LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài<br />
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, TTKDTM trở nên đa dạng và tiện lợi,<br />
tác động trực tiếp đến sự thay đổi cách thức kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát<br />
triển. Do đó, chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển TTKDTM trên toàn quốc nhằm đẩy<br />
mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, TTKDTM đã và đang được<br />
các NHTM tập trung đầu tư phát triển với sự cạnh tranh khốc liệt. Tại địa bàn Sơn La, ngân<br />
hàng Vietinbank Sơn La là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa dịch vụ TTKDTM đến<br />
với khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động phát triển TTKDTM tại Vietinbank Sơn La chưa thực<br />
sự hiệu quả, chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng<br />
tiền mặt tại ngân hàng Công thương chi nhánh Sơn La” làm đề tài luận văn của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xuất phát từ yêu cầu và tính cấp thiết của đề tài, luận văn làm rõ các mục tiêu nghiên<br />
cứu:<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân<br />
hàng thương mại.<br />
- Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân<br />
hàng Vietinbank Sơn La<br />
- Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển, mở rộng hoạt động thanh toán không dùng<br />
tiền mặt của Vietinbank trên địa bàn tỉnh Sơn La.<br />
3. Kết cấu luân văn<br />
Luận văn gồm 04 chương<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại<br />
ngân hàng thương mại<br />
Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại<br />
Vietinbank Sơn La<br />
Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại<br />
Vietinbank Sơn La<br />
<br />
4. Kết luận:<br />
TTKDTM có tác động đẩy nhanh quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, tác động<br />
trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. TTKDTM cũng là một trong những tiêu chí để<br />
đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển<br />
TTKDTM tại Vietinbank Sơn La là thực sự cần thiết. Chính vì thế cần phải xác định rõ<br />
hạn chế, nguyên nhân và tìm ra giải pháp nhằm phát huy thế mạnh và tiềm lực vốn có để<br />
thích nghi với nên kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt, đồng thời hội nhập cùng<br />
các nước trong khu vực và trên thế giới.<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu<br />
Thông qua 08 đề tài nghiên cứu có liên quan đến TTKDTM tại các NHTM và các tổ<br />
chức tài chính từ năm 2011 đến năm 2014, các tác giả đã khái quát tình hình TTKDTM<br />
tại Việt Nam nói chung và tại các đơn vị nói riêng. Tuy nhiên, các chi nhánh NHTM<br />
được nghiên cứu không có nhiều nét tương đồng với chi nhánh Vietinbank Sơn La, hoặc<br />
là thời gian nghiên cứu đã quá lâu, không phù hợp với hiện tại. Một số công trình được<br />
nghiên cứu ở khía cạnh tổng thể trên cả nước, chưa đi cụ thể vào vấn đề phát triển<br />
TTKDTM tại địa phương như Sơn La. Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu về phát<br />
triển hoạt động TTKDTM tại Vietinbank trên địa bàn Sơn La, từ đó đưa ra giải pháp phù<br />
hợp để phát triển TTKDTM tại Vietinbank Sơn La.<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận của TTKDTM tại ngân hàng thương mại<br />
2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại<br />
Tác giả tổng hợp từ các công trình có liên quan nêu ra khái niệm TTKDTM, vai trò<br />
chính của TTKDTM đối với nền kinh tế, đó là: Thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông<br />
hàng hóa không ngừng phát triển; Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu<br />
thông xã hội; Góp phần tăng nguồn vốn cho ngân hàng thương mại; Phục vụ cho việc chỉ<br />
đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN; Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
giữa các NHTM.<br />
Vai trò của TTKDTM đối với NHTM: Phát huy chức năng trung gian thanh toán<br />
của ngân hàng, Góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng và tăng nguồn vốn cho ngân hàng<br />
thương mại, Tăng thu nhập cho ngân hàng, Thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh<br />
<br />
khác.<br />
Các hình thức TTKDTM đang được lưu hành theo quy định của pháp luật gồm có:<br />
séc, UNT, UNC, thẻ thanh toán, thư tín dụng, thanh toán trung gian qua ngân hàng điện<br />
tử.<br />
2.2 Phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM<br />
Tác giả nêu ra khái niệm về phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM, Sự cần thiết<br />
của phát triển TTKDTM ,Tiêu chí đánh giá phát triển thanh toán không dùng tiền mặt<br />
gồm có Số lượng khách hàng mở tài khoản và thực hiện TTKDTM, Các loại dịch vụ<br />
TTKDTM tại ngân hàng, Doanh số từ hoạt động TTKDTM của ngân hàng thương mại,<br />
Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.<br />
Nhân tố tác động đến phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM gồm có hai nhóm<br />
nhân tố chính:<br />
- Nhân tố khách quan: Nhân tố văn hóa – xã hội (Sự ổn định kinh tế, văn hóa, xã<br />
hội, Các nhóm tham khảo trong xã hội), Nhân tố cá nhân ( thu nhập, độ tuổi,nghề<br />
nghiệp), Nhân tố tâm lý khách hàng ( thói quen thanh toán)<br />
- Nhân tố chủ quan: Quy mô của ngân hàng, Khoa học kĩ thuật và công nghệ,<br />
Nguồn nhân lực<br />
2.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTM<br />
Phân tích về quá trình phát triển hoạt động TTKDTM tại ngân hàng Ngoại<br />
thương Việt Nam (Vietcombank). Vietcombank có mạng lưới ATM nội địa lớn nhất với<br />
2.127 máy ATM và 55.576 máy POS (33%). Tổng số thẻ đã phát hành năm 2014 là<br />
155.986 thẻ tín dụng, 186.102 thẻ ghi nợ quốc tế và 1.321.111 thẻ ghi nợ nội địa. Thị<br />
phần của Vietcombank là 25 - 30% số lượng thẻ tín dụng đã phát hành và 50% thị phần<br />
về giá trị thanh toán bằng thẻ tín dụng.<br />
Quá trình phát triển TTKDTM của Vietcombank có những hạn chế như sau: Sự<br />
thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán giữa các ngân hàng; Hành lang<br />
pháp lý chưa được thiết lập chặt chẽ với các phương thức thanh toán hiện đại; Thói quen<br />
sử dụng tiền mặt của dân cư.<br />
Từ đó rút ra kinh nghiệm phát triển TTKDTM của Vietinbank Sơn La đó là: phối hợp<br />
<br />
chặt chẽ giữa các bộ ngành hoàn thiê ̣n khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong thanh<br />
toán KDTM; hiê ̣n đa ̣i hoá công nghê ̣ và các h ệ thống thanh toán. Xây dựng một hệ thống<br />
thanh toán hiện đại là mục tiêu dài hạn của ngành ngân hàng Việt Nam; liên minh thông nhất<br />
giữa các ngân hàng, các tổ chức phát hành thẻ.<br />
Chương 3: Thực trạng hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La<br />
3.1 Khái quát về Vietinbank Sơn La<br />
Vietinbank Sơn La được thành lập từ tháng 06/2008 đi vào hoạt động ngày 05/09/2008<br />
, trụ sở chính đặt tại thành phố Sơn La, là một thành viên trực thuộc Ngân hàng Thương mại<br />
Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank). Cơ cấu khách hàng với 90% là khách hàng<br />
cư trú tại thành phố, cụ thể 80% khách hàng cá nhân và 20% khách hàng doanh nghiệp vừa<br />
và nhỏ.<br />
3.2 Thực trạng hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La<br />
Qua kết quả phân tích số liệu và tổng hợp từ 146 phiếu điều tra khách hàng tại các<br />
điểm giao dịch trên địa bàn thành phố Sơn La, rút ra được những hạn chế của hoạt động<br />
TTKDTM tại Vietinbank Sơn La đó là:<br />
Thứ nhất, tỷ trọng thanh toán bằng séc, UNT, thẻ quốc tế còn quá thấp.<br />
Thứ hai, số lượng thẻ phát hành lớn nhưng phí dịch vụ thu về không bù được chi<br />
phí phát hành<br />
Thứ ba, chất lượng dịch vụ TTKDTM chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng<br />
Thứ tư, tỉ lệ khách hàng từ khu vực tự doanh, hộ kinh doanh cá thể, tư nhân còn<br />
thấp.<br />
Thứ năm, công tác quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của<br />
Vietinbank chưa đem lại hiệu quả.<br />
Nguyên nhân của những hạn chế:<br />
Nguyên nhân khách quan: Quy mô chi nhánh ngân hàng nhỏ, hệ thống cơ sở hạ tầng<br />
chưa phát triển tương xứng và đồng bộ, nguồn nhân lực của ngân hàng chưa đáp ứng<br />
được yêu cầu của TTKDTM.<br />
Nguyên nhân chủ quan đến từ đặc điểm nền kinh tế không chính thức tại địa<br />
phương, hành lang pháp lý về TTKDTM, thói quen tiêu dùng của khách hàng.<br />
Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La<br />
<br />
4.1 Định hướng phát triển của Vietinbank Sơn La giai đoạn 2015-2020:<br />
Định hướng chung<br />
- Về công tác chuyển đổi mô hình hoạt động: VietinBank tiếp tục công tác chuyển<br />
đổi mô hình theo chiều sâu, từng bước nâng cao khả năng vận hành của từng khối theo<br />
chuẩn quốc tế. Đồng thời, tăng cường tính kết nối giữa các bộ phận để hoạt động của hệ<br />
thống ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển.<br />
- Tái cơ cấu lại danh mục tín dụng và cho vay: VietinBank tiếp tục đẩy mạnh hoạt<br />
động tín dụng, duy trì thế mạnh đối với mảng Khách hàng Doanh nghiệp lớn, đồng thời<br />
chuyển dịch dần cơ cấu cho vay sang các đối tượng khách hàng nhiều tiềm năng khác<br />
như Khách hàng FDI, Khách hàng vừa và nhỏ, tận dụng thương hiệu và mạng lưới rộng<br />
lớn để tăng cường bán chéo các sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị phần đối với mảng ngân<br />
hàng bán lẻ.<br />
- Đẩy mạnh và nâng cao hoạt động đầu tư tài chính: VietinBank cơ cấu lại danh<br />
mục đầu tư tài chính theo hướng đa dạng hơn giữa các nhóm tài sản nhằm đạt mục tiêu<br />
giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa nguồn lực.<br />
- Hoạt động huy động vốn :Cơ cấu nguồn vốn sẽ được đa dạng với cả nguồn vốn từ<br />
nền kinh tế, vốn huy động từ liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá…<br />
Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM<br />
Giai đoạn 2015-2020, Vietinbank Sơn La đưa ra năm định hướng phát triển: Mở<br />
rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả; Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán; Phát<br />
triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát triển hệ thống công nghệ thông tin;<br />
Nâng cao công tác tuyên truyền và quảng bá sản phẩm, hình ảnh Vietinbank Sơn La.<br />
4.2 Giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTKDTM tại Vietinbank Sơn La<br />
Nhóm giải pháp chung:<br />
- Nâng cao tỷ trọng thanh toán séc, UNT, thẻ quốc tế trong TTKDTM và đa dạng<br />
hóa các hình thức TTKDTM. Đơn giản hoá quy trình thanh toán séc, tăng các tiện ích<br />
mới của thẻ, đẩy mạnh tiếp thị ngân hàng điện tử đồng thời phối hợp với các nhà cung<br />
cấp dịch vụ khác như điện, nước, xăng dầu…vv<br />
- Nâng cao tỷ lệ khách hàng thuộc khối tư nhân, tự doanh, hộ kinh doanh Đây là đối<br />
tượng khách hàng rất tiềm năng, nhưng số lượng khách hàng sử dụng dịc vụ TTKDTM<br />
<br />