intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được chia làm 3 chương: Chương l - Những vấn đề chung về quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại. Chương 2 - Thực trạng quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Chương 3 - Giải pháp tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng luôn phải đối mặt với rất<br /> nhiều rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.<br /> Mỗi loại rủi ro đều có sự ảnh hưởng khác nhau tới an toàn hoạt động của ngân hàng<br /> nhưng rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc biệt nguy hiểm vì tác hại để lại của rủi ro<br /> thanh khoản khi xảy ra là rất nghiêm trọng. Một ngân hàng khi để xảy ra rủi ro<br /> thanh khoản thì hoàn toàn có nguy cơ phá sản mặc dù tiềm năng của ngân hàng vẫn<br /> là rất lớn.<br /> Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, các ngân hàng đều có chiến lược cụ thể<br /> trong việc quản lý từng loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, một<br /> thực tế hiện nay là việc quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt<br /> Nam vẫn còn một số tồn tại nhất định và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn<br /> Thương Tín cũng không phải ngoại lệ. Cùng với những cam kết hội nhập trong lĩnh<br /> vực tài chính, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín sẽ phải nâng<br /> cao khả năng cạnh tranh bằng việc cải thiện khả năng quản trị ngân hàng. Trong đó<br /> tăng cường quản lý thanh khoản là một yêu cầu mang tính cấp thiết.<br /> Nhằm góp phần đưa ra một số ý kiến về công tác quản lý thanh khoản cho<br /> Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, học viên đã chọn đề tài<br /> “Tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần<br /> Sài Gòn Thương Tín” cho luận văn của mình.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt,<br /> danh mục bảng biểu, luận văn được chia làm 3 chương:<br /> Chương l: Những vấn đề chung về quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài<br /> Gòn Thương Tín.<br /> Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại<br /> Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ<br /> THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại<br /> 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại<br /> Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài<br /> chính đa dạng nhất – đặc biệt là cấp tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực<br /> hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong<br /> nền kinh tế.<br /> <br /> 1.1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại<br /> Hoạt động nguồn vốn: ngoài vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn nhận ủy thác…<br /> thì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại là nguồn<br /> vốn huy động.<br /> Hoạt động sử dụng vốn: Trong hoạt động sử dụng vốn, cho vay là hoạt động<br /> tạo thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.<br /> Hoạt động cung ứng dịch vụ: là việc ngân hàng thực hiện các dịch vụ theo sự<br /> ủy thác của khách hàng.<br /> <br /> 1.2. Thanh khoản của ngân hàng thương mại<br /> 1.2.1. Khái quát về thanh khoản của ngân hàng thương mại<br /> Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài<br /> chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay,<br /> thanh toán, và các giao dịch tài chính khác.<br /> <br /> 1.2.2. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại<br /> Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản<br /> thực tế vượt quá khả năng thanh khoản hiện có. Rủi ro thanh khoản ở mức thấp<br /> khiến ngân hàng phải huy động hoặc vay mượn các nguồn tiền mới với chi phí đắt<br /> đỏ, hoặc bán các tài sản hiện có với giá thấp (chịu thua lỗ) để đáp ứng nhu cầu<br /> thanh khoản sẽ làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng; rủi ro thanh khoản ở mức<br /> cao hơn ngân hàng mất khả năng thanh toán và có thể dẫn đến phá sản. Rủi ro thanh<br /> <br /> iii<br /> <br /> khoản có thể đến từ hoạt động bên nguồn vốn hoặc bên tài sản hoặc từ hoạt động<br /> ngoại bảng của bảng cân đối kế toán của ngân hàng.<br /> <br /> 1.2.3. Mối quan hệ giữa thanh khoản và sinh lời<br /> Nếu ngân hàng giữ nhiều ngân quỹ (duy trì khả năng thanh khoản cao) thì lợi<br /> nhuận của ngân hàng sẽ giảm sút do khả năng sinh lời của việc giữ ngân quỹ thấp<br /> hơn so với các tài sản sinh lời. Tuy nhiên, nếu ngân hàng chạy theo mức lợi nhuận<br /> thông qua việc đầu tư dài hạn, mở rộng tín dụng quá mức thì khi có nhu cầu thanh<br /> khoản cấp bách ngân hàng sẽ phải huy động vốn với mức chi phí cao hơn so với<br /> điều kiện bình thường và làm cho lợi nhuận của ngân hàng cũng bị giảm sút.<br /> <br /> 1.3. Quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại<br /> 1.3.1. Khái niệm quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại<br /> Quản lý thanh khoản của ngân hàng là quá trình tác động liên tục có tổ chức,<br /> có mục đích của các nhà quản trị ngân hàng lên cung và cầu thanh khoản nhằm đạt<br /> được các mục tiêu an toàn thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận của mỗi ngân hàng<br /> thương mại trong những thời kỳ cụ thể.<br /> <br /> 1.3.2. Vai trò và mục tiêu của quản lý thanh khoản trong ngân hàng<br /> thương mại<br /> Ngân hàng muốn hoạt động an toàn và sinh lợi cao trước hết phải duy trì<br /> được an toàn thanh khoản. Vì vậy một trong những mục tiêu quan trọng và xuyên<br /> suốt hoạt động của ngân hàng là việc duy trì an toàn thanh khoản, tức là việc đáp<br /> ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản.<br /> Mục tiêu quản lý thanh khoản của ngân hàng bao gồm hai nội dung: (i) đảm<br /> bảo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng với chi phí hợp lý, đảm bảo an toàn<br /> trong hoạt động; (ii) dự đoán các nguy cơ rủi ro thanh khoản và tổn thất có thể xảy<br /> ra để thực hiện chủ động ứng phó thông qua các công cụ, các quá trình nhận biết,<br /> ước tính, theo dõi và kiểm soát rủi ro theo đúng các chuẩn mực quốc tế về quản lý<br /> thanh khoản.<br /> <br /> iv<br /> <br /> 1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng thương<br /> mại<br /> Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản được tính toán bằng cách so<br /> sánh khả năng chi trả (tài sản có tính thanh khoản cao) với nghĩa vụ chi trả hay với<br /> tổng tài sản hoặc dư nợ của ngân hàng thương mại: các tỷ lệ này càng cao khả năng<br /> thanh khoản của ngân hàng càng cao.<br /> <br /> 1.3.4. Nội dung quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại<br /> Xây dựng và lựa chọn chiến lược quản lý thanh khoản: Việc xây dựng chiến<br /> lược quản lý thanh khoản phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động là nhân tố<br /> quyết định đến sự thành công trong quản lý thanh khoản của ngân hàng. Tùy vào<br /> điều kiện cụ thể, các ngân hàng có thể lựa chọn một trong các chiến lược quản lý<br /> thanh khoản khác nhau.<br /> Lựa chọn phương pháp quản lý thanh khoản: Tùy vào quy mô hoạt động,<br /> mức độ phát triển của công nghệ và định hướng kinh doanh, mỗi ngân hàng sẽ lựa<br /> chon một phương pháp quản lý thanh khoản phù hợp.<br /> Xác định cung thanh khoản: Cung thanh khoản có thể phát sinh từ tài sản, từ<br /> nguồn vốn hoặc từ khoản mục ngoại bảng.<br /> Xác định cầu thanh khoản: Tương tự cung thanh khoản, cầu thanh khoản có<br /> thể phát sinh từ tài sản, từ nguồn vốn hoặc từ khoản mục ngoại bảng.<br /> Xử lý trạng thái thanh khoản: Tùy vào trạng thái thanh khoản mà ngân hàng<br /> sẽ tiến hành xử lý trạng thái thanh khoản cho phù hợp. Ngân hàng có thể xử lý<br /> thặng dư thanh khoản hoặc xử lý thâm hụt thanh khoản.<br /> <br /> 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản của ngân hàng<br /> thương mại<br /> Các nhân tố chủ quan bao gồm: (i)Chiến lược kinh doanh của ngân hàng;<br /> (ii)Quá trình trung gian hóa kỳ hạn (maturity intermediation) tại ngân hàng; (iii)Khả<br /> năng tham gia các thị trường tiền tệ; (iv)Chất lượng của nhân sự tham gia điều hành<br /> thanh khoản; (v)Uy tín của ngân hàng trên thị trường; (vi)Chiến lược quản lý rủi ro<br /> thanh khoản không phù hợp.<br /> <br /> v<br /> <br /> Các nhân tố khách quan bao gồm: (i)Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung<br /> ương; (ii)Năng lực dự báo của các cơ quan hữu quan; (iii)Các yếu tố liên quan đến<br /> tâm lý khách hàng.<br /> <br /> 1.4. Kinh nghiệm quốc tế liên quan đến quản lý thanh khoản<br /> 1.4.1. Hiệp ước Basel<br /> 1.4.2. Một số trường hợp rủi ro thanh khoản<br /> Sự sụp đổ của Northern Rock<br /> Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Argentina năm 2001<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN<br /> TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN<br /> THƯƠNG TÍN<br /> 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín<br /> 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển<br /> Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chính<br /> thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991. Đến tháng 6 năm 2010 Sacombank đã phát<br /> triển như sau:<br /> Vốn điều lệ đạt 9.179 tỷ đồng<br /> Mạng lưới hoạt động rộng khắp từ Bắc vào Nam với hơn 350 Chi nhánh và<br /> Phòng giao dịch. Ngoài ra, Sacombank còn là ngân hàng thương mại đầu tiên của<br /> Việt Nam mở chi nhánh tại Lào và Campuchia.<br /> Số lượng nhân viên đến thời điểm hiện nay đạt hơn 8.000 nhân viên.<br /> Hệ thống đại lý rộng khắp với 6.180 đại lý tại 289 ngân hàng của 80 quốc gia và<br /> vùng lãnh thổ trên thế giới.<br /> <br /> 2.2. Thực trạng công tác quản lý thanh khoản tại Sacombank<br /> 2.2.1. Khái quát công tác tổ chức quản lý thanh khoản tại Sacombank<br /> Phương pháp tổ chức quản lý thanh khoản: Sacombank dựa trên cơ sở dữ<br /> liệu quá khứ và định hướng hoạt động, xem xét và tính toán chính xác nhu cầu<br /> thanh khoản ở từng thời điểm để thực hiện dự trữ hợp lý, nhằm hạn chế lãng phí<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2