LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
Tín dụng là một hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng<br />
Thương Mại và mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng trong giai<br />
đoạn hiện nay. Song hoạt động tín dụng luôn thường trực chứa đựng, tiềm<br />
ẩn nhiều rủi ro, rủi ro tín dụng không chỉ gây ra hậu quả nặng nề không chỉ<br />
đối với bản thân mỗi ngân hàng mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân<br />
hàng và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng và đặc biệt là<br />
rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện nền<br />
kinh tế có nhiều biến động như hiện nay tại các ngân hàng thương mại thực<br />
sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng.<br />
Trong thời điểm nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến<br />
động bất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh<br />
của Ngân hàng nói chung và MB Hai Bà Trưng nói riêng, đặc biệt là hoạt<br />
động tín dụng, tuy đã được kiểm soát bài bản hơn, nhưng rủi ro tín dụng vẫn<br />
luôn thường trực và đe dọa bùng phát bất kỳ lúc nào.<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài: “Tăng cường công tác quản trị<br />
rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng<br />
TMCP Quân Đội – chi nhánh Hai Bà Trưng” được lựa chọn để nghiên<br />
cứu.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về công tác quản trị rủi ro tín<br />
dụng, Luận văn hướng tới mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp phù hợp<br />
nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quân đội – chi nhánh<br />
Hai Bà Trưng. Từ đó, mục tiêu nghiên cứu cụ thể của Luận văn như sau:<br />
Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín<br />
dụng.<br />
Hai là, Mô tả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHTM CP Quân<br />
đội – chi nhánh Hai Bà Trưng. Từ đó đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro<br />
tại ngân hàng. Rút ra những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn<br />
chế của ngân hàng.Giải thích nguyên nhân dẫn tới hạn chế.<br />
Ba là, Đề xuất giải pháp phù hợp để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng<br />
<br />
tại NH TMCP Quân Đội – chi nhánh Hai Bà Trưng.<br />
Luận văn sử dụng kiến thức tham khảo từ giáo trình, bài giảng, sách,<br />
báo, các bộ Luật, Quy định, Thông tư,…của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng.<br />
Các số liệu được thu thập, tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả<br />
kinh doanh, báo cáo tín dụng, báo cáo xử lý nợ,… của NH TMCP Quân Đội –<br />
chi nhánh Hai Bà Trưng.<br />
Đề tài giới hạn việc nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP<br />
Quân đội -chi nhánh Hai Bà Trưng trong giai đoạn từ năm 2012-2014.<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận của Luận văn<br />
Đề tài đã nêu ra những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ, trên cơ sở đó đi sâu vào nghiên cứu nội dung và phân tích<br />
các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Cụ<br />
thể như sau:<br />
Thứ nhất, đưa ra khái niệm, vai trò và đặc điểm về doanh nghiệp vừa<br />
và nhỏ.<br />
Thứ hai, đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng: rủi ro tín dụng là khả năng<br />
xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ,<br />
không đúng hạn theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng.<br />
Rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân: từ phía Ngân hàng, từ phía Khách hàng<br />
và từ các yếu tố khác. Rủi ro tín dụng được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như<br />
tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ cho vay không TSĐB.<br />
Thứ ba, luận văn đưa ra nội dung về quản trị rủi ro tín dụng.Theo đó,<br />
quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 4 nội dung: nhận diện rủi ro tín dụng, đo<br />
lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng. Về<br />
nhận diện rủi ro tín dụng, Luận văn nghiên cứu các dấu hiệu xuất phát từ<br />
khách hàng và ngân hàng. Về đo lường rủi ro tín dụng, Luận văn chỉ ra các<br />
phương pháp đo lường rủi ro tín dụng và tập trung nghiên cứu sâu về phương<br />
pháp xếp hạng tín dụng nội bộ thông qua đánh giá chỉ tiêu tài chính và phi tài<br />
chính. Về Kiểm soát rủi ro tín dụng, Luận văn nghiên cứu quá trình kiểm soát<br />
rủi ro tín dụng theo trình tự cấp tín dụng. Về xử lý rủi ro tín dụng, Luận văn<br />
<br />
chỉ nghiên cứu biện pháp trích lập và sử dụng quỹ DPRR tín dụng và biện<br />
pháp xử lý TSĐB.<br />
Thứ ba, luận văn đi vào phân tích và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
công tác quản trị rủi ro tín dụng. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công<br />
tác quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ<br />
quản trị rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng, trình độ kỹ thuật công<br />
nghệ, hệ thống quy định nội bộ hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro. Các nhân<br />
tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng: Hệ thống<br />
thông tin, môi trường pháp lý, môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội.<br />
<br />
2. Kết quả nghiên cứu<br />
Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín<br />
dụng tại NH TMCP Quân đội – chi nhánh Hai bà Trưng, Luận văn đã khái<br />
quát một số nét cơ bản về tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, tuy nhiên<br />
tại MB Hai Bà Trưng hoạt động cho vay chiếm 50 - 70% tổng tài sản nên luận<br />
văn chỉ tập trung phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân<br />
hàng, cụ thể như sau:<br />
- Về tình hình nợ quá hạn và nợ xấu: Năm 2012, nợ quá hạn của MB<br />
Hai Bà Trưng là 68 tỷ, chiếm 8,9% trên tổng dư nợ cho vay, trong đó nợ xấu<br />
(nợ nhóm 3,4,5) chỉ chiếm tỷ trọng 0,7%. Năm 2013, con số này tăng lên19%,<br />
nợ xấu chiếm tỷ trọng 8,5%, chi nhánh gặp nhiều khó khăn và rơi vào nhóm<br />
phải thực hiện lộ trình tái cơ cấu. Năm 2014 , sau hàng loạt biện pháp xử lý<br />
nợ và thắt chặt quy trình cấp tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn của MB Hai Bà Trưng<br />
đã được đưa về mức 6,6%, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 4,5%.<br />
- Về tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng: Năm 2013, việc trích lập DPRR của<br />
Chi nhánh có xu hướng tăng khá mạnh, ở mức55,9 tỷ đồng, tăng 49,25 tỷ<br />
đồng so với năm 2012. Năm 2014, số dư quỹ DPRR lại có xu hướng giảm,<br />
chỉ còn 43,7 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2013 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng<br />
tăng so với 2012, đến năm 2014, MB hai Bà Trưng chủ trương kiểm soát chặt<br />
chẽ các khoản vay và tập trung thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ trên toàn<br />
hệ thống, theo đó kết quả tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro<br />
giảm đáng kể.<br />
<br />
- Tỷ lệ cho vay không TSĐB: tỷ lệ cho vay không TSĐB của MB Hai<br />
Bà Trưng trong giai đoạn 2012 – 2014 luôn ổn định ở mức 7 – 13% trên tổng<br />
dư nợ.<br />
Sau khi khái quát thực trạng rủi ro tín dụng, kết quả cho thấy rủi ro tín<br />
dụng tại MB Hai Bà Trưng dù được khống chế ở mức thấp vẫn tiềm ẩn nhiều<br />
nguy cơ gây tổn thất cho ngân hàng, do đó, cần thiết tiếp tục tăng cường quản<br />
trị rủi ro một cách chặt chẽ và khoa học. Luận văn đã đi vào nghiên cứu thực<br />
trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại MB Hai Bà Trưng.<br />
Cụ thể như sau:<br />
Thứ nhất, về công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động cho<br />
vay: hiện nay MB Hai Bà Trưng đang sử dụng kết hợp các phương pháp phân<br />
tích báo cáo tài chính, nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp<br />
giao tiếp kết hợp với nghiên cứu khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính<br />
trong tương lai để nhận diện rủi ro xuất phát từ khách hàng cũng như bản thân<br />
ngân hàng.<br />
Thứ hai, về công tác đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay:<br />
hiện nay MB Hai Bà Trưng đang sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ<br />
nhằm xác định mức độ rủi ro cho từng khoản vay. Trong đó hệ thống sử dụng<br />
phương pháp chấm điểm dựa trên hai bộ chỉ tiêu: Bộ chỉ tiêu tài chính và bộ<br />
chỉ tiêu phi tài chính. Thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ thay đổi phụ<br />
thuộc vào từng đối tượng khách hàng và ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.<br />
Thứ ba, về công tác Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay:<br />
MB Hai Bà Trưng đang thực hiện các hoạt động chính để kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng như: Xây dựng và ban hành văn bản chính sách liên quan đến hoạt động<br />
tín dụng như: Chính sách tín dụng; Quy trình cấp và quản lý tín dụng; Cơ chế<br />
thẩm quyền phán quyết tín dụng; Quy trình xử lý nợ có vấn đề; Tăng cường<br />
công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Trong giai đoạn 2011 – 2013, việc kiểm<br />
tra, kiểm soát khoản vay chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực<br />
thi một cách nghiêm túc, đúng quy định trên thực tế.Công tác kiểm toán nội<br />
bộ chưa được xem trọng, khi phát hiện sai phạm quy định trong hoạt động cấp<br />
tín dụng, chỉ khuyến nghị sửa chữa sai phạm và chưa đưa ra chế tài xử lý<br />
nghiêm khắc.<br />
<br />
Thứ tư, về công tác xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay: MB<br />
Hai Bà Trưng đang sử dụng biện pháp trích lập và sử dụng quỹ DPRR tín<br />
dụng và biện pháp xử lý TSĐB để xử lý rủi ro tín dụng. Tại MB Hai Bà<br />
Trưng, việc trích lập DPRR tín dụng được thực hiện nghiêm túc theo Thông<br />
tư 02 và Thông tư 09 của NHNN. Các chi nhánh thực hiện trích lập DPRR tín<br />
dụng dựa theo kết quả phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Trong giai<br />
đoạn 2012 – 2014 MB Hai Bà Trưng luôn thực hiện trích lập DPRR tín dụng<br />
đầy đủ.Trong khi đó, việc xử lý TSĐB lại chưa thực sự đạt được kết quả cao.<br />
Qua quá trình tìm hiểu, Học viên nhận thấy công tác quản trị rủi ro tín<br />
dụng trong hoạt động cho vay của MB Hai Bà Trưng đã đạt được những kết<br />
quả tích cực như: tỷ lệ nợ xấu giảm dần theo từng thời kỳ; Bên cạnh đó, xây<br />
dựng được mô hình chấm điểm XHTD NB và tỷ lệ chấm điểm ngày càng<br />
tăng; Xây dựng đồng bộ các văn bản về chính sách tín dụng, quy trình cấp tín<br />
dụng; Thực hiện trích lập DPRR tín dụng đầy đủ theo đúng quy định của<br />
NHNN.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản trị rủi ro tín<br />
dụng trong hoạt động cho vay của MB Hai Bà Trưng vẫn còn những hạn chế<br />
cần khắc phục như: Việc nhận diện rủi ro tín dụng còn thiếu chuyên nghiệp,<br />
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nhìn nhận khách quan của cán bộ ngân hàng;<br />
Hệ thống XHTD NB của Ngân hàng còn nhiều bất cập, bộ chỉ tiêu tài chính<br />
và phi tài chính không còn phù hợp với tình hình hiện tại dẫn đến kết quả<br />
chấm điểm XHTD NB không phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng;<br />
Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế về định hướng chính<br />
sách tín dụng, cơ cấu tổ chức Phòng/Ban trong quy trình tín dụng và hiệu quả<br />
hoạt động kiểm toán nội bộ và giám sát sau vay. Việc xử lý TSĐB để thu hồi<br />
nợ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thủ tục pháp lý xử lý TSĐB rườm rà, hệ<br />
thống văn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ.<br />
<br />
3. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại MB Hai Bà<br />
Trưng<br />
Sau khi nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động<br />
cho vay tại MB Hai Bà Trưng, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng<br />
<br />