intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lê Chân

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý RRTD tại NHTM và luận chứng giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý RRTD tại Vietinbank Lê Chân trong điều kiện hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lê Chân

Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn tiềm ẩn rủi ro với biểu hiện<br /> đa dạng cả về nguyên nhân phát sinh, quy mô tác động và tính chất ảnh hưởng. Trong đó,<br /> mặc dù được coi là rủi ro riêng lẻ, nhưng rủi ro tín dụng (RRTD) vẫn là rủi ro quan trọng<br /> nhất và có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng cho các NHTM. Nguyên nhân ở chỗ, kể từ khi<br /> ra đời đến nay, hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu,<br /> và thu nhập từ tín dụng là nguồn thu nhập chính của các NHTM. Quản lý RRTD đã trở<br /> thành một yêu cầu nghiêm túc và đóng vai trò quyết định trong sự ổn định và phát triển của<br /> không chỉ một NHTM mà cả hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), thị trường tài chính và<br /> toàn bộ nền kinh tế. Điều này đã được minh chứng rõ ràng trong thực tiễn hoạt động của<br /> ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam những năm qua. Việc các NHTM chạy theo phát<br /> triển nóng, gia tăng quy mô, tìm kiếm lợi nhuận lớn mà chưa quan tâm hoặc quản lý RRTD<br /> chặt chẽ đã dẫn đến suy thoái chất lượng tín dụng, giảm uy tín và tiềm lực tài chính của bản<br /> thân ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp lên thị trường tiền tệ.<br /> Đối với Chi nhánh Lê Chân (Vietinbank Lê Chân), một đơn vị trong hệ thống Ngân<br /> hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), bằng những nỗ lực vượt<br /> bậc của tập thể ban lãnh đạo và người lao động, đã đạt được những thành tích đáng tự hào<br /> trong hoạt động kinh doanh. Vietinbank Lê Chân nhiều năm liên tục dẫn đầu về quy mô<br /> hoạt động so với các chi nhánh Vietinbank tại Hải Phòng. Tuy nhiên, từ năm 2011 cho đến<br /> nay, hoạt động tín dụng của Vietinbank Lê Chân có dấu hiệu tiêu cực, như: Quy mô tín<br /> dụng thu hẹp (dư nợ năm 2013 giảm 67% so với năm 2011), chất lượng tín dụng giảm, tỷ<br /> lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao (năm 2013, nợ xấu chiếm 12,07% tổng dư nợ) trong khi khả<br /> năng thu hồi nợ thấp đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập và thực hiện kế hoạch kinh doanh<br /> Vietinbank giao.<br /> Bỏ qua bất lợi khách quan chung của nền kinh tế, một nguyên nhân quan trọng dẫn<br /> đến tình trạng khó khăn trên là do quản lý RRTD tại Vietinbank Lê Chân chưa được<br /> nghiêm túc thực hiện. Việc tăng trưởng tín dụng không đi đôi với nâng cao chất lượng tín<br /> dụng, khi gặp phải điều kiện bất lợi của thị trường và khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt<br /> của các TCTD khác trên địa bàn đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và uy tín, thương<br /> <br /> hiệu của Vietinbank Lê Chân.<br /> Để đảm bảo an toàn hoạt động, hiệu quả kinh doanh, hoạt động quản lý RRTD phải<br /> được nhìn nhận lại một cách đúng đắn và cần được tăng cường hơn nữa, khẳng định vị trí<br /> trong định hướng hoạt động của Vietinbank Lê Chân. Nhận thức được điều này và qua<br /> kinh nghiệm công tác, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu:<br /> “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương<br /> Việt Nam – Chi nhánh Lê Chân”<br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan, luận văn nghiên cứu<br /> những vấn đề lý luận về quản lý RRTD tại NHTM và luận chứng giải pháp hoàn thiện hoạt<br /> động quản lý RRTD tại Vietinbank Lê Chân trong điều kiện hiện nay. Những mục tiêu<br /> nghiên cứu cụ thể bao gồm:<br /> Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về RRTD và hoạt động quản lý<br /> RRTD tại NHTM, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý RRTD tại NHTM.<br /> Luận văn nghiên cứu một số mô hình quản lý RRTD hiện đang phổ biến và những điều<br /> kiện áp dụng.<br /> Thứ hai, trên cơ sở phân tích đánh giá khách quan, toàn diện hoạt động hoạt động<br /> quản lý RRTD tại Vietinbank Lê Chân, luận văn chỉ ra những thành công và hạn chế của<br /> hoạt động quản lý RRTD của Vietinbank Lê Chân, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn<br /> đến thực trạng này.<br /> Thứ ba, trên cơ sở định hướng hoạt động của Vietinbank Lê Chân, luận văn xây<br /> dựng giải pháp cụ thể, thích hợp tăng cường hoạt động quản lý RRTD tại Vietinbank Lê<br /> Chân bảo đảm an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.<br /> Kết cấu của luận văn<br /> Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được thể hiện<br /> thành ba chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương<br /> mại.<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần<br /> <br /> Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lê Chân.<br /> Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại<br /> cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lê Chân.<br /> Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại<br /> Theo quy định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005: “RRTD<br /> trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân<br /> hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa<br /> vụ của mình theo cam kết.” Theo Basel II, RRTD hoàn toàn có thể được đo lường thông<br /> qua các mô hình mô phỏng và tổn thất dự kiến (EL) trong hoạt động tín dụng là điểu<br /> NHTM phải chấp nhận trên thực tế.<br /> Quản lý RRTD là tổng thể các hoạt động hoạch định chính sách quản lý, tổ chức<br /> biện pháp thực hiện, giám sát kiểm tra trong hoạt động cấp tín dụng với mục tiêu tối đa<br /> hóa lợi nhuận của NHTM trong mức rủi ro có thể chấp nhận.<br /> Mô hình quản lý RRTD là cách thức tổ chức quản lý, đo lường và kiểm soát RRTD<br /> mà các NHTM áp dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở kiểm soát RRTD trong giới<br /> hạn cho phép. Có hai mô hình là mô hình phân tán và mô hình tập trung.<br /> Quản lý RRTD bao gồm 4 nội dung: nhận diện RRTD; đo lường RRTD; phòng<br /> ngừa và ứng phó RRTD; kiểm soát và xử lý tổn thất do RRTD.<br /> Nhận diện RRTD được thực hiện từ phía NHTM và khách hàng để nhìn nhận rủi<br /> ro chính mà khách hàng có thể gặp phải là: rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro quản<br /> lý, rủi ro tài chính, rủi ro pháp lý.<br /> Về đo lường RRTD, nhiều NHTM và các tổ chức định hạng tín nhiệm sử dụng mô<br /> hình điểm số xếp hạng tín dụng trong quản lý RRTD. Mô hình điểm số xếp hạng tín dụng<br /> kết hợp giữa việc sử dụng dữ liệu quá khứ của các khách hàng/nhóm khách hàng trong<br /> quá trình hoạt động, quá trình SXKD cũng như quan hệ tín dụng với các TCTD để nghiên<br /> cứu thống kê.<br /> Việc phòng ngừa và ứng phó RRTD bao gồm thiết lập chính sách tín dụng và vận<br /> hành công cụ phòng ngừa và ứng phó RRTD như:<br /> - Đặt ra khẩu vị RRTD<br /> <br /> - Xây dựng và quản lý danh mục tín dụng<br /> - Quyết định mức ủy quyền phán quyết phê duyệt cấp tín dụng<br /> - Xây dựng tiêu chuẩn cấp tín dụng<br /> - Thiết lập giới hạn tín dụng với khách hàng/nhóm khách hàng<br /> - Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay<br /> - Phân tán RRTD<br /> - Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD<br /> - Xử lý tổn thất do RRTD xảy ra<br /> Về kiểm soát RRTD, tất cả các bước, các nghiệp vụ, các khoản tín dụng đều được<br /> kiểm soát để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả.<br /> Để đánh giá quản lý RRTD của NHTM có thể dựa trên hai tiêu chí là:<br /> - Sự phù hợp của mô hình quản lý RRTD<br /> - Sự đầy đủ, toàn diện của nội dung quản lý RRTD<br /> Những nhân tố tác động đến quản lý RRTD của NHTM bao gồm:<br /> Nhân tố chủ quan như: Định hướng quản lý RRTD; Năng lực và phẩm chất cán bộ<br /> NHTM; Thông tin trong quản lý RRTD<br /> Nhân tố khách quan như: Tình hình phát triển của nền kinh tế; Quy định chính<br /> sách quản lý của nhà nước; Tính trung thực, đầy đủ của thông tin khách hàng<br /> Thực trạng quản lý RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Lê Chân<br /> Vietinbank Lê Chân trưởng thành từ Phòng giao dịch Lê Chân được thành lập từ<br /> năm 1995 trực thuộc Ngân hàng Công thương Hải Phòng. Kết quả một số mặt hoạt động<br /> chính của Vietinbank Lê Chân cho thấy những khó khăn như quy mô và chất lượng tín<br /> dụng giảm, lợi nhuận hoạt động âm.<br /> Về mô hình quản lý RRTD: Kể từ cuối năm 2011 trở lại đây, theo định hướng<br /> chuyển đối mô hình tín dụng của Vietinbank, Vietinbank Lê Chân thực hiện chuyển đổi<br /> mô hình tín dụng giai đoạn 1 cùng với việc chuyển đổi mô hình kiểm soát nội bộ.<br /> Về nội dung quản lý RRTD:<br /> Nhận diện RRTD: Vietinbank Lê Chân chỉ đạo CBTD nghiên cứu kỹ và lưu ý đến các<br /> <br /> dấu hiệu RRTD của khách hàng thường xảy ra để nhận diện phát hiện, đề xuất các phương<br /> án xử lý khi khách hàng được giao phụ trách phát sinh các dấu hiệu RRTD.<br /> Đo lường RRTD: Trong thời gian từ năm 2009-2013, số lượng khách hàng cũng<br /> như tỷ lệ % khách hàng đảm bảo tiêu chuẩn cấp tín dụng (từ hạng BBB trở lên) ngày<br /> càng giảm, tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro cao (từ hạng CCC trở xuống) cho thấy<br /> chất lượng tín dụng của Chi nhánh thực sự giảm sút<br /> Phòng ngừa và ứng phó RRTD:<br /> Dựa trên số liệu thống kê hoạt động tín dụng của Vietinbank Lê Chân trong 05<br /> năm từ năm 2009 đến năm 2013, có thể nhận thấy cơ cấu tín dụng của Chi nhánh có thay<br /> đổi đáng kể, từ đó phản ánh chất lượng tín dụng đang đi xuống của Vietinbank Lê Chân<br /> trong thời gian qua.<br /> Việc thẩm định, tiếp nhận, quản lý TSBĐ còn chưa thực hiện đúng theo quy định<br /> của Vietinbank nên còn nhiều tồn tại cần khắc phục.<br /> Vietinbank Lê Chân chưa có ý thức rõ rệt về việc phân tán RRTD<br /> Không chỉ đối mặt với tình trạng sụt giảm nhanh về quy mô, mức độ nợ quá hạn,<br /> nợ xấu của Vietinbank cũng tăng rất nhanh.<br /> Từ năm 2011 trở đi, nợ quá hạn, nợ xấu tăng, chi dự phòng RRTD tăng nhanh,<br /> như năm 2012 (123,4 tỷ đồng) là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của Vietinbank<br /> Lê Chân liên tục giảm và dẫn đến lỗ lũy kế qua các năm.<br /> Vietinbank Lê Chân đã thực hiện một số biện pháp xử lý tổn thất khi có RRTD<br /> xảy ra: Cho vay duy trì hoạt động, Cơ cấu nợ, Xử lý TSBĐ,…<br /> Kiểm soát RRTD:<br /> Thực tế những năm qua cho thấy, công tác kiểm soát RRTD của Vietinbank Lê<br /> Chân mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những tổn thất tín dụng đã xảy ra.<br /> Kết quả đạt được:<br /> Nhìn chung, trong hoạt động quản lý RRTD, Vietinbank Lê Chân đã có ý thức<br /> chấp hành chính sách, quy định của Vietinbank trong việc triển khai mô hình tín dụng,<br /> quy trình tín dụng mới, tuân thủ các quy định về giới hạn an toàn. Một số chỉ tiêu về cơ<br /> cấu tín dụng của Chi nhánh đều trong ngưỡng an toàn cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1