intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề cơ bản về công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương đối với các QTDND. Chương 2 - Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát các QTDND của NHNNĐT. Chương 3 - Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN-ĐT đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, các tổ chức tín<br /> dụng (TCTD) Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu<br /> quan trọng góp phần phát triển kinh tế ở nước ta. Trong đó, hoạt động của các<br /> TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng phát triển mạnh với mạng lưới rộng khắp<br /> các huyện, thị xã trong tỉnh.<br /> Trong những năm qua, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà<br /> nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (NHNN-ĐT) đã góp phần vào việc giữ ổn định<br /> hoạt động tiền tệ, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống TCTD trên địa bàn nói<br /> chung và QTDND nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNNĐT còn những hạn chế về lực lượng cán bộ thanh tra thiếu kinh nghiệm, công tác<br /> GSTX chưa hiệu quả, công tác TTTC chưa chuyên nghiệp... đã dẫn đến hiệu lực<br /> của thanh tra, giám sát NHNN-ĐT đối với các QTDND còn nhiều hạn chế.<br /> QTDND còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động thể hiện qua trình độ và<br /> năng lực quản lý của cán bộ quản trị, điều hành còn nhiều hạn chế, tình hình nợ<br /> xấu có xu hướng tăng, số lượng QTDND được xếp loại 1 hàng năm không cao…<br /> Những vấn đề đó đòi hỏi NHNN-ĐT phải có giải pháp để khắc phục nhằm tăng<br /> cường hoạt động của thanh tra, giám sát của NHNN-ĐT đối với các QTDND trên<br /> địa bàn để kịp thời phát hiện, chỉ đạo, kiến nghị và xử lý những thiếu sót, sai phạm<br /> của các QTDND trên địa bàn.<br /> Với ý nghĩa đó, đề tài “Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng<br /> của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” đã được tác giả lựa chọn để<br /> nghiên cứu.<br /> 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> - Đối tượng nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có chi nhánh<br /> NHTM hoạt động, không có hội sở chính của NHTM. Vì vậy, QTDND là một<br /> pháp nhân đầy đủ và thể hiện rõ ràng hơn chỉ đạo của NHNN đối với QTDND, tác<br /> giả xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh tra, giám sát<br /> của NHNN đối với các QTDND.<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hoạt động thanh tra tại chổ và giám sát từ xa<br /> của NHNN-ĐT đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2014.<br /> 3. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 3.1. Xác định cơ sở lý luận để phân tích: Luận văn sử dụng cơ sở lý<br /> thuyết để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD thông qua hệ<br /> thống phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng<br /> để đánh giá hoạt động của một TCTD, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng<br /> tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường.<br /> 3.2. Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo nội bộ về công tác<br /> thanh tra, giám sát như báo cáo hoạt động thanh tra, giám sát; báo cáo kết quả<br /> thanh tra; báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị sau thanh tra; báo cáo giám sát từ<br /> xa… để tổng hợp phân tích, đánh giá.<br /> 3.3. Dựa trên cơ sở lý luận và các dữ liệu thứ cấp và kinh nghiệm thực tế của<br /> bản thân, tác giả đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, giám sát; nhận xét những<br /> thành công và hạn chế tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động<br /> thanh tra, giám sát đối với các QTDND trên địa bàn.<br /> 4. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác thanh tra, giám sát của Ngân<br /> hàng Trung ương đối với các QTDND.<br /> Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát các QTDND của NHNNĐT.<br /> <br /> Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN-ĐT<br /> đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA<br /> NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ<br /> TÍN DỤNG NHÂN DÂN<br /> 1.1. Khái niệm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng<br /> Trung ƣơng<br /> Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tượng<br /> thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng (khoản<br /> 11 Điều 6 Luật NHNN 2010).<br /> Giám sát ngân hàng là hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp<br /> phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin,<br /> báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an<br /> toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các<br /> quy định của pháp luật có liên quan (khoản 12 Điều 6 Luật NHNN 2010).<br /> 1.2 Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng<br /> 1.2.1 Hoạt động thanh tra ngân hàng<br /> Nội dung thanh tra ngân hàng bao gồm thanh tra việc chấp hành pháp luật về<br /> tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các<br /> quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp; xem xét, đánh giá mức độ<br /> rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân<br /> hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản<br /> trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của<br /> tổ chức tín dụng;…<br /> Phương thức thanh tra được áp dụng là thanh tra tại chỗ (TTTC). Trình tự, thủ<br /> <br /> tục tiến hành một cuộc TTTC gồm ba bước: Chuẩn bị thanh tra; Tiến hành thanh<br /> tra; Kết thúc thanh tra.<br /> 1.2.2. Hoạt động giám sát<br /> Nội dung giám sát ngân hàng bao gồm: Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài<br /> liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát;<br /> xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân<br /> hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến<br /> nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân<br /> hàng; phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị,<br /> điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,<br /> rủi ro mang tính hệ thống;…<br /> 1.3 Đánh giá kết quả thanh tra, giám sát<br /> Mục tiêu cuối cùng của thanh tra, giám sát đối với các TCTD là đảm bảo cho<br /> các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và ổn định. Để đánh giá hiệu quả của hoạt<br /> động thanh tra, giám sát đối với các TCTD, cách tốt nhất là đánh giá mức độ an<br /> toàn trong hoạt động của các TCTD được thanh tra, giám sát. Hệ thống phân tích<br /> CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh<br /> khoản của TCTD. An toàn được hiểu là khả năng của TCTD bù đắp được mọi chi<br /> phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá<br /> mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu<br /> CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một<br /> TCTD, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận,<br /> Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường.<br /> <br /> CHƢƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT<br /> CÁC QTDND CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH<br /> <br /> TỈNH ĐỒNG THÁP<br /> 2.1. Giới thiệu tổ chức NHNN-ĐT<br /> Số lượng công chức NHNN-ĐT đến 31/12/2014 là 48 người. Trong đó,<br /> TTGSNH có 14 người, bao gồm: 04 thanh tra viên (trong đó 01 Chánh Thanh tra,<br /> 01 Phó Chánh thanh tra) và 10 chuyên viên. Về trình độ chuyên môn có 01 thạc sỹ<br /> và 13 cử nhân.<br /> Thanh tra, giám sát NHNN-ĐT có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ<br /> chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực<br /> tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối…<br /> 2.2. Khái quát về các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp<br /> Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 17 QTDND<br /> đang hoạt động trên địa bàn 44/135 xã, phường, thị trấn, trong tỉnh. Trải qua hơn<br /> 20 năm thành lập và hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã<br /> đạt được những kết quả đáng khích lệ, các QTDND đã góp phần không nhỏ vào sự<br /> nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển<br /> dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm trên<br /> địa bàn nông nghiệp, nông thôn.<br /> 2.1.2 Kết quả hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.<br /> Đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn hoạt động của 17 QTDND là 522.066 triệu<br /> đồng; bình quân trên 30.709 triệu đồng/QTDND. Tổng số thành viên tham gia<br /> QTDND là 37.365 thành viên, bình quân trên 2.197 thành viên/ QTDND. Tổng dư<br /> nợ cho vay của các QTDND là 431.931 triệu đồng, bình quân dư nợ trên 25.407<br /> triệu đồng/QTDND; trong đó nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) của các QTDND là trên<br /> 6.157 triệu đồng, chiếm 1,43% tổng dư nợ. Kết quả kinh doanh của các QTDND<br /> qua các năm đều có lãi.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2