TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI ROTỶ GIÁ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ<br />
TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
<br />
1.1Lý luận chung về thị trƣờng ngoại hối và kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng<br />
thƣơng mại<br />
1.1.1 Thị trường ngoại hối<br />
1.1.1.1 Khái niệm thị trường ngoại hối[1]<br />
Giống như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chính<br />
quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồng tiền khác nhau<br />
trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị<br />
trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối. Một cách tổng quát: Thị<br />
trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.<br />
Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng<br />
(chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp (nghĩa thực<br />
tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường<br />
Interbank.<br />
1.1.1.2 Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối<br />
Đặc điểm của thị trường ngoại hối<br />
Chức năng của thị trường ngoại hối<br />
1.1.1.3 Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối<br />
Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients )<br />
Các Ngân hàng Thương mại (Commercial Banks)<br />
Những nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers)<br />
Các Ngân hàng Trung ương (Central Banks)<br />
1.1.2 Kinh doanh ngoại hối<br />
1.1.2.1 Khái niệm ngoại hối[1]<br />
1.1.2.2 Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vẫn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại<br />
hối<br />
<br />
1.1.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản của thị trường ngoại hối<br />
1.2 Rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thƣơng mại<br />
1.2.1 Tỷ giá hối đoái<br />
1.2.1.1 Khái niệm tỷ giá (Exchange Rate)<br />
Thương mại, đầu tư, và các quan hệ tài chính quốc tế … đòi hỏi các quốc gia phải<br />
thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền<br />
khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo<br />
một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Vậy, “tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được<br />
biểu thị thông qua đồng tiền khác”.<br />
1.2.1.2 Phân loại tỷ giá<br />
1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá<br />
1.2.2Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng<br />
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giávà trạng thái ngoại hối<br />
Khái niệm rủi ro tỷ giá<br />
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ<br />
giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường<br />
xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu<br />
nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến<br />
dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.<br />
Trạng thái ngoại hối<br />
Trạng thái ngoại tệ (The Foreign Exchange Position – EP): Các giao dịch làm<br />
phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ.<br />
Trạng thái ngoại tệ trường (Long theForeign Currency – LFC): Các giao dịch làm<br />
tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường ngoại tệ nào đó.<br />
Trạng thái ngoại tệ đoản (Short theForeign Currency – SFC): Các giao dịch làm<br />
giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản ngoại tệ nào đó.<br />
<br />
1.2.2.2Nguyên nhân rủi ro tỷ giá<br />
Trạng thái ngoại tệ mở<br />
Sự biến động của tỷ giá<br />
1.2.2.3 Đo lường rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng<br />
thương mại<br />
1.2.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng<br />
thương mại<br />
Một số ảnh hưởng chính của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh nói chung và<br />
hoạt động ngân hàng như sau:<br />
Thứ nhất, rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng. Rủi ro<br />
ngoại hối buộc các ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo hiểm rủi<br />
ro tỷ giá cho các khoản mục liên quan đến ngoại tệ.<br />
Thứ hai, rủi ro tỷ giá tạo áp lực cho ngân hàng khi gia tăng huy động vốn ngoại tệ<br />
hay gia tăng đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ. Không giống như nội tệ, việc gia tăng nguồn<br />
vốn và tài sản bằng ngoại tệ luôn buộc ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ gây tổn thất<br />
do nguy cơ biến động của tỷ giá hối đoái.<br />
Thứ ba, rủi ro tỷ giá không đồng nghĩa với tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu,<br />
nhưng khi tổn thất xảy ra thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.<br />
1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại<br />
1.3.1 Quan niệm quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân<br />
hàng thương mại<br />
Kinh doanh ngoại hối với nguồn vốn lớn cũng giống như con dao hai lưỡi: chỉ cần<br />
một chút thay đổi trong chiến lược, loại hình hoạt động kinh doanh này có thể đem lại<br />
những khoản lời “kếch xù”, thế nhưng cũng chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng trong việc<br />
phòng ngừa rủi ro cũng có thể gây ra những thiệt hại “khổng lồ”. Do vậy, quản trị rủi ro<br />
đang là mối quan tâm với ngân hàng.<br />
Để kinh doanh ngoại tệ có lãi thì các NHTM phải tạo trạng thái ngoại hối mở và tỷ<br />
giá phải biến động. Muốn tránh hoàn toàn rủi ro tỷ giá thì nhà kinh doanh chỉ việc không<br />
tiến hành bất kỳ giao dịch ngoại hối nào hoặc nếu đã tạo trạng thái ngoại hối thì tiến hành<br />
<br />
đóng trạng thái ngoại hối bằng các giao dịch đối ứng để làm cân bằng trạng thái. Tỷ giá<br />
luôn biếnđộng thất thường và không giới hạn làm cho cơ hội kiếm lãi trở nên thường<br />
xuyên và vô cùng hấp dẫn. Tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh ngoại hối<br />
là đồng hành với nhau. Lãi lỗ trong kinh doanh ngoại hối có thể phát sinh cùng với quy<br />
mô biến động tỷ giá, trong khi tỷ giá biến động là không giới hạn nên có thể làm cho lãi<br />
lỗphát sinh là rất lớn. Điều này buộc ngân hàng phải có một cơ chế quản lý và giám sát<br />
hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng một cách chặt chẽ.<br />
1.3.2Vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối đối với ngân hàng<br />
thương mại<br />
Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tốt giúp góp phần làm giảm thiểu chi phí hoạt<br />
động và hạn chế tổn thất cho các ngân hàng, từ đó sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận và giá trị<br />
cho cổ đông của ngân hàng. Quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối hiệu quả góp phần tạo<br />
điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy<br />
tín cho các NHTM. Qua đó, các NHTM góp phần tăng lòng tin nơi khách hàng và các đối<br />
tác trong và ngoài nước. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và<br />
bền vững cho đất nước.<br />
Quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân<br />
có thể gây nên rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ đó ngân hàng có những giải<br />
pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp. Quá trình này giúp xây dựng hình ảnh tốt<br />
đẹp cho ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các quy định trong nước và các chuẩn mực quốc<br />
tế.<br />
1.3.3 Các giải pháp quản trị rủi ro tỷ giá<br />
1.3.3.1 Quản trị rủi ro tỷ giá bằng hạn mức<br />
1.3.3.2 Quản trị rủi ro bằng công cụ phái sinh<br />
Thịtrường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những<br />
công cụ mang tính hợp đồng, mà thànhquảcủa chúng được xác định trên một hoặc một số<br />
công cụ tài sản khác.Các loại công cụ phái sinh:<br />
Nghiệp vụ kỳ hạn (The Forward Operations)<br />
<br />
Nghiệp vụ hoán đổi ( The Swaps Operations)<br />
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối<br />
của NHTM<br />
1.3.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM<br />
1.3.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH<br />
DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM<br />
THỊNH VƢỢNG – VPBANK<br />
2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng – VPBank<br />
2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – VPBank<br />
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển<br />
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là ngân hàng Thương mại Cổ<br />
phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam – tên viết tắt là VPBank) được<br />
thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước<br />
Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993. Ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch<br />
ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ<br />
chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân<br />
trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại<br />
tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu….và các<br />
dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.<br />
Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank<br />
đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm<br />
2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược<br />
chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu<br />
thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng<br />
TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam<br />
vào năm 2017.<br />
2.1.1.2 Những điểm nổi bật trong quá trình kinh doanh của VPBank<br />
<br />