TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
“Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân<br />
hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt<br />
Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.<br />
Mua sắm tài sản là khâu đầu tiên của quá trình quản lý tài sản, có vị trí then chốt để<br />
bảo đảm hiệu quả trong sử dụng. Mua sắm tài sản quyết định sự phù hợp hay không phù hợp<br />
về tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; quyết định việc tài sản được sử<br />
dụng lâu dài hay không lâu dài tùy theo chất lượng của tài sản mua sắm; Quyết định chi phí<br />
về tài sản trong tổng chi tiêu. Do đó, việc mua sắm tài sản phải đáp ứng được các tiêu chí,<br />
các yêu cầu; phù hợp tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và chế độ quản lý, sử dụng tài sản<br />
Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (vì Agribank là doanh nghiệp Nhà<br />
nước); đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu về tài sản để phục vụ hoạt động kinh doanh của toàn<br />
hệ thống Agribank trong điều kiện khả năng ngân sách có hạn; tuân thủ các quy định của<br />
pháp luật về đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm tài sản; bảo đảm công khai, minh<br />
bạch...<br />
Tuy nhiên việc mua sắm tài sản của Agribank trong những năm vừa qua đang tồn<br />
tại nhiều hạn chế cần khắc phục đó là việc lập dự toán mua sắm tài sản của các đơn vị<br />
trong hệ thống còn thiếu chính xác dẫn đến việc tổng mức đầu tư dự kiến cao hơn nhiều<br />
so với thực tế, cộng với việc bố trí nguồn vốn cho công tác đầu tư mua sắm chưa kịp thời<br />
dẫn đến tỷ lệ thực hiện kế hoạch thấp (năm 2013 tỷ lệ thực hiện kế hoạch vốn là 51,4%,<br />
năm 2014 là 50,97% và năm 2015 là 59,6%). Tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, mua<br />
sắm tài sản, thiết bị vượt tiêu chuẩn, sai quy định, thậm chí kém chất lượng, gây lãng phí<br />
xảy ra...trong mua sắm tài sản…. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến thất thoát và sử<br />
dụng thiếu hiệu quả các nguồn lực tài chính, làm nảy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến giảm<br />
hiệu lực, hiệu quả hoạt động không cao.<br />
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường quản lý mua sắm tài sản<br />
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ” cho luận văn cao học<br />
của mình.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quản lý mua sắm tài sản của các<br />
Ngân hàng thương mại Việt Nam và phân tích thực trạng quản lý mua sắm tài sản của<br />
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận văn đề xuất hệ thống<br />
các giải pháp nhằm tăng cường quản lý mua sắm tài sản của Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2020.<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài<br />
được kết cấu thành 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý mua sắm tài sản tại các Ngân hàng<br />
thương mại nhà nước<br />
Chương 2: Thực trạng quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển Nông thôn Việt Nam<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý mua sắm tài sản tại<br />
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”<br />
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN TẠI<br />
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM<br />
<br />
“Ngân hàng là mô ̣t trong những ngành dịch v ụ có mức độ tự động hóa và tập trung<br />
cao. Thêm vào đó , các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và NHTM Nhà nước<br />
nói riêng có ma ̣ng lưới chi nhánh hoa ̣t đô ̣ng rô ̣ng lớn trên nhiề u điạ bàn , vùng miền khác<br />
nhau. Do đó , cơ sở vâ ̣t ch ất kỹ thuật được đầu tư trải rộng theo mạng lưới hoạt động với<br />
chủng loại , số lươ ̣ng tài sản rất lớn . Vì vậy , công tác quản lý tài sản là mô ̣t nghiê ̣p vu ̣<br />
quan tro ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng quản lý tài chin<br />
́ h của ngân hàng. Bởi công tác này có hiệu quả<br />
thì không chỉ là nền tảng cho toàn hệ thống hoạt động một cách thống nhất , mà còn cung<br />
cấ p nguồ n số liê ̣u đáng tin câ ̣y về tiǹ h hin<br />
̀ h tài sản hiê ̣n có và tin<br />
̀ h hin<br />
̀ h tăng giảm tài sản<br />
của ngân hàng.<br />
Tài sản tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước là một bộ phận tài sản mà Nhà<br />
nước giao cho NHTM nhà nước trực tiếp quản lý và sử dụng, để thực hiện các hoạt động<br />
sự nghiệp phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ nên có những đặc điểm riêng biệt<br />
sau:<br />
Tài sản của NHTM Nhà nước được quản lý tập trung tại Trụ sở chính.<br />
Tài sản tại các NHTM nhà nước không chỉ được Nhà nước giao, được đầu tư,<br />
mua sắm bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước mà còn được đầu tư mua sắm từ nguồn<br />
vốn của Ngân hàng và quỹ phát triển sự nghiệp của ngân hàng.<br />
Tài sản tại các NHTM nhà nước phần lớn mang tính chất đặc thù theo ngành,<br />
lĩnh vực sự nghiệp hoạt động.<br />
Để nhận biết và có các biện pháp quản lý có hiệu quả, tài sản của NHTM Nhà nước<br />
được phân loại theo các tiêu thức như: Phân loại theo công dụng của tài sản; Phân loại<br />
theo đặc điểm, tính chất, hoạt động của tài sản; Phân loại theo hình thức sở hữu và nguồn<br />
<br />
hình thành.”<br />
“NHTM nhà nước là một doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn gồm nhiều bộ<br />
phận (phòng ban) và có nhiều chi nhánh, sở hữu nhiều công ty, hoạt động trên nhiều lĩnh<br />
vực, thị trường, và có thể có nhiều chi nhánh ở nước ngoài. Do đó nhu cầu về mua sắm<br />
tài sản là rất lớn, trong đó bao gồm 4 nhóm tài sản chính sau: Các thiết bị công nghệ thông<br />
tin và thiết bị phục vụ phát hành thẻ; Các TSCĐ không phải thiết bị công nghệ thông tin; Các<br />
thiết bị tin học; Mua lại TSCĐ thuê tài chính<br />
Việc mua sắm tài sản để phục vụ các hoạt động là rất cần thiết và cần được bổ xung<br />
qua các năm như các tài sản phục vụ phát hành thẻ, các tài sản liên quan đến công nghệ<br />
thông tin, thiết bị tin học, đầu tư xây dựng các chi nhánh, trụ sở mới để tăng cường khả<br />
năng hoạt động.<br />
Mua sắm tài sản của các Ngân hàng Nhà nước có các đặc điểm:<br />
Việc mua sắm tài sản được thực hiện theo kế hoạch vốn hàng năm của các ngân<br />
hàng.<br />
Hoạt động mua sắm chủ yếu đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hoặc mua sắm trực<br />
tiếp và tùy vào giá trị của tài sản.<br />
Việc mua sắm được thực hiện khoa học và theo nhiều bước.<br />
Các cơ sở pháp lý về quản lý mua sắm tài sản của các Ngân hàng thương mại Nhà<br />
nước: Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành được tương đối đầy<br />
đủ văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như Luật quản lý, sử dụng tài<br />
sản nhà nước năm 2008; Nghị định số 52/2009/NÐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết và<br />
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nghị định số<br />
63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 hướng dẫn thi hành Luật Ðấu thầu số 43/2013/QH13. Bộ<br />
Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 quy định chi<br />
tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan<br />
Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chưc Chính trị - Xã hội, tổ chức CTXH-Nghề<br />
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày<br />
15/6/2007; Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 5/11/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số<br />
63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản. Ðặc biệt, Thủ tướng<br />
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2016/QÐ-TTg ngày 26/02/2016 về quy định việc<br />
mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung; Thông tư số<br />
35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 hướng dẫn việc thực hiện mua sắm tài sản Nhà nước<br />
theo phương thức tập trung. Với các văn bản quy phạm pháp luật này, việc mua sắm, quản<br />
lý và sử dụng tài sản công trong thời gian qua đã có những tiến bộ, kết quả bước đầu.”<br />
<br />
“Mô hình quản lý mua sắm tài sản của các Ngân hàng thương mại Nhà nước bao<br />
gồm: Mô hình quản lý và mua sắm tài sản truyền thống và Mô hin<br />
̀ h quản lý tài sản mới.<br />
Nội dung quản lý mua sắm tài sản của các NHTM Nhà nước là thực hiện quản lý<br />
quá trình lập dự toán mua sắm, phê duyệt ngân sách, lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp, ký<br />
hợp đồng và tiếp nhận tài sản, nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào vận hành sử dụng.<br />
Sự tăng trưởng của nền kinh tế đòi hỏi các NHTM Nhà nước phải huy động tối đa<br />
mọi nguồn lực, trong đó tài sản được coi là một nguồn lực quan trọng và cần thiết để đảm<br />
bảo phát huy được vai trò đầu tàu trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng.<br />
Do vậy nếu không đặt vấn đề quản lý tài sản một cách có hiệu quả thì cũng có nghĩa các<br />
NHTM nhà nước đang sử dụng nguồn lực to lớn của quốc gia một cách lãng phí và cũng<br />
là khe hở cho nạn tham nhũng, biển thủ tài sản công... Do đó việc nâng cao hiệu lực, hiệu<br />
quả công tác quản lý mua sắm tài sản của các NHTM là rất cần thiết.<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA SẮM TÀI SẢN TẠI<br />
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM<br />
2.1 Kết quả mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br />
Nông thôn Việt Nam<br />
Tính đến 31/12/2015, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 762.869 tỷ đồng, tăng hơn<br />
61.362 tỷ đồng tăng 8,75% so với cuối năm 2014. Trong cả giai đoạn nghiên cứu từ 2009<br />
đến năm 2015 tổng tài sản của Agribank Việt Nam mặc dù có sự tăng trưởng về quy mô,<br />
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại giảm dần từ mức tăng là 21,49% năm 2010; còn 11,49%<br />
năm 2011; 4,01% năm 2012; 13,37% năm 2013; 13,54% năm 2014; tính đến 31/12/2015 vẫn<br />
là một dấu hiệu tăng trưởng tốt với 8,75%.<br />
Căn cứ theo quy định của Luật đầu tư, Luật đấu thầu và Quy chế thực hiện đầu<br />
tư, quản lý mua sắm TSCĐ và thuê trụ sở làm việc trong hệ thống Agribank , được Chủ tịch<br />
Hội đồng thành viên ký ban hành tại Quyết định 929/QĐ-HĐTV-XDCB ngày 02/12/2015,<br />
hiện nay, Agribank đang áp dụng song song hai phương thức mua sắ m: Phương thức<br />
mua sắm phân tán (các cơ quan , tổ chức, đơn vi ̣trực tiế p sử du ̣ng tài sản là đơn vi ̣trực<br />
tiế p thực hiê ̣n mua sắ m ) và Phương thức mua sắ m tâ ̣p trung . Đối với phương thức mua<br />
sắm tập trung, việc mua sắ m sẽ do Trung tâm quản lý tài sản, nay là Ban xây dựng và<br />
quản lý tài sản của Agribank phụ trách.”<br />
Các hình thức mua sắm bao gồm: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chào<br />
hàng cạnh tranh; Chỉ định thầu; Mua sắm trực tiếp...<br />
2.2. Phân tích thực trạng quản lý mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nông<br />
<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam<br />
“Mô hình quản lý mua sắm tài sản của Agribank được tổ chức theo hệ thống phân<br />
cấp quản lý, có sự thống nhất từ Phòng giao dịch, chi nhánh đến Hội sở chính. Agribank<br />
hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống<br />
cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Theo đó, Trung tâm quản lý tài sản là bộ<br />
phận quản lý thống nhất về tài sản, mua sắm tài sản, thanh lý tài sản.... Đây là cơ quan<br />
đầu mối quản lý tài sản nằm dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hội đồng thành viên và Ban<br />
Điều hành Tổng Giám đốc.<br />
Việc mua sắm tài sản của Agribank được quy định rất rõ trong các văn bản của hội<br />
đồng thành viên như quy chế thực hiện đầu tư, quản lý mua sắm TSCĐ và thuê trụ sở làm<br />
việc trong hệ thống Agribank, được Chủ tịch Hội đồng thành viên ký ban hành tại Quyết<br />
định số 929/QĐ-HĐTV-XDCB ngày 02/12/2011.<br />
Dựa vào quy định này hoạt động quản lý mua sắm tài sản của Agribank được thể hiện<br />
như sau:<br />
2.2.1. Quản lý công tác phê duyệt dự toán mua sắm tài sản<br />
Việc mua sắm tài sản hàng năm của Agribank hoàn toàn dựa trên việc tổng hợp kế<br />
hoạch của các đơn vị đã được Tổng Giám đốc phê duyệt. Kế hoạch này được các Chi<br />
nhánh đề xuất, xây dựng căn cứ vào: Điều kiện kinh doanh, khả năng tài chính, nhu cầu<br />
thực tế hoạt động, cùng chiến lược phát triển của Agribank. Việc quy định kế hoạch mua<br />
sắm như vậy sẽ giúp cho Agribank chủ động nguồn tài chính, có trọng tâm trọng điểm,<br />
tránh được tình trạng phải phê duyệt nhiều lần cho các đơn vị mà nó là một thể thống<br />
nhất, có kế hoạch qua các năm. Từ đó Agibank xem xét quyết định việc tổ chức mua sắm<br />
tập trung hoặc phân bổ chỉ tiêu đến các đơn vị trực thuộc và phải đảm bảo nguyên tắc tiết<br />
kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kinh doanh.<br />
Agribank quản lý kế hoạch mua sắm tài sản đối với các chi nhánh bằng hình thức<br />
giao chỉ tiêu. Trường hợp chi nhánh không sử dụng hết chỉ tiêu được phê duyệt trong<br />
năm tài chính thì không được chuyển tiếp sang năm tiếp theo.<br />
Đơn vị thực hiện mua sắm tài sản khi được Tổng Giám đốc thông báo kế hoạch<br />
vốn.”<br />
2.2.2. Quản lý Công tác thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản.<br />
“Khi Tổng Giám đốc đã phê duyệt kế hoạch mua sắm thì các đơn vị thực hiện kế<br />
hoạch mua sắm theo đúng quy định. Công tác lập kế hoạch của Trung tâm quản lý tài sản<br />
Agribank vẫn chưa đạt hiệu quả, các hạng mục hoàn thành cao nhất chỉ 85%, tỉ lệ hoàn<br />
<br />