i<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, phát<br />
triển kinh tế đối ngoại để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác các<br />
thế mạnh của Nghệ An về vị trí địa lý, tài nguyên lao động, tham gia vào tiến<br />
trình phân công và hợp tác quốc tế, nên trong giai đoạn đầu của quá trình tăng<br />
trưởng và phát triển cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung vốn cho<br />
quá trình phát triển kinh tế trong điều kiện nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn<br />
hạn hẹp.<br />
Tuy nhiên, để tạo ra các đột phá về tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ<br />
cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, phát triển khoa học công nghệ, tăng xuất khẩu<br />
từ nay đến năm 2010, giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh và<br />
các vấn đề xã hội liên quan… thì điều quan trọng là phải tăng cường thu hút<br />
và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có hiệu quả.<br />
Trong bối cảnh đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp<br />
nước ngoài tại tỉnh Nghệ An” được lựa chọn để nghiên cứu.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề tài tổng hợp lý thuyết về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa<br />
phương xét trên phương diện quản lý vĩ mô.<br />
Đánh giá hiệu quả đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh<br />
Nghệ An.<br />
Từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực<br />
tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa<br />
phương xét trên phương diện quản lý vĩ mô.<br />
<br />
ii<br />
Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh<br />
Nghệ An xét trên phương diện quản lý vĩ mô từ năm 1996 đến năm 2008.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ<br />
nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên<br />
cứu sau được sử dụng: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,<br />
phương pháp so sánh ...<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm<br />
các phần chính như sau:<br />
Chương 1. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương.<br />
Chương 2. Thực trạng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh<br />
Nghệ An.<br />
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại<br />
tỉnh Nghệ An.<br />
<br />
iii<br />
Chương 1<br />
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br />
TẠI ĐỊA PHƯƠNG<br />
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương<br />
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc<br />
bất kỳ tài sản nào tư nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập<br />
hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư có nhiều bên tham gia<br />
với nhiều quốc tịch khác nhau và tỷ lệ vốn khác nhau, chịu sự chi phối bởi<br />
nhiều hệ thống luật pháp, các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều<br />
hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong các dự án FDI là cao,<br />
kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư trực tiếp nước<br />
ngoài được phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vào vốn pháp định sau khi đã<br />
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nước sở tại và trừ lợi tức cổ phần nếu có...<br />
1.1.2. Các hình thức FDI<br />
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình<br />
thức sau: Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,<br />
Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển<br />
giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, Hợp đồng xây dựng chuyển giao.<br />
1.1.3. Tác động của FDI đến kinh tế, xã hội địa phương<br />
1.1.3.1. Những tác động tích cực<br />
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đầu tư<br />
nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, bởi nó giúp cho<br />
bên tiếp nhân đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài<br />
nguyên thiên nhiên và công nghệ).<br />
<br />
iv<br />
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội: Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của<br />
bên tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, góp phần giải quyết việc<br />
làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tỷ lệ thất nghiệp giảm, góp phần<br />
bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với việc sử<br />
dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đồng thời góp phần vào quá trình mở rộng<br />
hợp tác kinh tế quốc tế.<br />
1.1.3.2. Những tác động tiêu cực<br />
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những hạn chế nhất định về việc bổ sung<br />
vốn đầu tư phát triển kinh tế như chi phí vốn cao hơn so với các nguồn khác từ<br />
nước ngoài, trong một số trường hợp được cung cấp với một số lượng lớn sẽ gây<br />
ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia; nếu không xử lý và kiểm<br />
soát chặt chẽ quá trình hoạt động sẽ gây tác động xấu đến môi trường; việc<br />
chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước<br />
tiếp nhận đầu tư; người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường đòi<br />
hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị sa thải...<br />
1.2. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương<br />
1.2.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương<br />
Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự so sánh giữa lợi ích thu được<br />
với chi phí bỏ ra. Với cùng mức chi phí, khoản đầu tư nào đem lại lợi ích lớn<br />
thì hiệu quả lớn hơn và ngược lại, với cùng lợi ích thu được thì khoản đầu tư<br />
nào được thực hiện với chi phí thấp hơn thì có hiệu quả cao hơn.<br />
Xét trên phương diện quản lý vĩ mô, hiệu quả đầu tư trực tiếp nước<br />
ngoài là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh<br />
tế xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các<br />
kết quả đó trong một thời kỳ nhất định; Nói cách khác, hiệu quả kinh tế xã hội<br />
của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so<br />
với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội đã phải bỏ ra khi tiếp nhận đầu tư.<br />
<br />
v<br />
Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được xem xét ở nhiều khía<br />
cạnh, góc độ khác nhau và được đánh giá với các tiêu chí khác nhau.<br />
- Theo phạm vi đánh giá: Theo cách phân loại này hiệu quả đầu tư<br />
được phân thành hiệu quả cấp vi mô và hiệu quả cấp vĩ mô.<br />
- Theo phương thức xác định hiệu quả: Theo cách phân loại này hiệu<br />
quả đầu tư được phân thành hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.<br />
- Theo tính chất tác động: Theo cách phân loại này hiệu quả đầu tư<br />
được phân thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.<br />
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư FDI tại địa phương<br />
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động FDI<br />
+ Hệ số gia tăng vốn sản lượng – ICOR (Incremental Capital Output Ratio)<br />
Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương, hệ số ICOR<br />
năm t được xác định như sau: ICORt = FDIt / GDPFDI<br />
Trong đó: GDPFDI là phần GDP tăng thêm do khu vực FDI tạo ra<br />
trong năm t. FDIt Là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm t.<br />
+ Thu ngân sách từ khu vực FDI: Được xác định thông qua tỷ số: Thu ngân<br />
sách/vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.<br />
Ý nghĩa: với một đồng vốn đầu tư khu vực FDI thì đóng góp bao nhiêu<br />
đồng vào thu ngân sách nhà nước ở địa phương.<br />
+ Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI: Được xác định bằng tổng giá trị xuất<br />
khẩu của khu vực FDI/tổng vốn thực hiện của khu vực FDI.<br />
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầu tư FDI sẽ tạo ra bao<br />
nhiêu đồng giá trị xuất khẩu của khu vực này.<br />
+ Số việc làm được tạo ra từ khu vực FDI: Số việc làm được tạo ra một cách<br />
trực tiếp từ khu vực FDI, được xác định bằng số lao động hiện đang làm việc<br />
trong khu vực FDI.<br />
<br />