LỜI MỞ ĐẦU<br />
Những năm gần đây, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế<br />
Việt Nam đối diện với suy thoái trầm trọng, hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể mỗi năm,<br />
tỷ lệ thất nghiệp tăng liên tục. Hệ quả kéo theo là thực trạng mất vốn, chậm thu hồi vốn vay của<br />
hầu hết các Ngân hàng. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, Việt Nam đang trải qua thời kỳ<br />
kinh tế khó khăn nhất kể từ giai đoạn sau đổi mới. Không chỉ ở Ngân hàng thương mại nhỏ với<br />
khả năng quản lý vốn yếu kém mà tình trạng mất vốn, chậm thu hồi vốn còn tồn tại với quy mô<br />
lớn tại các Ngân hàng thương mại được cho là uy tín lớn tại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng<br />
thương mại đang đối diện với khủng hoảng nợ xấu lớn nhất từ trước đến nay.<br />
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh Thành phố Hải<br />
Dương những năm gần đây cũng chung hiện trạng gia tăng nợ xấu như nhiều chi nhánh Ngân<br />
hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố Hải Dương. Ngoài những nguyên nhân khách quan<br />
đến từ khó khăn chung của nền kinh tế thì cũng tồn tại không ít nguyên nhân chủ quan từ việc<br />
quản lý nguồn vốn vay tại Chi nhánh. Thực tế đặt ra thách thức đối với Ngân hàng nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh Thành phố Hải Dương là phải quản lý chặt chẽ,<br />
khoa học, hiệu quả nguồn vốn cho vay để Chi nhánh ngày càng phát triển, khẳng định vị thế là<br />
Ngân hàng hàng đầu hỗ trợ công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố<br />
Hải Dương. Xuất phát vì những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Tăng cƣờng quản trị rủi ro<br />
trong cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh<br />
Thành phố Hải Dƣơng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.<br />
Luận văn nghiên cứu với mục đích: làm rõ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong cho vay<br />
tại Ngân hàng thương mại;Phân tích, đánh giá hiện trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân<br />
hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh Thành phố Hải Dương từ đó đưa<br />
ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước, bộ, ban ngành liên quan nhằm tạo cơ chế<br />
thuận lợi thúc đẩy việc tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay đối với Ngân hàng thương mại<br />
nói chung, với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh Thành phố<br />
Hải Dương nói riêng.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ, danh mục viết tắt,<br />
danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương.<br />
<br />
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO<br />
TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1 Rủi ro trong cho vay tại NHTM<br />
Cho vay là một hình thức kinh doanh đặc biệt mà ở đó hàng hóa là tiền.Giống như bất cứ<br />
một hoạt động kinh doanh nào, Ngân hàng cũng phải đối mặt với những sự cố có thể hoặc không<br />
thể lường trước trong hoạt động kinh doanh của mình.Sự cố thường gặp trong cho vay chính là rủi<br />
ro trong cho vay. Rủi ro trong cho vay thường gặp ở bất cứ mô hình kinh doanh nào của các Ngân<br />
hàng thương mại chính là việc Khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo cam<br />
kết nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi đối với Ngân hàng.<br />
1.2 Quản trị rủi ro trong cho vay<br />
Là một trong số những yêu cầu quan trọng của hoạt động Ngân hàng, quản trị rủi ro trong<br />
cho vay với mỗi Ngân hàng có thể khác nhau về cơ chế, cách thức tiến hành nhưng hầu hết đều<br />
trải qua bốn bước như sau: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, kiểm soát và xử<br />
lý tổn thất. Hiệu quả của quá trình quản trị rủi ro trong cho vay phụ thuộc vào việc phát hiện kịp<br />
thời, xác định được rủi ro đang tồn tại, đánh giá phân tích từ đó đưa ra biện pháp ứng phó kịp<br />
thời.Để không xảy ra rủi ro là không thể mà chỉ là giảm thiểu hóa rủi ro và ước lượng mức độ và<br />
chuẩn bị sẵn nguồn lực để bù đắp cho các rủi ro đó.Việc làm tốt, đầy đủ các quy trình nêu trên<br />
giúp Ngân hàng có thể tránh được nhiều rủi ro không đáng có trong hoạt động cho vay của mình<br />
1.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro trong cho vay<br />
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong cho vay như :Chính sách<br />
kinh tế của chính phủ, môi trường pháp lý, chính sách, quy trình tín dụng, công nghệ ngân hàng, hệ<br />
thống thông tin, đội ngũ cán bộ…<br />
<br />
CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY<br />
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN<br />
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG<br />
2.1 Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay tại Agribank Thành phố Hải Dƣơng<br />
Với việc nghiêm túc thực hiện gắn liền từng quy trình trong quản trị rủi ro trong cho vay vào<br />
quy trình cho vay, Chi nhánh đã nâng cao rõ rệt chất lượng tín dụng trong thời gian vừa qua. Tình hình<br />
dư nợ và thu hồi nợ tại Chi nhánh vẫn đạt được những bước tăng trưởng và phát triển ổn định do Chi<br />
nhánh ngày càng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay.<br />
Thứ nhất, Chi nhánh tăng trưởng dư nợ thường xuyên nhờ việc tích cực tìm kiếm Khách<br />
hàng mới, phát triển quan hệ tín dụng với Khách hàng truyền thống có năng lực tốt<br />
Thứ hai, Chi nhánh thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay.Phát hiện sai<br />
phạm trong sử dụng vốn vay, kiến nghị đến Khách hàng.Hầu hết những sai phạm được phát hiện<br />
đều được khắc phục và không gây tổn thất đặc biệt cho Chi nhánh.<br />
Thứ ba, Chi nhánh thực hiện tốt công tác thu nợ, đem lại doanh thu đáng kế cho Chi<br />
nhánh.<br />
Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn đạt mức thấp (