intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo, chương 2 - Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng (2010-2014) và chương 3 - Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,<br /> tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt từ 7-8%, đời sống nhân dân ngày càng<br /> được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực XĐGN cũng đạt được nhiều<br /> thành tựu nổi bật và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển<br /> cũng ngày càng bộc lộ rõ nét, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, sự tụt hậu<br /> ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng, tình<br /> trạng thiếu việc làm nghiêm trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên<br /> đất nước.v.v…Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng<br /> sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển.<br /> Xuấ t phát từ những yêu cầ u trên, năm 1996 đã thành lập Ngân hàng phục vụ người<br /> nghèo và đến năm 2003 được tách ra thành Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH),<br /> với mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi hộ nghèo. Sau hơn 15 năm hoạt động, NHCSXH<br /> đã cho vay hàng chục ngàn tỷ đồng, cho hàng triệu lượt hộ nghèo và đã góp phần to lớn<br /> trong công cuộc XĐGN cho đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp XĐGN vẫn đang còn ở phía<br /> trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ<br /> nghèo vẫn có nhiều vấn đề bất cập.<br /> Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nh ận đươ ̣c và sử du ̣ng có hi ệu quả vốn vay<br /> vừa bảo đảm cho sự phát triể n bề n vững của nguồ n vố n tin<br /> ́ du ̣ng , vừa giúp người nghèo<br /> thoát khỏi cảnh nghèo đói là m ột vấ n đề đ ựợc cả xã h ội quan tâm . Với những lý do nêu<br /> trên, tôi đã cho ̣n đề tài “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với h ộ nghèo tại Ngân hàng<br /> Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng” làm luận văn tố t nghiệp.<br /> CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI<br /> VỚI HỘ NGHÈO<br /> <br /> 1.1. Tổng quan về tín dụng đối với hộ nghèo<br /> Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và số lượng,<br /> thay đổi theo thời gian. Người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức<br /> sống trung bình của quốc gia khác. Bởi vậy, để nhìn nhận và đánh giá được tình trạng đói<br /> nghèo của một quốc gia, một vùng và nhận dạng được hộ đói nghèo, để từ đó có giải<br /> <br /> pháp phù hợp để XĐGN, đòi hỏi chúng ta phải có sự thống nhất về khái niệm và các tiêu<br /> chí để đánh giá đói nghèo tại từng thời điểm.<br /> Thực hiện XĐGN từ một số quốc gia đã nhận thấy rằng tín dụng có mối liên hệ<br /> mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ lệ đói nghèo. Các<br /> nước đều nhận thấy việc cung cấp tài chính đối với người nghèo thông qua hình thức tín<br /> dụng là rất hiệu quả. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín<br /> dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời<br /> cũng thông qua việc cung cấp vốn bằng hình thức tín dụng, phát sinh quá trình giám sát<br /> vốn đã giúp người nghèo biết cách làm ăn, quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, vay phải trả<br /> nợ, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy bản năng tự vượt khó vươn lên làm giàu,<br /> vượt nghèo.<br /> Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hộ nghèo. Nó được coi là công<br /> cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và năng suất<br /> thấp, là chìa khoá vàng để giảm nghèo.<br /> <br /> 1.2. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo<br /> 1.2.1.Quan niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo<br /> Có thể đưa ra khái niệm chung nhất về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ<br /> nghèo là đó là: Việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, phát triển<br /> việc cho vay hộ nghèo theo một chính sách ưu đãi nhất định.<br /> Về mặt kinh tế giúp người nghèo vươn lên thoát khỏi khó khăn có mức thu nhập<br /> ổn định, có khả năng vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Góp phần XĐGN ổn<br /> định kinh tế, phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công<br /> ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và<br /> tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh<br /> tế.<br /> Về mặt xã hội, xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn và thành thị, làm thay đổi bộ<br /> mặt xã hội, góp phần vào ổn định an sinh xã hội, an ninh trật tự, nâng cao giá trị cuộc<br /> sống, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, hạn chế được những mặt tiêu cực. Góp phần trực<br /> tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào<br /> sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần thực hiện<br /> <br /> phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.<br /> <br /> 1.2.2.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo<br /> 1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy mô tín dụng<br /> - Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo<br /> - Tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ nghèo<br /> - Doanh số cho vay<br /> - Số tiền cho vay bình quân một hộ<br /> <br /> 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng<br /> - Tỷ lệ nợ quá hạn<br /> - Số hộ thoát nghèo<br /> - Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn<br /> 1.2.2.3. Một số chỉ tiêu khác<br /> 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo<br /> 1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan<br /> - Mô hình tổ chức của ngân hàng<br /> - Chiến lược hoạt động của ngân hàng<br /> - Chính sách tín dụng của ngân hàng<br /> - Cơ sở vật chất của ngân hàng<br /> - Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng<br /> <br /> 1.2.3.2. Các nhân tố khách quan<br /> - Điều kiện tự nhiên<br /> - Điều kiện xã hội<br /> - Điều kiện kinh tế<br /> - Chính sách nhà nước<br /> - Bản thân hộ nghèo<br /> <br /> 1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo<br /> 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới<br /> 1.3.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo ở Ngân hàn<br /> Grameen (Băng-la-đét)<br /> <br /> 1.3.1.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo của Ngân<br /> hàng Nhân dân Brazil<br /> 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam<br /> CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI<br /> NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG (2010-2014)<br /> 2.1. Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng<br /> Cao Bằng những năm đổi mới, kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ GDP bình<br /> quân hàng năm đạt từ 8-9% (năm 2013 đạt 8,2%, năm 2014 đạt 8,5%). Cơ cấu kinh tế<br /> năm 2014 chuyển dịch đúng hướng. Là tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ, là tỉnh đất<br /> rộng, người thưa. Hiện là một tỉnh nghèo, tiềm lực kinh tế còn mỏng, điểm xuất phát<br /> thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người đang ở mức<br /> trung bình của cả nước, nhu cầu về vốn và công nghệ để phát triển là rất lớn.<br /> Đến cuối năm 2013 trên địa bàn tỉnh có 1.479 hộ nông nghiệp thiếu đói, với 6.214<br /> nhân khẩu; trong đó, hộ thiếu đói gay gắt là 293 hộ, với 1.230 nhân khẩu; số hộ nghèo<br /> toàn tỉnh còn 27.017 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 23%, trong khi đó cả nước tỷ lệ hộ nghèo là<br /> 18%. Số hộ nghèo cuối năm 2014 là 24.168 hộ, chiếm tỷ lệ 19,59% tổng số hộ toàn tỉnh,<br /> <br /> 2.2. Tổng quan về hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội<br /> tỉnh Cao Bằng<br /> 2.2.1. Các chương trình tín dụng đối với người nghèo được thực hiện tại<br /> NHCSXH tỉnh Cao Bằng<br /> Hoạt động tín dụng được đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín<br /> dụng trong giai đoạn 2010 - 2014 đã có sự tăng trưởng cao, từ 3 chương trình nhận bàn<br /> giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm 2014 NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã thực<br /> hiện 7 chương trình tín dụng:<br /> * Chương trình cho vay hộ nghèo (được đề cập phân tích ở phần 2.3)<br /> * Chương trình cho vay giải quyết việc làm<br /> * Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn<br /> <br /> * Cho vay xuất khẩu lao động<br /> * Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn<br /> * Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn<br /> * Cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn<br /> <br /> 2.2.2. Cơ chế cho vay<br /> NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã (HND,<br /> HPN, HCCB, ĐTN)<br /> Đến ngày 31/12/2014 tổng dư nợ uỷ thác cho vay thông qua 4 tổ chức hội là 1.237<br /> tỷ đồng, chiếm 91,77% tổng dư nợ của tất cả các chương trình cho vay. Trong đó hội<br /> nông dân và hội phụ nữ có số dư nợ nhận ủy thác cao nhất lần lượt là 447,1 tỷ và 478,4 tỷ<br /> đồng trong tổng dư nợ nhận ủy thác.<br /> <br /> 2.2.3. Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo<br /> Đến ngày 31/12/2014 tổng nguồn vốn đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 895 tỷ đồng, gấp<br /> 2,97 so với năm 2010. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 39%; trong đó, nguồn vốn<br /> TW chiếm 97,1%; nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm 2,9%.<br /> Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua<br /> ngoài nguồn nhận bàn giao từ NHNo&PTNT tỉnh, thì còn có các nguồn vốn khác là:<br /> Nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH Việt Nam, vốn ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh,<br /> huyện), nguồn vốn huy động của dân cư; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của TW đóng vai trò<br /> chủ đạo. Năm 2014 tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo là 838 tỷ đồng, thì nguồn vốn TW<br /> là 803 tỷ đồng, chiếm 96% tổng nguồn vốn.<br /> <br /> 2.2.4. Kết quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng<br /> Trong 5 năm triển khai chương trình tín dụng hộ nghèo NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã<br /> thực hiện được phương châm cho vay “đúng địa chỉ, an toàn và hiệu quả”, số hộ nghèo<br /> hàng năm được vay vốn ngày càng tăng, năm 2010 là 6.914 hộ, năm 2011 là 8.562 hộ, năm<br /> 2012 là 6.593 hộ, năm 2013 là 9.223 hộ, năm 2014 là 7.977 hộ.<br /> <br /> 2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng thông<br /> qua một số chỉ tiêu<br /> 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy mô tín dụng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2