intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hương Sen

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận án được chia làm 3 phần: Chương 1 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chương 2 - Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hương Sen và chương 3 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hương Sen. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hương Sen

i<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử<br /> dụng tài sản nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu. Quá trình<br /> đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho th ấy, doanh<br /> nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt các chính sách quản lý và sử dụng tài sản thì<br /> doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có sức cạnh<br /> tranh trên thị trường. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản luôn được các nhà quản lý tài<br /> chính doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu.<br /> Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành Bia – Rượu –<br /> Nước giải khát, vượt qua những khó khăn, trở ngại, Công ty SXKD – XNK Hương<br /> Sen đã có s ự phát triển khá vững chắc, khẳng định được vị thế trong hoạt động sản<br /> xuất kinh doanh, từng bước thực hiện xuất khẩu sản phẩm bia, nước giải khát mang<br /> thương hiệu Đại Việt ra thị trường nước ngoài. Những thành công bước đầu đó đã<br /> phần nào khẳng định những cố gắng của các nhà quản lý Công ty trong việc hoạch<br /> định và thực thi các chính sách quản lý tài chính.<br /> Tuy nhiên, cũng như nhi ều doanh nghiệp Việt Nam khác, tài sản của Công<br /> ty chưa được khai thác, sử dụng một cách tối ưu, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất<br /> kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu<br /> quả sử dụng tài sản của Công ty SXKD – XNK Hương Sen là một nhu cầu cấp<br /> thiết. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công<br /> ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hương Sen” đã đư ợc lựa chọn để<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ<br /> DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP<br /> 1.1.<br /> <br /> Khái quát về tài sản của doanh nghiệp<br /> <br /> Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình, hoặc<br /> vô hình gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một<br /> thời điểm nhất định và có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó. Trong<br /> khuôn khổ của luận văn, tài sản của doanh nghiệp được phân chia thành hai loại là<br /> tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.<br /> 1.2.<br /> <br /> Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp<br /> <br /> Trong phạm vi luận văn này, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp<br /> được thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu, và qua khả năng sinh<br /> lợi của tài sản. Việc sử dụng các nguồn lực tài sản một cách có hiệu quả với chi phí<br /> thấp nhất vào hoạt động kinh doanh là một trong những giải pháp quan trọng để<br /> nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả<br /> năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khẳng định thương hiệu và uy tín của<br /> doanh nghiệp trong nền kinh tế.<br /> 1.3.<br /> <br /> Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp<br /> Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp bao gồm:<br />  Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản<br />  Hiệu suất sử dụng tổng tài sản<br />  Hệ số sinh lợi tổng tài sản<br />  Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn<br />  Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn<br />  Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn<br />  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn<br />  Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn<br />  Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG<br /> TY SXKD – XNK HƯƠNG SEN<br /> 2.1. Tổng quan về Công ty SXKD – XNK Hương Sen<br /> Công ty SXKD – XNK Hương Sen được thành lập theo giấy phép kinh<br /> doanh số 004906/GPTLDN 02 do UBND tỉnh Thái Bình cấp ngày 11/10/1990 với<br /> chức năng chuyên nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật và sản xuất các sản phẩm dệt,<br /> nhuộm, in, may phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Đến năm<br /> 1997, Thủ tướng Chính Phủ chính thức phê duyệt đồng ý cho Công ty chuyển sang<br /> lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và xây<br /> dựng Nhà máy bia cao cấp Hương Sen. Năm 2005, Công ty đã đ ầu tư xây dựng<br /> thêm Nhà máy bia cao cấp Đại Việt. Hiện nay, Công ty hoạt động chuyên sâu với<br /> chức năng sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu xuất khẩu các sản phẩm bia vàng,<br /> bia đen mang thương hiệu Đại Việt, và các sản phẩm nước ngọt mang nhãn hiệu<br /> Push Max. Trong phạm vi luận văn, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty<br /> được nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2010.<br /> 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty SXKD – XNK Hương Sen<br /> 2.2.1. Kết quả đạt được<br /> Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010, hoạt động sản xuất kinh<br /> doanh của Công ty SXKD – XNK Hương Sen đã đ ạt được những thành tựu khá<br /> lớn. Giá trị tổng tài sản đã tăng d ần qua các năm, trong đó tài sản dài hạn và<br /> chủ yếu là tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, phù hợp<br /> với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Doanh thu đã có sự tăng trưởng<br /> ổn định và mạnh mẽ, đặc biệt năm 2010 doanh thu đã tăng lên với tốc độ<br /> 86,57% so với năm 2009.<br /> Ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý<br /> tài sản. Khi xác định chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, các nhà quản lý đã lưu<br /> ý tới trách nhiệm của bộ phận đó trong quản lý tài sản. Mặc dù đã phân c ấp quản lý<br /> nhưng hoạt động quản lý tài sản vẫn chịu sự điều hành của ban giám đốc. Đồng<br /> thời, công tác quản lý tài sản được tổ chức theo hệ thống và có sự phân công trách<br /> <br /> iv<br /> <br /> nhiệm bảo quản, sử dụng hợp lý tài sản được quán triết tới từng bộ phận và có cam<br /> kết bằng văn bản.<br /> Năm 2008 là năm đầu tiên trong kế hoạch Công ty thực hiện quy hoạch<br /> toàn bộ nhà máy thành một khu sản xuất liên hoàn nhằm khai thác tối đa những lợi<br /> thế của khu cũ c ộng với những lợi thế mà nhà máy mở rộng đem lại. Xây dựng<br /> thành công các khu sản xuất hiện đại như khu nhà nấu, khu chứa tank bia ngoài<br /> trời, khu nhà xưởng chiết chai,… Từ đó, nâng công suất thiết kế của nhà máy từ 5<br /> triệu lit/năm ban đầu lên thành 93 triệu lit/năm vào năm 2010.<br /> Hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số sinh lời tài sản cũng tăng nhanh, đặc biệt<br /> năm 2010, hiệu suất sử dụng tài sản tăng 45,83% và hệ số sinh lời tài sản tăng lên<br /> tới 583,3% so với năm 2009.<br /> 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân<br /> Hạn chế<br /> Bên cạnh những kết quả đã đ ạt được, cũng như nhi ều doanh nghiệp khác,<br /> Công ty vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc sử dụng tài sản để tạo ra hiệu quả đạt<br /> được như mong muốn.<br /> Thời gian qua, tổng tài sản có xu hướng tăng, tuy nhiên, ngược lại với sự<br /> gia tăng của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn tương đối ổn định về mặt giá trị, mặc<br /> dù tỷ trọng trong tổng giá trị tổng tài sản vẫn chiếm phần lớn nhưng đã có s ự giảm<br /> sút nhanh chóng qua các năm. Mặt khác, trong cơ cấu hình thành tài sản, tỷ trọng<br /> vốn chủ sở hữu ngày càng giảm, tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn ngày càng tăng<br /> thể hiện sự bất ổn trong tình hình tài chính của Công ty. Đồng thời khả năng thanh<br /> toán của Công ty chưa được tốt, điều này có thể lý giải trong các năm, tài sản ngắn<br /> hạn của Công ty không đủ đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn thể hiện ở<br /> vốn lưu động ròng luôn nhỏ hơn 0.<br /> Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số sinh lợi tài sản của Công ty<br /> mặc dù đã tăng qua các năm nhưng v ẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đã<br /> đặt ra. Cụ thể, hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số sinh lời tài sản trong các năm đa<br /> số chưa đạt được 50% so với mong muốn mà Công ty đã đ ặt ra.<br /> <br /> v<br /> <br /> Nguyên nhân<br />  Nguyên nhân chủ quan<br />  Năng lực quản lý tài sản còn yếu kém<br /> Chính sách quản lý ngân quỹ chưa phù hợp: Công ty đã duy trì số như<br /> ngân quỹ tương đối nhỏ so với nhu cầu chi trả cho các khoản nợ khi đến hạn<br /> làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh và làm tăng chi phí do việc<br /> thanh toán lãi vay.<br /> Công tác xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu chưa đạt hiệu quả cao:<br /> lượng dự trữ nguyên vật liệu chưa thật sự ổn định, phù hợp và còn nhiều hơn so với<br /> khả năng tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra và nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công<br /> ty, đồng thời làm tăng chi phí lưu kho và bảo quản nguyên vật liệu.<br /> Công tác quản lý TSCĐ còn nhiều bất cập: Chưa đạt được hiệu quả cao<br /> trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng, đầu tư nâng cấp TSCĐ.<br />  Chi phí sản xuất cao: Công ty phải tự lực mà không có sự hỗ<br /> trợ từ Công ty mẹ về nguồn vốn và các dịch vụ kèm theo như quảng cáo, xây dựng<br /> thương hiệu, hỗ trợ về kỹ thuật, nhân lực… như một số doanh nghiệp cùng ngành<br /> khác. Đồng thời, Công ty không có được sự đầu tư lớn từ thời gian dài trước nên<br /> khấu hao thiết bị, máy móc, tài sản cố định vẫn còn rất lớn, chậm thu hồi vốn.<br />  Công ty vẫn chưa thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu, cộng<br /> với khả năng huy động vốn còn hạn chế.<br />  Chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu của Công ty<br /> chưa thật sự đạt được hiệu quả<br />  Nguyên nhân khách quan<br />  Thị trường cung cấp nguyên vật liệu có nhiều biến động.<br />  Sức cạnh tranh lớn của các đối thủ mạnh là khó khăn, thách<br /> thức rất lớn đối với Công ty.<br />  Ảnh hưởng của thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt<br /> trong ngành sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát chiếm gần 40% doanh thu của<br /> doanh nghiệp gây ảnh hưởng và giảm sút rất nhiều đến lợi nhuận của Công ty.<br />  Quy hoạch và cơ chế quản lý về chất lượng an toàn vệ sinh an<br /> toàn thực phẩm còn lỏng lẻo, chưa được xây dựng chuẩn và đồng bộ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2