intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điệ

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được kết cấu 3 chương chính: Chương 1 - Lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Chương 2 - Thực trạng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Chương 3 - Giải pháp tăng cường phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điệ

i<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, tiếp cận và thích nghi với thị<br /> trường tài chính tiền tệ, Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) trực thuộc<br /> Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPOST) luôn phải đối mặt với nhiều thách<br /> thức trong đó thách thức lớn nhất mà VPSC đã, đang và sẽ phải đối đầu là nguy cơ<br /> gia tăng của các loại rủi ro. Vì vậy, VPSC đã từng bước tổ chức thực hiện quản lý,<br /> phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, công tác này hiện đang<br /> thiếu vắng tính chuyên nghiệp; thiên về ngắn hạn mà thiếu tính bền vững, lâu dài;<br /> thiên về xử lý hậu quả mà tính phòng ngừa còn kém; thiên về các yếu tố định tính<br /> mà chưa có khả năng lượng hóa cụ thể rủi ro.<br /> Để tạo nền móng phát triển vững chắc, có thể khẳng định, VPSC sẽ phải<br /> bước lại những bước đi căn bản để xây dựng và cơ cấu lại toàn bộ khuôn khổ và hạ<br /> tầng quản lý, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.<br /> Xuất phát từ thực tế trên, học viên lựa chọn đề tài “Phòng ngừa rủi ro trong<br /> hoạt động kinh doanh tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện” làm đề tài luận<br /> văn thạc sỹ kinh tế.<br /> Trên cơ sở đề tài lựa chọn, luận văn đã xác định mục đích nghiên cứu, đối<br /> tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, luận văn sử dụng phương pháp luận<br /> của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Phương pháp thống kê, Phương<br /> pháp phân tích, Phương pháp so sánh… để giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu.<br /> Luận văn được kết cấu 3 chương chính:<br /> Chương 1: Lý luận cơ bản về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh<br /> của doanh nghiệp dịch vụ tiết kiệm bưu điện.<br /> Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại<br /> Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện.<br /> Chương 3: Giải pháp tăng cường phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh<br /> doanh tại Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG<br /> KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN<br /> <br /> 1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ TKBĐ<br /> 1.1.1 Khái niệm dịch vụ TKBĐ, doanh nghiệp dịch vụ TKBĐ<br /> Dịch vụ TKBĐ là dịch vụ của một trung gian tài chính phi ngân hàng là<br /> doanh nghiệp dịch vụ TKBĐ nhằm huy động những món tiền nhỏ lẻ từ dân cư cho<br /> chính phủ vay những món tiền lớn, dài hạn; thực hiện một số dịch vụ bổ trợ như<br /> dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền…thông qua các điểm cung cấp dịch vụ bưu<br /> chính viễn thông.<br /> <br /> 1.1.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ TKBĐ<br /> Doanh nghiệp dịch vụ TKBĐ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp TKBĐ) cung<br /> cấp hai loại hình dịch vụ chủ yếu là dịch vụ huy động tiền gửi và dịch vụ cho vay.<br /> Dịch vụ huy động tiền gửi bao gồm các hình thức: tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm<br /> không kỳ hạn, và tiết kiệm không kỳ hạn. Dịch vụ cho vay với đối tượng cho vay là<br /> Chính phủ và các tổ chức Chính phủ nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cơ<br /> sở hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp TKBĐ<br /> còn cung cấp dịch vụ đại lý dịch vụ tài chính bán lẻ, dịch vụ chuyển khoản…<br /> <br /> 1.2 Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp<br /> dịch vụ TKBĐ<br /> 1.2.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ TKBĐ<br /> Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khả năng (hay xác suất) xảy ra những<br /> thiệt hại về kinh tế mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các hoạt<br /> động kinh doanh mà doanh nghiệp không dự kiến trước được.<br /> Xuất phát từ đặc thù của dịch vụ TKBĐ, luận văn đi nghiên cứu ba loại rủi ro<br /> cơ bản là rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tác nghiệp.<br /> Trước hết là rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là tình trạng doanh<br /> nghiệp TKBĐ không cân đối đủ tiền để có thể đáp ứng các khoản phải trả được yêu<br /> cầu thanh toán, dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán.<br /> <br /> iii<br /> <br /> Loại rủi ro tiếp theo là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất được hiểu là khả năng tổ<br /> chức tài chính chịu thiệt hại do biến động của lãi suất thị trường.<br /> Một loại rủi ro nữa mà doanh nghiệp TKBĐ phải đối đầu là rủi ro tác nghiệp.<br /> Rủi ro tác nghiệp được hiểu là rủi ro về những tổn thất trực tiếp hay gián tiếp phát<br /> <br /> sinh từ sự không thích hợp của những quy trình nội bộ, con người và hệ thống không<br /> đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc xuất phát từ các sự kiện bên ngoài.<br /> Ngoài các rủi ro cơ bản nêu trên, trong doanh nghiệp TKBĐ còn gặp một số<br /> rủi ro khác như: rủi ro đối tác, rủi ro từ môi trường kinh tế - xã hội ...<br /> <br /> 1.2.2 Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ TKBĐ<br /> Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh thực chất là một quy trình<br /> được thiết lập trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp, nhằm xác<br /> định những sự vụ có nguy cơ dẫn đến những hệ quả xấu cho doanh nghiệp để từ đó<br /> chủ động đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời nhằm tối đa hóa lợi<br /> nhuận của doanh nghiệp với mức độ rủi ro có thể chấp nhận.<br /> Để phòng ngừa rủi ro hiệu quả, doanh nghiệp TKBĐ phải xây dựng quy trình<br /> và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.<br /> Về cơ bản, quy trình phòng ngừa rủi ro bao gồm các nội dung: Nhận biết rủi<br /> ro (nhận dạng nguy hiểm và rủi ro), Đo lường rủi ro và Kiểm soát rủi ro.<br /> Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà các doanh<br /> nghiệp nói chung và doanh nghiệp TKBĐ nói riêng phải thực hiện bao gồm: Nâng cao<br /> nhận thức về rủi ro, Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ<br /> thống quản lý rủi ro, Xây dựng và hoàn thiện bộ máy giám sát rủi ro độc lập…<br /> <br /> 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh<br /> doanh dịch vụ TKBĐ<br /> Xét từ bên trong doanh nghiệp, có bốn nhân tố ảnh hưởng đến công tác<br /> phòng ngừa rủi ro: Môi trường phòng ngừa rủi ro, Cơ chế hoạt động và cơ chế quản<br /> trị doanh nghiệp, Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chất lượng nhân sự đối với bộ phận<br /> phòng ngừa rủi ro và Hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lường rủi ro.<br /> Xét bên ngoài doanh nghiệp, có 2 nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng<br /> ngừa rủi ro là môi trường kinh tế và môi trường chính trị và pháp lý.<br /> <br /> iv<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH<br /> DOANH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN<br /> <br /> 2.1 Giới thiệu về Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện<br /> VPSC được thành lập vào năm 1999 và là đơn vị thành viên hạch toán phụ<br /> thuộc VNPOST. Trên mạng lưới 839 bưu cục, VPSC cung cấp hai nhóm sản phẩm<br /> dịch vụ chính là Huy động nguồn tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư và Cho vay.<br /> Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, VPSC đã đạt được kết quả kinh doanh<br /> đáng khích lệ. Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn VPSC hoạt động kinh doanh ổn định<br /> và hiệu quả, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Tuy nhiên, năm<br /> 2008, VPSC ghi nhận số lỗ lên đến gần 20 tỷ đồng. Sang năm 2009, trên thực tế, lợi<br /> nhuận trước thuế năm 2009 của VPSC là hơn 179 tỷ đồng nhưng theo quy định của<br /> VNPOST, VPSC kết chuyển toàn bộ lãi lên VNPOST và đưa lợi nhuận về 0 trên báo<br /> cáo tài chính.<br /> <br /> 2.2 Thực trạng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại VPSC<br /> 2.2.1. Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại VPSC<br /> Trong hoạt động kinh doanh, VPSC đã phải đối mặt và chịu những tổn thất<br /> do các loại rủi ro gây nên.<br /> Trước hết là rủi ro lãi suất. Giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn lãi suất vận<br /> động tương đối ổn định, không có những chuyển biến mạnh và bất ngờ cho nên rủi<br /> ro lãi suất không xảy ra, hoạt động kinh doanh của VPSC vận hành thuận lợi. Bước<br /> sang năm 2008, lãi suất biến động nhanh, mạnh và khó lường; rủi ro lãi suất thực sự<br /> đã xảy ra với những tổn thất nặng nề ở tất cả các tổ chức trung gian tài chính trong đó<br /> có VPSC. Kết quả là năm 2008 VPSC lỗ gần 105 tỷ đồng – một con số quá lớn (gấp<br /> 2 lần vốn chủ sở hữu của VPSC).<br /> Loại rủi ro tiếp theo mà VPSC gặp phải là rủi ro thanh khoản. Giai đoạn<br /> 2005-2009, VPSC duy trì tốt các tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo khả<br /> năng chi trả cho khách hàng, phần lớn các chỉ tiêu thanh khoản đều trên ngưỡng an<br /> toàn. Từ năm 2007 trở về trước, với môi trường kinh doanh tương đối ổn định,<br /> <br /> v<br /> <br /> thanh khoản của VPSC rất tốt. Tuy nhiên, những diễn biến bất lợi trên thị trường tài<br /> chính tiền tệ từ cuối năm 2007 và lan rộng trong năm 2008 đã làm cho VPSC phải<br /> đối mặt với rủi ro thanh khoản. Với những nỗ lực phi thường, VPSC đã vượt qua<br /> cơn bão thanh khoản và chứng tỏ sự vững vàng của mình trước những thử thách và<br /> biến chuyển khó lường của thị trường tài chính tiền tệ.<br /> Bên cạnh hai loại rủi ro trên, VPSC còn phải đối mặt với rủi ro tác nghiệp<br /> trong đó nguy hiểm nhất là rủi ro đạo đức. Đặc điểm của rủi ro đạo đức và tổn thất<br /> do nó gây ra cho VPSC giai đoạn 2005-2009 là quy mô số tiền bị chiếm đoạt ngày<br /> càng lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi và tất cả các vụ việc đều đến khi vỡ lở hoặc do<br /> “thủ phạm” tự khai báo trong đó điển hình là năm 2009 xảy ra 06 vụ rủi ro đạo đức<br /> với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 20 tỷ đồng. Ngoài ra VPSC còn gặp phải rủi ro<br /> do quy trình nghiệp vụ, rủi ro công nghệ, rủi ro pháp lý, rủi ro sai lầm trong chiến<br /> lược, rủi ro từ môi trường kinh tế...<br /> <br /> 2.2.2 Thực trạng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Công<br /> ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện<br /> VPSC đã thực hiện phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng sáu<br /> nhóm biện pháp, bao gồm: Xây dựng hệ thống quy trình và văn bản pháp lý; vận<br /> hành mạng tin học; thực hiện hậu kiểm đối với tất cả các giao dịch phát sinh tại<br /> từng bưu cục trên cả nước; thực hiện cơ chế kiểm tra trực tiếp, kiểm tra nội bộ định<br /> kỳ và đột xuất; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo và thường xuyên cập nhật tình<br /> hình mạng lưới và diễn biến của thị trường tài chính ngân hàng.<br /> <br /> 2.3 Đánh giá thực trạng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại<br /> Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện<br /> 2.3.1 Những kết quả đạt được<br /> Một là, bước đầu xây dựng được hệ thống quy trình nghiệp vụ, văn bản pháp<br /> lý, hệ thống kiểm tra nội bộ, kiểm tra gián tiếp, phân cấp trách nhiệm quản lý rủi ro<br /> cho một số phòng ban trong công ty.<br /> Hai là, xây dựng và nâng cao ý thức nhận diện rủi ro và phòng ngừa rủi ro<br /> trong hoạt động kinh doanh cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty và các cấp<br /> tham gia cung ứng dịch vụ TKBĐ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1