TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Chương 1: Lý thuyết và quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.1 Lý thuyết về dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
Khái niệm tổng quát nhất về Dịch vụ ngân hàng điện tử(Electronic Banking viết<br />
tắt là E-Banking) có thể diễn đạt như sau: Dịch vụ ngân hàng điện tửlà các dịch vụ ngân<br />
hàng mà các giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển<br />
giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hay một cách ngắn gọn:<br />
“Dịch vụ ngân hàng điện tử là hình thức thực hiện các giao dịch tài chính ngân hàng<br />
thông qua các phương tiện điện tử”.<br />
Một số các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đang được sử dụng hiện nay:<br />
+ Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking)<br />
+ Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking)<br />
+ Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại di động (Mobile Banking và SMS<br />
Banking)<br />
+ Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking)<br />
+ Trung tâm hỗ trợ khách hàng (Call Center)<br />
+ Dịch vụ cung cấp qua ATM (Automatic Teller Machine)<br />
+ Dịch vụ thẻ<br />
1.2 Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.2.1 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
1.2.2 Định nghĩa và nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu thế chung trên thế giới, là xu thế hoạt<br />
động của ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt ở Việt Nam, khi nền tảng công nghệ ngân hàng<br />
còn thấp, xu thế hội nhập ngân hàng Việt Nam đối diện với sự cạnh tranh với ngân hàng<br />
thế giới có công nghệ ngân hàng cao. Chính vì vậy, Việt Nam cần ưu tiên phát triển dịch<br />
vụ ngân hàng điện tử.Định nghĩa và nội dung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
Định nghĩa: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là sự tăng trưởng quy mô cung<br />
ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và gia tăng tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trên tổng<br />
thu nhập của ngân hàng, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo đảm đáp ứng ngày<br />
càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và gia tăng hiệu<br />
quả kinh doanh phụ hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng<br />
thời kỳ.<br />
<br />
Nội dung công tác phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử gồm:<br />
+ Mở rộng quy mô dịch vụ<br />
+ Phát triển, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm dịch vụ<br />
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ<br />
+ Tăng thị phần<br />
+ Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro<br />
1.2.3 Lợi ích và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử:<br />
Thực tế cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử đóng vai trò quan trọng đối với khách<br />
hàng và ngân hàng, nó mang lại nhiều tiện ích, là cầu nối gắn kết hơn giữa ngân hàng với<br />
khách hàng và ngược lại tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có một số hạn chế nhất định.<br />
+ Những lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử:<br />
Đối với khách hàng: Nhanh chóng, thuận tiện; Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí;<br />
Quản lý tài sản hiệu quả.<br />
Đối với ngân hàng: Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu;Tăng khối lượng giao dịch;<br />
Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng; Cung cấp dịch vụ trọn gói; Mở rộng<br />
phạm vi hoạt động; Nâng cao hình ảnh, khả năng cạnh tranh của ngân hàng; Nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng vốn.<br />
+ Những hạn chế của dịch vụ Ngân hàng điện tử:<br />
Đối với khách hàng: Tăng sự lệ thuộc vào điện thoại, máy tính điện tử, mạng<br />
internet; Vấn đề bảo mật thông tin; Thiếu thông tin “nóng”.<br />
Đối với ngân hàng: Vốn đầu tư lớn; Rủi ro về an toàn và bảo mật; Phụ thuộc vào<br />
công nghệ; Phụ thuộc vào đối tác thứ ba.<br />
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
+ Các yếu tố bên ngoài:<br />
- Sự phát triển của công nghệ thông tin<br />
- Hạ tầng cơ sở CNTT<br />
- Môi trường pháp lý<br />
- Sự phát triển kinh tế xã hội<br />
- Trình độ và mức thu nhập người dân<br />
- Nhu cầu sử dụng và sự hiểu biết của khách hàng<br />
- Đối thủ cạnh tranh<br />
+ Các yếu tố bên trong của ngân hàng<br />
- Nguồn lực tài chính và nhân sự<br />
<br />
- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và khả năng làm chủ công nghệ thông tin<br />
- Khả năng cung ứng của ngân hàng<br />
- Năng lực phục vụ<br />
- Sự đồng cảm của ngân hàng đối với khách hàng<br />
- Tính đáng tin cậy của dịch vụ<br />
- Tính hữu hình của dịch vụ<br />
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử:<br />
Đánh giá kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ dựa trên 3 tiêu chí sau:<br />
+ Tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ<br />
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ<br />
+ Nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử<br />
1.2.6 Rủi ro trong sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng thương<br />
mại tại Việt Nam<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTMCP<br />
Công Thương Việt Nam<br />
2.1Giới thiệu chung về VietinBank<br />
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được biết đến là một trong<br />
số các ngân hàng tiên phong trong mặt trận hiện đại hóa ngân hàng, từng bước đưa công<br />
nghệ ngân hàng hiện đại thế giới vào hoạt động của mình, tạo nhiều thuận lợi và tiện ích<br />
cho các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình.<br />
Từ những nghiệp vụ ngân hàng điện tử sơ khai như: Quản lý vốn tập trung, gửi tiền<br />
một nơi rút tiền nhiều nơi, ATM..., đến nay VietinBank đã không ngừng gia tăng tiện ích<br />
qua hàng chục sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng và phong phú, đáp ứng tương<br />
đối kịp thời nhu cầu của khách hàng.<br />
2.2 Các sản phẩm NHĐT mà VietinBank đang triển khai<br />
Stt<br />
<br />
Nhóm sản phẩm<br />
<br />
1<br />
<br />
Danh mục sản phẩm<br />
<br />
Thời gian<br />
triển khai<br />
<br />
VietinBank ipay<br />
<br />
2005<br />
<br />
VietinBank e FAST<br />
<br />
2013<br />
<br />
SMS Banking<br />
<br />
2009<br />
<br />
Nhóm Internet Banking<br />
2<br />
3<br />
<br />
Nhóm sản phẩm SMS Banking<br />
<br />
Stt<br />
<br />
Nhóm sản phẩm<br />
<br />
4<br />
<br />
Danh mục sản phẩm<br />
<br />
Thời gian<br />
triển khai<br />
<br />
VN-Topup<br />
<br />
2012<br />
<br />
Thẻ ATM<br />
<br />
2005<br />
<br />
6<br />
<br />
Thẻ ghi nợ quốc tế Visa/Master debit<br />
<br />
2011<br />
<br />
7<br />
<br />
Thẻ tín dụng quốc tế Visa/Master<br />
<br />
2008<br />
<br />
Thẻ Tín dụng JCB<br />
<br />
2012<br />
<br />
iPay Mobile<br />
<br />
2013<br />
<br />
BankPlus<br />
<br />
2012<br />
<br />
Contact Center<br />
<br />
2010<br />
<br />
5<br />
Nhóm dịch vụ Thẻ ghi nợ<br />
<br />
Nhóm dịch vụ Thẻ tín dụng<br />
8<br />
9<br />
Nhóm Mobile Banking<br />
10<br />
11<br />
<br />
Nhóm Phone Banking<br />
<br />
2.3 Các biện pháp mà VietinBank đã triển khai để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
+ Phát triển hạ tầng:Mở rộng mạng lưới máy ATM và máy POS; Nâng cấp hệ<br />
thống máy chủ và mạng, mạng nội bộ<br />
+ Phát triển nguồn nhân lực<br />
+ Các chính sách về Quản trị điều hành: Các chính sách về giao chỉ tiêu cho<br />
nhân viên; Các chính sách về chăm sóc khách hàng<br />
+ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro<br />
+ Các hoạt động truyền thông, quảng bá, phát triển dịch vụ NHĐT tới các đối<br />
tượng khách hàng<br />
2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank<br />
+ Ngoài những kết quả đạt được khá khả quan thì có tồn tại một số hạn chế như<br />
sau:<br />
- Tính bảo mật và an toàn của các giao dịch cũng chưa được đảm bảo tuyệt đối<br />
-Khâu truyền thông, cổ động còn yếu<br />
-Chất lượng dịch vụ NHĐT còn chưa thỏa mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn<br />
-Cơ chế quản lý, điều hành trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NHĐT của<br />
VietinBank vẫn còn nhiều bất cập<br />
-Tỷ lệ doanh thu/tỷ lệ đăng ký NHĐT<br />
-Sự phân bố mạng lưới máy ATM chưa thực sự hợp lý<br />
-Hiểu biết của nhân viên không phụ trách về dịch vụ ngân hàng điện tử nhìn chung<br />
<br />
vẫn còn có hạn chế<br />
+ Nguyên nhân của những hạn chế<br />
-Các nhân tố bên trong<br />
Định hướng và chiến lược hoạt động<br />
Cơ sở kỹ thuật, công nghệ<br />
Nguồn nhân lực<br />
-Các nhân tố bên ngoài<br />
Nhận thức và nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng<br />
Sức ép từ cạnh tranh trong thị trường ngân hàng<br />
Môi trường pháp lý<br />
2.5Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các nước trong khu vực và trên thế<br />
giới và một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam<br />
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng<br />
TMCP Công Thương Việt Nam<br />
3.1 Các căn cứ đề xuất:<br />
+ Tầm nhìn và định hướng phát triển của VietinBank<br />
+ Căn cứ thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank<br />
3.2 Các nhóm giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại VietinBank<br />
3.2.1 Nhóm các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử về mặt số lượng<br />
+ Giới thiệu và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của<br />
VietinBank<br />
+ Vận dụng linh hoạt chính sách giá, phí<br />
+ Tăng cườngmở rộng liên kết với các đối tác<br />
3.2.2 Nhóm các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử về mặt chất lượng<br />
+ Hoàn thiện sản phẩm và cơ cấu cung ứng sản phẩm<br />
+ Tiếp tục phát triển mạng lưới và hạ tầng công nghệ<br />
+ Hoàn thiện các biện pháp quản trị điều hành<br />
+ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong dịch vụ ngân hàng điện tử<br />
3.3 Một số kiến nghị<br />
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ:<br />
+ Tiếp tục đầu tư phát triển thương mại điện tử.<br />
+ Chính phủ cần dành sự ưu tiên đáng kể để quảng bá thương mại điện tử và dịch<br />
vụ ngân hàng điện tử<br />
<br />