i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng<br />
giữa các cá nhân, tổ chức. Sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên cần vốn và một<br />
bên có vốn đã xuất hiện quan hệ tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại<br />
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn<br />
nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi được vốn<br />
vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm giảm khả năng<br />
cung cấp vốn cho nền kinh tế và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.<br />
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối<br />
với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm<br />
định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế<br />
những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho<br />
ngân hàng.<br />
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng của Nhà nước mới<br />
được thành lập (chính thức hoạt động từ tháng 3/2003), thực hiện hỗ trợ về tài chính<br />
đối với nhiều đối tượng chính sách xã hội. Sự ra đời của NHCSXH nhằm góp phần<br />
thực hiện tốt các chương trình tín dụng phục vụ chính sách về phát triển kinh tế, ổn<br />
định chính trị xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đối tượng cho vay của<br />
NHCSXH là những hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối<br />
tượng vay vốn Giải quyết việc làm và vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài<br />
(Xuất khẩu lao động)…do đó rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những nét<br />
đặc thù riêng. Tuy nhiên, do hoạt động không vì lợi nhuận nên QTRRTD tại NH<br />
này chưa được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ.Vì vậy với kinh nghiệm thực tiễn<br />
làm việc trong Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam, cùng với những kiến thức<br />
khoa học và lý luận đã tiếp thu được ở trường, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi<br />
ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt nam” để nghiên cứu.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách.<br />
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi<br />
ro tín dụng tại NHCSXH Việt nam trong thời gian qua.<br />
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
<br />
ii<br />
<br />
chính sách xã hội Việt nam.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách<br />
xã hội Việt nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng chính<br />
sách xã hội Việt nam từ khi thành lập (tháng 3 năm 2003) đến tháng 12 năm 2009.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Xuất phát từ phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các<br />
phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: logic và lịch sử; thống kê,<br />
phân tích và tổng hợp; so sánh.<br />
CHƢƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG<br />
Trong chương 1 tác giả đã trình bày đầy đủ trên phương diện lý luận những<br />
vấn đề sau:<br />
<br />
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng<br />
* Khái niệm rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng<br />
phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ<br />
vốn và lãi.<br />
* Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm<br />
của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản<br />
như rủi ro mang tính chất gián tiếp; có tính chất đa dạng và phức tạp; có tính tất yếu.<br />
* Để thực hiện các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro có hiệu quả cần<br />
thiết phải tiến hành phân loại rủi ro tín dụng. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân<br />
loại, mỗi một tiêu thức khác nhau có các loại rủi ro khác nhau. Thông thường có các<br />
tiêu thức sau để phân loại: theo nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được<br />
phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục; theo tính chất của nguyên nhân gây<br />
ra rủi ro thì có rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.<br />
* Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: bao gồm những nguyên nhân từ phía<br />
ngân hàng; các nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay; các nguyên nhân khách<br />
quan liên quan đến môi trường bên ngoài.<br />
<br />
iii<br />
<br />
* Hậu quả của rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh<br />
ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời<br />
sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.<br />
<br />
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng<br />
* Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân<br />
hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng<br />
ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu<br />
được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.<br />
* Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng: Để hạn chế khả năng xảy ra rủi ro<br />
cũng như giảm thiểu những tổn thất khi rủi ro xảy ra; Ngân hàng cần thiết phải có<br />
một hệ thống để dự đoán, phòng ngừa rủi ro và giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra;<br />
Quản trị rủi ro sẽ tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện các bước đó; Việc<br />
phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng,<br />
để tránh việc hành động chồng chéo, ý kiến trái ngược thì quản trị được đưa ra để<br />
tất cả hoạt động một cách thống nhất; Quản trị đề ra mục tiêu để giúp ngân hàng đi<br />
đúng hướng.<br />
* Nội dung quản trị rủi ro tín dụng: Xác định nguyên tắc trong quản trị rủi ro;<br />
Lựa chọn mô hình rủi ro; Xây dựng các biện pháp quản trị rủi ro; Kiểm tra, giám sát.<br />
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm: các yếu tố chủ<br />
quan như nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng; trình độ của đội<br />
ngũ cán bộ làm công tác quản trị; hệ thống thông tin và việc xử lý thông tin phục vụ<br />
cho hoạt động tín dụng; công nghê ̣. Các yếu tố khách quan như thuộc về phía khách<br />
hàng vay; pháp lý; thị trường.<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
<br />
2.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam<br />
NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước được thành lập theo Quyết định<br />
131/2002/QĐ-TTg trên cơ sở tổ chức lại và tiếp nhận chương trình tín dụng cho vay<br />
hộ nghèo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHNg), tiếp nhận một số chương<br />
trình tín dụng ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại, và triển khai một số chương<br />
<br />
iv<br />
<br />
trình tín dụng mới theo qui định của Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đối<br />
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm góp phần thực hiện<br />
chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo.<br />
Mô hình tổ chức quản lý của NHCSXH có tính đặc thù, sáng tạo, do 4 bộ<br />
phận hợp thành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị, xã hội và sức<br />
mạnh của toàn dân, chung sức, chung lòng thực hiện chương trình mục tiêu quốc<br />
gia về xóa đói giảm nghèo, bao gồm: Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các<br />
cấp tại địa phương; Bộ phận điều hành có trách nhiệm tổ chức việc quản lý vốn, đưa<br />
vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng; Các tổ chức chính trị - xã hội làm<br />
dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH; Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản,<br />
làng do các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo xây dựng và quản lý.<br />
* Hoạt động cơ bản của NHCSXH Việt nam:<br />
Hoạt động huy động vốn: Với đặc thù là một ngân hàng chính sách,<br />
NHCSXH nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương, NHNN<br />
Việt Nam, và các NHTM với cam kết cung cấp vốn cho các chương trình cho vay<br />
hiện tại của NHCSXH. Tuy nhiên NHCSXH đã bắt đầu huy động vốn tiền gửi và<br />
tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nguồn vốn của<br />
NHCSXH bao gồm: (i) vốn từ NSNN; (ii) vốn huy động; (iii) vốn vay (vay Ngân<br />
hàng Nhà nước, vay nước ngoài); (iv) vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân<br />
trong và ngoài nước. Tính đến ngày 31/12/2009 tổng nguồn vốn đạt 74.458 tỷ đồng,<br />
tăng 19.767 tỷ đồng (36,1%) so với năm 2008, đạt 88% kế hoạch năm.<br />
Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn của NHCSXH chủ yếu là<br />
Cho vay hộ nghèo; Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học,<br />
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; Các đối tượng cần vay vốn để giải<br />
quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội<br />
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); các đối tượng chính sách đi lao động có thời<br />
hạn ở nước ngoài; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; Các đối<br />
tượng khác theo chỉ định của Chính phủ; Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở, cho<br />
vay mua nhà trả chậm, cho vay NS&VSMT nông thôn; đồng bào dân tộc thiểu số<br />
đặc biệt khó khăn; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử<br />
dụng người lao động là người sau cai nghiện ma tuý…<br />
Khách hàng của NHCSXH phần lớn là những đối tượng hầu như không đủ<br />
điểu kiện để có thể tiếp cận được vốn tín dụng thông thường của các NHTM với<br />
các tiêu chuẩn khắt khe về thủ tục, tài sản đảm bảo thế chấp…Do đó khả năng<br />
<br />
v<br />
<br />
sinh lời từ hoạt dộng cho vay những đối tượng khách hàng này của NHCSXH là<br />
rất thấp, thậm chí không thể có được.<br />
Chính vì lẽ đó NHCSXH thường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận<br />
mà mục tiêu hoạt động của nó là nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc<br />
gia trong kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước.<br />
<br />
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội<br />
Việt Nam<br />
* Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCSXH Việt Nam: Đến ngày 31/12/2009,<br />
tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 72.660 tỷ đồng, tăng 20.149 tỷ đồng (38,4%)<br />
so với năm 2008, đạt 89,6%. Trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 32.402 tỷ đồng,<br />
chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 44,6%); dư nợ cho vay quỹ giải quyết việc làm đạt 4.025 tỷ<br />
đồng; dư nợ cho vay học sinh sinh viên đạt 18.231 tỷ đồng; dư nợ cho vay mua nhà trả<br />
chậm và doanh nghiệp sản xuất nhà đạt 580 tỷ đồng; dư nợ cho vay đối tượng chính<br />
sách đi xuất khẩu lao động đạt 791 tỷ đồng; cho vay dự án Phát triển ngành lâm<br />
nghiệp: 179 tỷ đồng, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ 192 tỷ đồng.<br />
Ngân hàng chính sách xã hội đang có quan hệ tín dụng với 4.695 nghìn<br />
khách hàng trong đó hộ nghèo là 3.900 nghìn hộ. Dư nợ bình quân 1 hộ nghèo từ<br />
4,2 triệu đồng năm 2005 lên 5,2 triệu đồng năm 2009, tăng 1 triệu đồng/hộ.<br />
* Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng CSXH Việt nam: Nợ quá hạn của<br />
NHCSXH còn cao. Tại một số chi nhánh và khu vực, tỷ lệ nợ quá hạn cao dẫn đến<br />
tỷ lệ nợ quá hạn toàn quốc cao. Tổng dư nợ của NHCSXH đến 31/12/2009 là<br />
72.660 tỷ đồng. Trong đó nợ trong hạn là 71.695 tỷ đồng, nợ quá hạn là 720 tỷ<br />
đồng, nợ khoanh là 245 tỷ đồng. Tổng nợ xấu là 965 tỷ đồng. Để có thể thu hồi vốn<br />
và tiếp tục cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực<br />
không ngừng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên do đối tượng vay vốn là gia<br />
đình nghèo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo; các dự án cho vay<br />
giải quyết việc làm, các đối tượng đi xuất khẩu lao động, sinh viên có hoàn cảnh<br />
khó khăn vay vốn học tập…đây là những khách hàng thuộc đối tượng rủi ro cao, rất<br />
ít khả năng được các NHTM cho vay, nên quá trình hoạt động Ngân hàng Chính<br />
sách xã hội chứa đựng rất nhiều rủi ro.<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trong NHCSXH, tuy nhiên tập<br />
trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Các yếu tố về môi trường kinh tế<br />
không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng đến những người sản xuất đầu tư lớn mà hộ<br />
<br />