intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Cao Lãnh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

67
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Cao Lãnh

PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài:<br /> Quản trị rủi ro tín dụng không phải là vấn đề mới, nhưng vẫn luôn là mối<br /> quan tâm thường trực và hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng<br /> thương mại. Nó đặt ra yêu cầu cho mỗi ngân hàng thương mại: làm cách nào để<br /> đẩy mạnh, tăng trưởng hoạt động tín dụng, khơi thông nguồn vốn, hỗ trợ các tổ<br /> chức kinh tế, cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng<br /> trưởng kinh tế đồng thời kiểm soát được dòng vốn và kiểm soát tốt rủi ro trong cho<br /> vay.<br /> Rủi ro tín dụng (RRTD) luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể<br /> loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc<br /> giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng kinh doanh với một mức<br /> tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong<br /> lĩnh vực quản lý rủi ro. Ngân hàng phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt<br /> động tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu<br /> hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả trong tăng trưởng.<br /> Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông<br /> thôn – Chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Agribank CN huyện Cao<br /> Lãnh) thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát một cách<br /> hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là<br /> RRTD phải được quản lý, kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín<br /> dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, giảm thiểu các thiệt hại phát<br /> sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, góp phần<br /> nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh.<br /> Một ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh<br /> và quản lý được rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo được niềm tin của khách<br /> hàng và nâng cao được vị thế, uy tín đối với khách hàng, các tổ chức tín dụng<br /> <br /> khác. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng<br /> trưởng và phát triển bền vững cũng như thực hiện thành công các hoạt động hợp<br /> tác, liên doanh trong xu thế hội nhập hiện nay. Trước thực trạng trên, tác giả đã<br /> chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br /> Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Cao Lãnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận<br /> văn tốt nghiệp của mình.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu:<br /> - Hệ thống hóa các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM.<br /> - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các<br /> phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br /> Nông thôn – Chi nhánh huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.<br /> - Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, từ đó đưa ra một số<br /> giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br /> Nông thôn – Chi nhánh huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.<br /> 3.<br /> <br /> Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> <br /> 3.1<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Nghiên cứu về rủi ro tín dụng của NHTM và các biện pháp quản trị rủi ro tín<br /> dụng dưới giác độ NHTM.<br /> 3.2 Phạm vi nghiên cứu:<br /> - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản trị rủi<br /> ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi<br /> nhánh huyện Cao Lãnh.<br /> - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu số liệu thực tế tại ngân hàng giai đoạn từ<br /> năm 2010 đến năm 2014.<br /> 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các<br /> phương pháp thống kê, so sánh, phân tích … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn<br /> <br /> nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, tiếp thu<br /> ý kiến của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện<br /> giải pháp.<br /> 4. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết<br /> cấu thành 3 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân<br /> hàng thương mại.<br /> Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và<br /> Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Cao Lãnh.<br /> Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân<br /> hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Huyện Cao Lãnh.<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br /> TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> <br /> 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƢƠNG MẠI<br /> 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM<br /> Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày<br /> 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt<br /> động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi<br /> nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả<br /> năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.<br /> Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng nhưng có thể tổng hợp<br /> lại như sau:<br /> “Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu do<br /> người vay vốn hay người sử dụng vốn của ngân hàng không trả đúng hạn, không<br /> thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng với bất kỳ lý do nào”.<br /> 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng<br /> <br /> <br /> Nguyên nhân khách quan:<br /> <br /> Nhóm nguyên nhân khách quan thứ nhất:<br /> Nhóm nguyên nhân khách quan thứ hai:<br /> <br /> <br /> Nguyên nhân từ phía NHTM:<br /> <br /> 1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng.<br /> Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành<br /> hai loại: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.<br /> - Căn cứ vào tính chất, rủi ro tín dụng chia thành hai loại: Rủi ro khả kháng và<br /> <br /> Rủi ro bất khả kháng:<br /> 1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng<br /> 1.1.4.1 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM:<br /> RRTD làm giảm lợi nhuận ngân hàng:<br /> RRTD làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng:<br /> RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng:<br /> RRTD là nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng:<br /> 1.1.4.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế<br /> * RRTD có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia:<br /> * RRTD có thể gây hậu quả tiêu cực đến đời sống xã hội:<br /> 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG<br /> 1.2.1. Khái niệm và vai trò của việc quản trị rủi ro tín dụng<br /> 1.2.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng<br /> Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo<br /> lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và<br /> quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp<br /> tín dụng.<br /> 1.2.1.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng<br /> Thứ nhất, quản trị rủi ro túi dụng ngân hàng tốt góp phần giảm thiểu chi phí<br /> hoạt động, giảm tổn thất cho chính bản thân ngân hàng.<br /> Thứ hai, quản trị rủi ro tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài<br /> chính.<br /> Thứ ba, quản trị rủi ro tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất<br /> nước, khu vực.<br /> 1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng<br /> * Đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng<br /> * Đảm bảo khả năng thanh toán<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2