i<br />
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì<br />
vấn đề sống còn doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả. Hiệu quả kinh tế là<br />
kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ<br />
phận, trong đó hiệu quả sử dụng TSLĐ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp<br />
cũng như hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp phải luôn<br />
tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.<br />
Cùng với các doanh nghiệp khác, ngành Viễn thông nói chung và Tập<br />
đoàn Bưu chính Viễn thông nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,<br />
chịu ảnh hưởng trực tiếp của suy giảm kinh tế thế giới. Công ty Viễn thông Quốc<br />
tế thành lập ngày 31/3/1990 là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty<br />
Bưu chính Viễn thông Việt Nam nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Với<br />
một môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, tài<br />
nguyên viễn thông của Việt Nam không phải là vô tận, đòi hỏi Công ty không<br />
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh, đồng thời<br />
phải có chiến lược sử dụng hiệu quả tài sản mình, trong đó TSLĐ đóng vai trò<br />
rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của Công ty. Trên cơ<br />
sở đó đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Viễn<br />
thông Quốc tế” được lựa chọn để nghiên cứu.<br />
Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng<br />
TSLĐ của doanh nghiệp, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử<br />
dụng TSLĐ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công<br />
ty Viễn thông Quốc tế<br />
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, luận văn đã sử dụng phương<br />
pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là nền tảng kết<br />
hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.<br />
<br />
ii<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ<br />
SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Doanh nghiệp và Tài sản lưu động của doanh nghiệp<br />
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào<br />
của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động SXKD nhằm<br />
tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịc vụ cung cấp cho xã hội.<br />
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005<br />
của Việt Nam “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ<br />
sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật<br />
nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh”.<br />
Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm TSCĐ và TSLĐ. Đây là hai trong ba<br />
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ra của cải vật chất nói chung, trong hoạt<br />
động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của<br />
luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến nội dung là TSLĐ.<br />
Theo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp của trường Đại học Kinh tế quốc<br />
dân, “Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển<br />
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh<br />
nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán<br />
thanh khoản cao, phải thu và dự trữ”.<br />
Từ khái niệm TSLĐ ta thấy rõ 3 đặc điểm cơ bản của TSLĐ trong doanh<br />
nghiệp là: TSLĐ là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, TSLĐ<br />
luôn thay đổi hình thái trong quá trình luân chuyển, giá trị TSLĐ được luân<br />
chuyển ngay một lần và toàn bộ vào giá thành sản phẩm.<br />
Có nhiều cách phân loại TSLĐ tuỳ mục đích sử dụng, nghiên cứu. Dưới góc<br />
độ một nhà tài chính người ta thường xem xét những cách phân chia chủ yếu sau:<br />
<br />
Phân loại theo vai trò của TSLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh<br />
TSLĐ gồm 3 loại :TSLĐ trong quá trình dự trữ sản xuất; TSLĐ nằm trong<br />
quá trình trực tiếp sản xuất bao gồm: giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,<br />
các khoản chi phí chờ kết chuyển; TSLĐ trong quá trình lưu thông.<br />
<br />
Phân loại theo hình thái biểu hiện của TSLĐ<br />
TSLĐ được phân chia thành: Tiền và các khoản tương đương tiền, các<br />
<br />
iii<br />
khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu<br />
động khác.<br />
Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng<br />
tới mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên để đạt được mục<br />
tiêu này không phải là dễ, vì vậy mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm cho mình<br />
hướng đi riêng, đặc biệt muốn phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải làm tốt<br />
công tác quản lý tài sản nói chung và TSLĐ nói riêng. Bởi vì quản lý TSLĐ<br />
không những đảm bảo TSLĐ được sử dụng hợp lý, tiết kiệm mà còn có ý nghĩa<br />
đối với việc hạ thấp chi phí sản xuất, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm và thu tiền<br />
bán hàng, từ đó sẽ làm tăng doanh lợi và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nội dung<br />
quản lý TSLĐ tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: Quản lý tiền mặt và các<br />
chứng khoản thanh khoản cao, quản lý các khoản phải thu, quản lý dự trữ.<br />
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp<br />
Hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản<br />
ánh trình độ khai thác và quản lý TSLĐ của doanh nghiệp, đảm bảo tối đa hoá<br />
lợi ích với chi phí TSLĐ thấp nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là yêu cầu<br />
tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế.<br />
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ là yêu cầu mang tính bắt buộc và<br />
thường xuyên đối với mỗi doanh nghiệp bởi các lý do: vai trò quan trọng của<br />
TSLĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; ý nghĩa nâng cao hiệu quả<br />
sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp; thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ còn thấp ở<br />
các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.<br />
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ, tác giả đã sử dụng các chỉ gồm: Hệ<br />
số sinh lợi của TSLĐ (hay sức sinh lời của TSLĐ); Suất hao phí của TSLĐ so<br />
với lợi nhuận sau thuế; Số vòng quay của TSLĐ (hay sức sản xuất của TSLĐ); hệ<br />
số đảm nhiệm của TSLĐ; Mức tiết kiệm TSLĐ. Ngoài 05 chỉ tiêu phản ánh trực<br />
tiếp hiệu quả sử dụng TSLĐ, tác giả còn phân tích thêm một số chỉ tiêu khác như:<br />
vòng quay hàng tồn kho, vòng quy các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân.<br />
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong<br />
doanh nghiệp<br />
TSLĐ của doanh nghiệp luôn vận động chuyển hoá không ngừng và tồn<br />
tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động đó, TSLĐ chịu tác<br />
<br />
iv<br />
động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh<br />
nghiệp. Có thể chia các nhân tố đó làm hai nhóm chủ yếu: nhân tố chủ quan và<br />
nhân tố khách quan.<br />
Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ trong<br />
doanh nghiệp là: Trình độ nguồn nhân lức của doanh nghiệp, Trình độ quản lý Tài<br />
sản lưu động của doanh nghiệp, công tác huy động vốn.<br />
Bên cạnh những nhân tố chủ quan, có nhiều nhân tố khách quan cũng ảnh<br />
hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ: Cơ chế quản lý tài chính, hệ thống pháp luật<br />
của Nhà nước; cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp chủ quản; đặc điểm<br />
ngành nghề kinh doanh; các loại rủi ro.<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU<br />
ĐỘNG TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ<br />
2.1. Khái quát về Công ty Viễn thông Quốc tế<br />
Công ty Viễn thông Quốc tế được thành lập ngày 31/3/1990, là một đơn vị<br />
thành viên trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nay là Tập<br />
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Hoạt động của Công ty rộng khắp với<br />
mạng lưới kinh doanh hiện đại và các sản phẩm dịch vụ phong phú.<br />
Căn cứ vào bảng số liệu tài chính, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của<br />
Công ty đang phát triển rất tốt. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không<br />
ngừng gia tăng qua các năm.<br />
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của VTI<br />
Qua số liệu tài chính ta thấy tài sản của Công ty tăng đều qua các năm. Tỷ<br />
trọng TSLĐ của Công ty luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tỷ trọng của TSCĐ<br />
trong tổng tài sản. Trong tổng TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải<br />
thu, sau đó đến tiền, khoản mục hàng tồn kho và tài sản lưu động khác chiếm tỷ<br />
trọng ít nhất trong tổng TSLĐ.<br />
Tiền mặt của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền trong đó chủ<br />
yếu là tiền gửi ngân hàng, còn tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cơ<br />
cấu tiền mặt của VTI ổn định qua các năm và có xu hướng giảm dần việc nắm<br />
giữ tiền mặt. Còn phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục<br />
các khoản phải thu và còn khá cao. Có thể thấy, hàng tồn kho của Công ty chiếm<br />
<br />
v<br />
tỷ trọng rất nhỏ trong tổng TSLĐ. Có thể thấy, hàng tồn kho tuy chiếm tỷ trọng<br />
nhỏ nhưng hiện nay việc quản lý hàng tồn kho của Công ty còn thiếu chặt chẽ.<br />
Tài sản lưu động khác của Công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng TSLĐ bao<br />
gồm các khoản: chi phí trả trước, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản<br />
phải thu Nhà nước, TSLĐ khác.<br />
Hệ số sinh lời của TSLĐ, Số vòng quay của TSLĐ tại VTI có xu hướng<br />
tăng lên trong giai đoạn 2008 – 2010.<br />
Hệ số đảm nhiệm của TSLĐ của VTI tăng lên đáng kể, hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh của Công ty đạt kết quả khả quan. Cùng với đó là sự tăng lên<br />
của Mức tiết kiệm TSLĐ.<br />
Vòng quay các khoản phải thu của Công ty cũng có xu hướng tăng<br />
nhưng không cao. Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay các khoản phải thu<br />
là sự giảm dần của kỳ thu tiền bình quân. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân vẫn<br />
quá dài, trung bình công ty phải mất đến hơn 5 tháng mới thu hồi được một<br />
khoản nợ.<br />
2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại VTI<br />
Những kết quả đạt được<br />
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng qua các năm.<br />
Đặc biệt năm 2010 lợi nhuận của Công ty tăng mạnh. Cùng với sự gia tăng của<br />
doanh thu và lợi nhuận, tài sản của Công ty cũng tăng lên. Hệ số sinh lợi TSLĐ,<br />
Hiệu suất sử dụng TSLĐ và Số vòng quay TSLĐ tăng dần qua các năm, điều<br />
đó cho thấy VTI đã nỗ lực hết mình trong việc khai thác và sử dụng các nguồn<br />
lực sẵn có, ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, góp phần tạo ra lợi<br />
nhuận đáng kể cho Công ty. Mức đảm nhiệm TSLĐ của Công ty giảm dần, cùng<br />
với đó là sự tăng lên của mức tiết kiệm TSLĐ.<br />
Những hạn chế và nguyên nhân<br />
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhìn chung hiệu quả sử dụng TSLĐ<br />
của VTI giai đoạn 2008 - 2010 có tăng nhưng chưa cao, chưa xứng tầm với quy<br />
mô kinh doanh.<br />
Ngoài ra, vòng quay các khoản phải thu của Công ty vẫn rất thấp nên khả<br />
năng chuyển đổi thành tiền mặt của các khoản phải thu chậm. Cùng với đo kỳ<br />
<br />