho lớn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử<br />
dụng vốn của công ty.<br />
2.1.3.2 Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây<br />
Căn cứ vào bảng số liệu tài chính, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của<br />
Công ty đang phát triển tốt. Năm 2008 kết quả kinh doanh giảm là do yếu tố<br />
khách quan, so với các doanh nghiệp cùng ngành đạt được kết quả như trên là<br />
điều đáng khích lệ. Năm 2009 Công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất là ở chỉ tiêu<br />
lợi nhuận sau thuế, điều này đã giúp Công ty thu hồi được vốn và phát triển vững<br />
vàng trên thị trường, gia tăng thị phần, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường<br />
trong nước và quốc tế.<br />
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY<br />
TNHH TÍN VIỆT<br />
<br />
2.2.1. Thực trạng tài sản lưu động của Công ty<br />
2.2.1.1 Tổng tài sản lưu động<br />
Qua số liệu tài chính ta có thể thấy trong năm 2007 khoản mục các<br />
khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động.<br />
Cụ thể khoản phải thu của khách hàng chiếm 48.41%, khoản mục hàng tồn kho<br />
chiếm 28.97%, các khoản mục khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế<br />
<br />
v<br />
<br />
GTGT được khấu trừ, tài sản lưu động khác chiểm tỷ trọng không đáng kể so<br />
với tổng tài sản lưu động của Công ty. Sang năm 2008 cơ cấu tài sản lưu động<br />
của Công ty cũng không có nhiều thay đổi, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong<br />
tổng TSLD vẫn tập trung vào phải thu của khách hàng và hàng tồn kho, tỷ<br />
trọng tương ứng của hai khoản mục này là 41.17% và 28.22%. Sang năm 2009<br />
tỷ trọng khoản mục phải thu của khách hàng và hàng tồn kho có giảm hơn năm<br />
2008 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ của Công ty, tỷ lệ tương<br />
ứng là 38.33% và 27.40%.<br />
2.2.1.2 Tiền mặt<br />
Thông thường, Công ty TNHH Tín Việt nắm giữ tiền mặt vì một số mục đích<br />
chủ yếu là để thanh toán các chi phí dịch vụ như điện thoại, điện nước; chi trả lương<br />
nhân viên; chi trả lãi vay ngân hàng; chi mua đồ dùng văn phòng. Bên cạnh đó, việc<br />
nắm giữ tiền mặt của Công ty cũng để chọn thời điểm trả nợ vay ngoại tệ ngân hàng<br />
hợp lý. Tức là chọn điểm rơi tỷ giá hợp lý sao cho chi phí vay vốn là thấp nhất.<br />
Tiền gửi ngân hàng qua 3 năm 2007-2009 không có biến động nhiều.<br />
2.2.1.3. Các khoản đầu tư ngắn hạn<br />
Các khoản đầu tư ngắn hạn của Công ty chính là chứng khoán ngắn hạn.<br />
Khoản đầu tư chứng khoán của Công ty TNHH Tín Việt bắt đầu phát sinh vào<br />
năm 2008, Công ty đã mua cổ phiếu của Công ty CP khoáng sản và luyện kim<br />
Việt Nam, giá mua khi đó gấp 3 lần mệnh giá, tổng trị giá thanh toán là 1.391<br />
tr.đồng. Hiện nay giá trị cổ phiếu chỉ còn bằng 1/3 giá trị đầu tư ban đầu.<br />
2.2.1.4. Các khoản phải thu<br />
Khoản phải thu của công ty trong năm 2008 và 2009 đã giảm đi so với năm<br />
2007. Điều này không có nghĩa là doanh số bán hàng của Công ty giảm sút. Nếu xét<br />
về tỷ trọng của khoản phải thu so với tổng TSLĐ thì tỷ trọng khoản phải thu vẫn<br />
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động. Năm 2008 chiếm 51.85% giảm hơn so<br />
với 62.11% của năm 2007 và tăng hơn so với 47.67% của năm 2009.<br />
2.2.1.5. Hàng tồn kho<br />
Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty chiếm<br />
một tỷ trọng tương đối lớn, chiếm tới 28,97% vào năm 2007; 28,22% vào năm 2008<br />
và 27,4% vào năm 2009. Có thể thấy rằng lượng hàng tồn kho của công ty không có<br />
biến động nhiều, qua các năm tỷ lệ tăng giảm cũng không nhiều. Năm 2008 giảm<br />
<br />