TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng<br />
trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương. Đầu<br />
tư XDCB là nguồn lực và là phương tiện chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ<br />
phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Do có xuất phát điểm về kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều<br />
thiếu thốn nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu trong vào nguồn<br />
vốn NSNN cho đầu tư XDCB.<br />
Trong các năm qua, đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã góp<br />
phần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng<br />
kinh tế. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận quản lý vốn NSNN trong đầu tư<br />
XDCB trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này còn những hạn chế, yếu kém<br />
nhất định, làm giảm hiệu quả vốn NSNN, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển<br />
nhanh và tính bền vững của nền kinh tế. Đó là: quy hoạch, kế hoạch đầu tư<br />
chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung trong<br />
năm kế hoạch; một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tình<br />
trạng đầu tư dàn trải vẫn còn tiếp diễn; thất thoát, lãng phí xảy ra trong tất cả<br />
các khâu của quá trình đầu tư; hiệu quả đầu tư thấp. Trong điều kiện ngân<br />
sách tỉnh Bắc Giang còn rất khó khăn (thu trên địa bàn mới đáp ứng được<br />
30% chi), vốn NSNN dành cho đầu tư XDCB còn hạn hẹp và việc sử dụng<br />
còn hạn chế, yếu kém nêu trên thì việc tăng cường quản lý vốn NSNN trong<br />
đầu tư XDCB trên địa bàn là vấn đề cấp thiết cần được đặt ra.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã lựa chọn đề tài “Tăng cường quản lý<br />
vốn Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh<br />
Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.<br />
<br />
2 . Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB<br />
đối với chính quyền cấp tỉnh;<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn NSNN trong đầu<br />
tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2010;<br />
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu<br />
tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới (giai đoạn 20112015).<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên<br />
địa bàn cấp tỉnh.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư<br />
XDCB trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đề tài được nghiên cứu trên góc độ quản<br />
lý nhà nước (UBND tỉnh và các cơ quan nhà nước tham gia quản lý vốn<br />
NSNN trong đầu tư XDCB) và giới hạn trong các nguồn vốn NSNN giao cho<br />
ngân sách địa phương quản lý (gồm nguồn vốn NSNN tập trung, nguồn bổ<br />
sung có mục tiêu của NSTW, vốn TPCP, vốn CTMTQG và 5 triệu ha rừng,<br />
vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại cho địa phương, ...).<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến hết tháng 6/2010 (thuộc kế<br />
hoạch 5 năm 2006-2010)<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,<br />
các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là phương<br />
pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.<br />
<br />
5. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài<br />
liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương.<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br />
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN<br />
1.1. Tổng quan về vốn NSNN trong đầu tư XDCB<br />
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản<br />
Đầu tư XDCB là việc sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động xây<br />
dựng cơ bản tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, hiện đại hoá hoặc<br />
khôi phục tài sản cố định.<br />
Hoạt động đầu tư XDCB đòi hỏi số lượng vốn lớn. Không giống như<br />
đầu tư vào tài sản lưu động, đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư vào TSCĐ<br />
mang tính tích lũy, thường có quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài.<br />
1.1.2. Vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản<br />
Vốn đầu tư XDCB được hiểu là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được<br />
mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng,<br />
chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp<br />
đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.<br />
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ các nguồn vốn khác<br />
nhau, trong đó nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nguồn vốn chủ yếu<br />
được dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.<br />
1.2. Quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB<br />
1.2.1. Khái niệm<br />
Quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB của là sự tác<br />
động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý nhằm đạt được<br />
<br />
hiệu quả sử dụng vốn NSNN một cách cao nhất trong điều kiện cụ thể xác<br />
định.<br />
Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý vốn NSNN trong đầu tư xây dựng<br />
cơ bản bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ<br />
mô đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước (quản lý tất<br />
cả các dự án) và cơ quan chủ đầu tư thực hiện quản lý vi mô (quản lý từng<br />
dự án).<br />
Đối tượng quản lý: Nếu xét về mặt hiện vật thì đối tượng quản lý<br />
chính là vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.<br />
1.2.2. Nội dung quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB:<br />
Nội dung quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB bao gồm: Kế hoạch<br />
hóa đầu tư; Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; Thanh toán vốn đầu tư;<br />
Quyết toán vốn đầu tư và Kiểm tra, giám sát đầu tư.<br />
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB<br />
1.3.1. Các nhân tố chủ quan<br />
(1) Công tác quy hoạch, kế hoạch: Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn<br />
và lâu dài đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong phạm vi ngành và vùng<br />
lãnh thổ. Nó vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư.<br />
Xây dựng kế hoạch huy động và phân bổ vốn đầu tư hợp lý trong<br />
trung hạn và ngắn hạn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hạn chế lãng<br />
phí trong đầu tư XDCB.<br />
(2) Quản lý đầu tư xây dựng: là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu<br />
quả sử dụng vốn đầu tư các dự án xây dựng, thể hiện ở tất cả các khâu trong<br />
quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.<br />
<br />
(3) Năng lực và trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư XDCB:<br />
Con người tham gia quản lý đầu tư có ý nghĩa quyết định, nó chi phối toàn bộ<br />
các nhân tố khác và sự tác động tiêu cực hay tích cực của nó sẽ quyết định<br />
đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Việc phân định trách nhiệm của các chủ thể<br />
tham gia quản lý đầu tư xây dựng có rõ ràng hay không và xây dựng chế tài<br />
xử lý vi phạm trong quản lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đến hiệu quả sử<br />
dụng vốn đầu tư.<br />
1.3.2. Nhân tố khách quan<br />
(1) Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân<br />
tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong<br />
quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB, chống thất thoát tham nhũng trong sử<br />
dụng vốn NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả vốn NSNN cho đầu tư.<br />
(2) Chính sách kinh tế vĩ mô: Sản phẩm đầu tư XDCB có tính chất cố<br />
định, gắn kết với một vùng, miền, đơn vị với những điều kiện nhất định về<br />
kinh tế - xã hội mới phù hợp. Công trình có kết cấu vật liệu từ nhiều ngành<br />
kinh tế khác nhau, thi công trong thời gian dài, nhà thầu phải huy động vốn,<br />
ngoại tệ và các thiết bị phục vụ thi công. Vì vậy, các chính sách kinh tế vĩ<br />
mô như chính sách tài khóa, chính sách phát triển công nghiệp, chính sách tỷ<br />
giá, chính sách tiền tệ, chính sách về phát triển thương mại, ... có ảnh hưởng<br />
đối với công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên nhiều phương<br />
diện từ nguồn vốn thực hiện, chủ trương, định hướng đầu tư; vốn, ngoại tệ,<br />
thiết bị cho nhà thầu, ...<br />
(3) Năng lực đội ngũ nhà thầu trên địa bàn tỉnh: Thực tế trong hoạt<br />
động XDCB, các công trình XDCB trên địa bàn hầu hết do các nhà thầu của<br />
địa phương đảm nhận (trừ các công trình lớn). Trong khi đó, chất lượng công<br />
trình, tiến độ thực hiện dự án phục thuộc rất nhiều vào năng lực của các nhà<br />
thầu.<br />
<br />