CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TIỀN<br />
TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG<br />
MẠI<br />
1.1. Tổng quan về công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại ngân hàng thƣơng mại<br />
Theo Nguyễn Văn Tiến (2003): “Công cụ phái sinh được hiểu là các công cụ tài<br />
chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ khác đã có từ trước”. Trên<br />
thực tế, “các công cụ tài chính phái sinh ra đời do nhu cầu bảo vệ các khoản lợi nhuận dự<br />
kiến thu được trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, và phòng tránh<br />
những biến động bất ngờ về tỷ giá hối đoái trên thị trường”.<br />
“Công cụ tài chính phái sinh tiền tệ được hiểu là các công cụ tài chính phái sinh mà<br />
giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ công cụ tiền tệ khác đã có từ trước”<br />
Các CCTCPSTT bao gồm các loại sau: hợp đồng tương lai tiền tệ, hợp đồng<br />
quyền chọn tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tiền tệ và hợp đồng kỳ hạn tiền tệ.<br />
Vai trò của các CCTCPSTT: các CCTCPSTT có hai vai trò quan trọng đó là phòng<br />
ngừa RRTG cho ngân hàng, khách hàng của ngân hàng và là công cụ đầu cơ hiệu quả cho<br />
các nhà đầu cơ trên thị trường tài chính.<br />
1.2. Rủi ro tỷ giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của ngân<br />
hàng thƣơng mại<br />
Khái niệm: “Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng<br />
đến giá trị kỳ vọng trong tương lai của một khoản thu nhập hay chi phí”.<br />
Rủi ro tỷ giá được chia làm ba loại là rủi ro giao dịch, rủi ro kinh tế, rủi ro chuyển<br />
đổi.<br />
Đối với các NHTM, nghiệp vụ KDNT là một trong những hoạt động chính của<br />
mỗi ngân hàng thương mại. RRTG trong hoạt động KDNT của NHTM xuất phát từ hai<br />
yếu tố và đây cũng là nguyên nhân gây ra RRTG. Một là, NHTM có trạng thái ngoại tệ.<br />
Hai là, sự biến động tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.<br />
Rủi ro tỷ giá ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả KDNT của NHTM và đến chi<br />
phí/doanh thu của các doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh toán, vì<br />
vậy các NHTM và các doanh nghiệp này cần chú trọng tới việc phòng ngừa RRTG.<br />
<br />
Khái niệm: “Phòng ngừa RRTG là việc sự dụng các biện pháp, công cụ tài<br />
chính nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra đối với<br />
những khoản thu nhập hoặc chi phí bằng ngoại tệ trong tƣơng lai do sự biến động<br />
của tỷ giá hối đoái gây ra”.<br />
1.3. Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại<br />
ngân hàng thƣơng mại<br />
Việc ứng dụng CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG tại NHTM nghiên cứu trong<br />
luận văn dựa vào mục đích của ngân hàng khi sử dụng CCTCPSTT trên hai khía cạnh là<br />
ứng dụng từ phía ngân hàng và từ phía khách hàng của ngân hàng để phòng ngừa RRTG.<br />
- Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ: : Hợp đồng ngoại hối kỳ hạn được các doanh nghiệp<br />
có hoạt động nhập/xuất khẩu, vay nợ nước ngoài muốn cố định chi phí của doanh nghiệp<br />
đối với những hợp đồng xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài mà thời điểm thương lượng<br />
đàm phán ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán hợp đồng là hai thời điểm khác nhau.<br />
Các ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ khi ngân hàng nắm giữ trạng thái ngoại<br />
tệ từ việc thực hiện các hoạt động KDNT của mình và muốn phòng ngừa RRTG có thể<br />
xảy ra trong tương lai khi có biến động tỷ giá.<br />
- Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ: Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, vay<br />
nợ nước ngoài và các ngân hàng có luồng tiền hiện tại dư thừa hoặc thiếu hụt loại tiền<br />
này nhưng lại cần sử dụng một loại tiền khác, và trong tương lai vẫn cần sử dụng loại tiền<br />
ban đầu sẽ sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ để thực hiện hoán đổi luồng tiền này với<br />
một loại tiền khác tương ứng với nhu cầu của mình và cố định được tỷ giá trong giao<br />
dịch.<br />
- Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ: Với những doanh nghiệp có các khoản chi hoặc<br />
thu bằng ngoại tệ trong tương lai, hoặc các cá nhân có nguồn ngoại tệ nhàn rỗi không<br />
muốn chịu rủi ro do tỷ giá biến động cũng như bỏ lỡ cơ hội tăng thu nhập/doanh thu hoặc<br />
giảm giá trị của đồng tiền đang nắm giữ/chi phí nếu tỷ giá biến động theo hướng có lợi<br />
cho cá nhân/doanh nghiệp, có thể tiến hành mua hợp đồng quyền chọn tại một mức giá<br />
nhất định. Các NHTM tiến hành các giao dịch quyền chọn cũng với mục đích tương tự<br />
<br />
như trên, và với mục đích cân bằng lại trạng thái của các giao dịch đã thực hiện với các<br />
cá nhân/doanh nghiệp để phòng ngừa RRTG cho mình.<br />
- Hợp đồng tương lai tiền tệ: Các doanh nghiệp, các NHTM thực hiện giao dịch:<br />
(1) bán hợp đồng tương lai tiền tệ để phòng ngừa RRTG khi đang hoặc sẽ sở hữu một<br />
lượng ngoại tệ và có nhu cầu bán lượng ngoại tệ đó tại một thời điểm nhất định trong tương<br />
lai hoặc (2) mua hợp đồng tương lai tiền tệ để phòng ngừa RRTG khi họ phải mua một<br />
lượng ngoại tệ nhất định tại một thời điểm trong tương lai với tỷ giá xác định tại ngày hôm<br />
nay. Và hợp đồng tương lai có thể được chuyển nhượng và chủ thể giao dịch có thể rút ra<br />
phần phụ trội trên tài khoản ký quỹ.<br />
1.4. Các tiêu chí phản ánh ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng<br />
ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM<br />
Luận văn đánh giá việc ứng dụng CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG tại các ngân<br />
hàng thương mại dựa trên các tiêu chí sau: Tiêu chí về Cơ sở pháp lý, Tiêu chí về Nhóm sản<br />
phẩm phái sinh, Tiêu chí về Doanh số giao dịch và tiêu chí về Lợi nhuận<br />
1.5. Điều kiện ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro<br />
tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại<br />
Điều kiện được chia làm hai nhóm:<br />
- Nhóm điều kiện chủ quan bao gồm: Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng,<br />
Cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng.<br />
- Nhóm điều kiện khách quan bao gồm: Sự biến động của tỷ giá và cơ chế điều<br />
hành tỷ giá của nhà nước, Cơ sở pháp lý chung, Mức độ phát triển của thị trường,<br />
1.6. Nhân tố ảnh hƣởng đến ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong<br />
phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại<br />
Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Chính sách quản trị rủi ro tài chính, Chiến lược<br />
kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, Hệ thống văn bản nội bộ, Mạng lưới hoạt động của<br />
ngân hàng, Giá của các CCTCPSTT.<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH<br />
TIỀN TỆ TRONG PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG<br />
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG<br />
<br />
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng<br />
Theo website VPBank (2016) về lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng:<br />
“Năm 1993, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập với tên gọi là<br />
Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPB). Đến năm 2010, VPB<br />
chính thức đổi tên thành NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).<br />
Hết năm 2015, VPBAnk đã có 208 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ<br />
nhân viên, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 8.056 tỷ đồng.<br />
Văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên sáu giá trị<br />
cốt lõi: khách hàng là trọng tâm, tin cậy, hiệu quả, phát triển con người, tham vọng và tạo<br />
sự khác biệt.<br />
VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam<br />
và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Để đạt được<br />
tầm nhìn đầy tham vọng đó, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong<br />
giai đoạn 2012 – 2017”.<br />
Các sản phẩm & dịch vụ cơ bản của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng:<br />
Khách hàng cá nhân: Dịch vụ các nhân, thẻ, vay, tài khoản, gửi tiết kiệm, e-banking...<br />
Khách hàng doanh nghiệp: tiền gửi, tiền vay, Thanh toán quốc tế, Tài trợ thương<br />
mại, VPBank online, bảo lãnh, tài trợ xuất khẩu...<br />
Khách hàng TCTD: kinh doanh ngoại tệ, phái sinh, thị trường tiền tệ, đầu tư...<br />
Tính đến năm 2015, Quy mô hoạt động của VPBank tiếp tục tăng trưởng ổn định<br />
và bền vững, kết quả kinh doanh đặt được rất khả quan ở tất cả các chỉ số, các chỉ tiêu về<br />
khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn đều được nâng<br />
cao, ngày càng khẳng định vị trí vững mạnh trên thị trường.<br />
2.2. Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ phái sinh tại Ngân<br />
hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng<br />
Các quy định liên quan đến hoạt động KDNT phái sinh tại VPBank bao gồm các<br />
quy định nội bộ của VPBank và các quy định của NHNN, cụ thể như sau:<br />
<br />
- Cơ sở pháp lý chung: bao gồm các quy định chung của NHNN về việc cho phép<br />
các NHTM được thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ<br />
và tương lai tiền tệ và một số điều kiện đi kèm.<br />
- Các quy định chung của VPBank : gồm có các quy trình kinh doanh ngoại tệ, quy<br />
định về các chứng từ khi thực hiện các giao dịch.<br />
- Quy định về các CCTCPSTT được thực hiện tại VPBank.<br />
- Quy định của NHNN về tỷ giá VND/USD và diễn biến tỷ giá VND/USD tại Việt<br />
Nam qua các năm.<br />
2.3. Thực trạng ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi<br />
ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng<br />
- Chỉ tiêu về doanh số giao dịch:<br />
Doanh số giao dịch các công cụ tài chính phái tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ<br />
giá của VPBank được đánh giá trên các phương diện: doanh số mua, doanh số bán; đối<br />
tượng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...), thị trường (trong nước,<br />
nước ngoài), loại tiền tệ trong giao dịch (ngoại tệ/Việt nam đồng, ngoại tệ/ngoại tệ...)<br />
Doanh số giao dịch các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá<br />
tại VPBank nhìn chung tăng trưởng tùy theo từng thời kỳ và tùy vào từng loại công cụ<br />
phái sinh. Trong đó, đồng USD luôn là đồng tiền có doanh số giao dịch lớn nhất so với<br />
các đồng ngoại tệ khác trong tổng doanh số giao dịch, và với diễn biến tỷ giá VND/USD<br />
thay đổi nhiều như giai đoạn 2012-2015, đồng USD liên tục tăng giá là điều kiện để<br />
VPBank ứng dụng các CCTCPSTT trong phòng ngừa RRTG cho VPBank và khách hàng<br />
của VPBank.<br />
+ Về doanh số giao dịch kỳ hạn ngoại tệ:<br />
Về tổng doanh số: từ năm 2012 -2014, doanh số giao dịch tăng trưởng liên tục,<br />
cùng với sự biến động tăng của tỷ giá, doanh số giao dịch tăng từ 1953,45 triệu USD<br />
(2012) lên 3392,40 triệu USD (2014). Điều này chứng tỏ tại VPBank, cả VPBank và<br />
khách hàng VPBank ngày càng quan tâm và ứng dụng giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa<br />
RRTG. Năm 2015, doanh số giao dịch của VPBank đã giảm nhẹ xuống còn 2908,17<br />
triệu USD, việc giảm này là do tỷ giá USD/VND có sự thay đổi tăng lớn nhất với ba lần<br />
<br />