intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

62
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giám sát tín dụng và đánh giá hiện trạng giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại đơn vị nghiên cứu, luận văn đề xuất giải pháp, kiến nghị tăng cường giám tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN<br /> 1. Sự cần thiết của đề tài<br /> Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng bậc nhất<br /> đối với hoạt động của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào. Đây là hoạt động kinh<br /> doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương<br /> mại, hoạt động này tuy tạo ra lợi nhuận cao nhất nhưng cũng chứa đựng rủi ro lớn<br /> nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao<br /> hơn nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế, trong đó có<br /> Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trong cơ cấu khách hàng<br /> tín dụng của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm<br /> 2015, nhóm khách hàng là Doanh nghiệp khoảng 700 khách hàng, tuy nhiên chiếm dư<br /> nợ rất lớn (hơn 80% tổng dư nợ tín dụng) và đây là nhóm khách hàng đem lại nguồn<br /> thu lớn nhất cũng như rủi ro cao nhất tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại<br /> thương Việt Nam.<br /> Trong thời gian gần đây, mối lo lắng về nợ xấu đã khiến nhiều ngân hàng<br /> thương mại đang dần siết chặt lại điều kiện cho vay nhằm ngăn ngừa nợ xấu gia<br /> tăng. Một trong những nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng cao là do thiếu kiểm<br /> soát các khoản vay, bởi có những đơn vị có phương án kinh doanh rất tốt nhưng sử<br /> dụng tiền vay sai mục đích. Điều này đặt ra cho các tổ chức tín dụng là phải đổi<br /> mới phương pháp giám sát các khoản vay từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với các<br /> khách hàng vay. Nó không chỉ giúp ngân hàng phát hiện ra nhũng khoản cho vay<br /> có vấn đề nhanh hơn mà còn giúp xác định khách hàng vay có chấp hành đúng quy<br /> định sử dụng tiền vay của ngân hàng hay không. Kiểm soát tín dụng cũng giúp<br /> ngân hàng đánh giá hoạt động của khách hàng để từ đó phân loại được các khách<br /> hàng kinh doanh hiệu quả và tiếp tục hỗ trợ nhu cầu vốn cho các khách hàng này<br /> trong tương lai. Vì vậy, kiểm soát tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng đối với<br /> một chương trình cho vay lành mạnh của ngân hàng thương mại.<br /> <br /> Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Tăng cƣờng giám sát tín<br /> dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại<br /> Thƣơng Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giám sát tín dụng và đánh giá hiện trạng<br /> giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại đơn vị nghiên cứu, luận văn<br /> đề xuất giải pháp, kiến nghị tăng cường giám tín dụng đối với khách hàng doanh<br /> nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> -<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận và thực tiễn về giám sát tín<br /> <br /> dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại.<br /> -<br /> <br /> Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nội dung giám sát của Ngân hàng đối với<br /> <br /> các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp.<br /> -<br /> <br /> Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại<br /> <br /> Thương Việt Nam.<br /> -<br /> <br /> Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực tiễn từ năm 2011 đến năm 2015 và<br /> <br /> định hướng đến năm 2020.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> -<br /> <br /> Phương pháp chung: Xuất phát từ những nguyên lý chung, luận văn vận<br /> <br /> dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp luận duy vật biện chứng, quan sát,<br /> thống kê, phân tích và so sánh… làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu.<br /> -<br /> <br /> Phương pháp cụ thể: Phương pháp phỏng vẫn chuyên sâu với một số cán<br /> <br /> bộ quản lý, nhân viên giám sát tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt<br /> Nam; phương pháp sưu tầm tài liệu, tư liệu thứ cấp.<br /> 5. Kết cấu luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được<br /> kết cấu thành ba chương:<br /> Chƣơng 1: Lý luận chung về giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh<br /> nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại.<br /> <br /> Chƣơng 2: Thực trạng giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh<br /> nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam.<br /> Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng giám sát tín dụng đối với<br /> khách hàng doanh nghiệp tại Sở Giao dịch NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam<br /> CHƢƠNG 1<br /> LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁM SÁT TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH<br /> HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1. Đặc điểm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp<br /> - Tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp thường có qui mô lớn hơn khi<br /> so sánh với khách hàng cá nhân<br /> - Các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp khi xảy ra rủi ro thường<br /> mang lại thiệt hại lớn cho ngân hàng<br /> - Khách hàng doanh nghiệp thông thường có thị trường kinh doanh rộng<br /> - Khả năng tạo ra rủi ro<br /> - Đa dạng ngành nghề kinh doanh<br /> - Giám sát tài sản đảm bảo phức tạp<br /> 2. Nội dung giám sát tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân<br /> hàng thƣơng mại<br /> - Giám sát quá trình giải ngân cho Khách hàng doanh nghiệp<br /> - Giám sát sử dụng vốn của khách hàng doanh nghiệp<br /> - Giám sát tài sản đảm bảo<br /> - Giám sát nợ và xử lý nợ của Khách hàng doanh nghiệp<br /> - Hệ thống thông tin về khách hàng doanh nghiệp<br /> 3. Nhân tố ảnh hƣởng đến giám sát tín dụng đối với khách hàng doanh<br /> nghiệp<br /> <br />  Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp vay vốn<br />  Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại<br /> CHƢƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG GIÁM SÁT TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH<br /> NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG<br /> VIỆT NAM<br /> 1. Kết quả cho vay tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam<br /> Bảng 2.5: Hoạt động cho vay tại Sở giao dịch NH TMCP Ngoại Thƣờng Việt<br /> Nam giai đoạn 2011-2015<br /> (Đơn vị: tỷ đồng)<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 2014<br /> <br /> 2015<br /> (ƣớc)<br /> <br /> Dư nợ tín<br /> 10.082,55 11.263,28 11.331,80 12.423,59 15.315,78<br /> dụng<br /> Dư nợ tín<br /> dụng<br /> 6.115,78 7.025,09<br /> 7.000,19<br /> 6.507,63<br /> 6.746,42<br /> ngắn hạn<br /> Dư nợ tín<br /> dụng<br /> 3.966,77 4.238,19<br /> 4.331,61<br /> 5.915,96<br /> 8.569,36<br /> trung dài hạn<br /> Tỉ lệ nợ xấu<br /> 3,1<br /> 2,31<br /> 3,74<br /> 4,14<br /> 2,11<br /> (%)<br /> Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch VCB<br /> Qua bảng số liệu cho thấy, dư nợ cho vay của Sở giao dịch hàng năm là<br /> tăng lên. Năm 2015, dư nợ cho vay của SGD đạt con số ấn tượng là 15.315,78<br /> tỷ đồng và tăng so với cuối năm 2014 là 2.892,19 tỷ VND (23,28%), hoàn<br /> thành 100,68% kế hoạch năm. Dư nợ tăng chủ yếu từ cho vay đầu tư dự án do<br /> SGD đã bám sát để giải ngân các dự án lớn đã ký và từ cho vay ngắn hạn đối<br /> với một số khách hàng lớn.<br /> Có thể nói trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu tại Sở giao dịch đã giảm<br /> <br /> đáng kể. Cụ thể: năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Sở giao dịch được kiểm soát tốt, chỉ<br /> chiếm 2,11% tổng dư nợ cho vay.<br /> 2. Về hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp đƣợc thể<br /> hiện rõ nét trên 02 bảng dƣới đây<br /> - Thứ nhất: Bảng thể hiện Số lượng khách hàng doanh nghiệp tại SGD<br /> (đơn vị: khách hàng)<br /> TT<br /> 1.<br /> <br /> Loại khách hàng<br /> Tổng số khách hàng<br /> của SGD – VCB<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 2014<br /> <br /> 2015<br /> (ƣớc)<br /> <br /> 6.118<br /> <br /> 7.123<br /> <br /> 7.048<br /> <br /> 8.251<br /> <br /> 8.651<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Khách hàng DN<br /> <br /> 698<br /> <br /> 715<br /> <br /> 578<br /> <br /> 619<br /> <br /> 678<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 11,4<br /> <br /> 10,0<br /> <br /> 8,2<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 7,8<br /> <br /> Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch - VCB<br /> - Thứ hai: Bảng thể hiện Dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại<br /> SGD<br /> Đơn vị: Tỷ đồng<br /> TT<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 2014<br /> <br /> 2015<br /> (ƣớc)<br /> <br /> Tổng dư nợ<br /> 1. tín dụng của 10.082,55 11.263,28 11.331,80 12.423,59 15.315,78<br /> SGD<br /> Dư nợ cho<br /> 2.<br /> 8.951,21 9.211,63 9.153,19 10.825,98 12.802,18<br /> vay KHDN<br /> 3. Tỷ lệ (%)<br /> 88,8<br /> 81,8<br /> 80,77<br /> 87,14<br /> 83,59<br /> Nguồn: Phòng Vốn và kinh doanh ngoại tệ tại Sở Giao dịch - VCB<br /> Qua số liệu cho thấy hơn 80% dư nợ tín dụng tập trung vào đối tượng<br /> khách hàng doanh nghiệp, trong đó số lượng khách hàng doanh nghiệp xoay<br /> quanh mức dưới 700 khách hàng, điều này cho thấy tín dụng dành cho khách<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
61=>1