intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THỊ VÂN ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số : 60.34.03.01 Đà Nẵng - Năm 2018
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI Phản biện 1: TS. PHẠM HOÀI HƢƠNG Phản biện 2: TS. HỒ VĂN NHÀN Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trƣờng Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam ngày nay. Doanh số của ngành cũng nhƣ giá trị vốn hóa thị trƣờng lớn vì mức độ sử dụng hàng tiêu dùng là phổ biến, rộng rãi, việc sản xuất hàng tiêu dùng không nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nên số lƣợng doanh nghiệp tham gia lớn. Cổ phiếu của những công ty sản xuất hàng tiêu dùng thƣờng có khuynh hƣớng đem lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định. Đồng thời, đây cũng là ngành mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho ngƣời lao động nƣớc ta. Tuy nhiên, tăng trƣởng doanh thu của các công ty trong ngành thấp nên tăng trƣởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý. Một phƣơng pháp hiệu quả và đã đƣợc thử nghiệm để trở thành một nhà sản xuất tinh gọn là phải tái cấu trúc trên diện rộng, vốn rất tốn kém trong ngắn hạn nhƣng lại đƣợc đền bù bằng hiệu quả trong dài hạn. Vì vậy, việc gia tăng và duy trì hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Từ những lý do trên, để làm rõ hơn các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiêncứu ảnh hƣởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu:
  4. 2 Ảnh hƣởng của các nhân tố quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Thời gian nghiên cứu đƣợc giới hạn trong năm 2016 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng. Trên cơ sở báo cáo thƣờng niên, báo cáo tình hình quản trị công ty trong năm 2016, tác giả tiến hành thu thập, tổng hợp dữ liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu, sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi qui đa biến để xác định các nhân tố quản trị công ty ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành này. 5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hƣởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng. Từ đó, đƣa ra những gợi ý trong việc xây dựng quyết định, chính sách về quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ của quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Năm 2010, O’Connell, V. và Cramer, N. tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu suất công ty với quy mô Hội đồng quản trị và
  5. 3 thành phần Hội đồng quản trị của các công ty niêm yết trên Thị trƣờng Chứng khoán Ailen. Với đề tài là "Các đặc điểm hội đồng quản trị có ảnh hƣởng đến hiệu suất công ty không?", Shukeri, Shin và Shaari (2012) đã lựa chọn một số đặc điểm của Hội đồng quản trị làm biến độc lập và ROE là biến phụ thuộc để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của công ty với mẫu nghiên cứu gồm 300 công ty niêm yết tại Malaysia đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên từ mỗi ngành khác nhau. Tác giả Masood Fooladi (2013) với đề tài: "Có mối quan hệ nào giữa quản trị doanh nghiệp và hoạt động của công ty?" đã sử dụng các đặc điểm của hội đồng quản trị làm biến độc lập và chỉ số ROE làm biến phụ thuộc với mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên đƣợc lựa chọn từ các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Bursa Malaysia. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Thông (2017) ở Việt Nam về đặc điểm của quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bởi biến phụ thuộc ROA, ROE và chỉ số Tobin’Q. Nghiên cứu “Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Minh chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013) đã lựa chọn các đặc điểm quản trị công ty làm các biến độc lập và chỉ số ROE là biến phụ thuộc cho đề tài nghiên cứu của mình. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ Ý UẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦ DO NH NGHIỆP 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦ DO NH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Theo giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh phần II của trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng của Trƣơng Bá Thanh và Trần Đình Khôi
  6. 4 Nguyên (2009) thì hiệu quả đƣợc xem xét giữa mối quan hệ đầu ra là kết quả của doanh nghiệp với đầu vào là các nguồn lực sử dụng. Nhƣ vậy, chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả có thể đƣợc tính toán nhƣ sau: 1.1.2 Đo lƣờng hiệu quả của một doanh nghiệp - Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) - Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) - Chỉ số Tobin’Q Ý tƣởng của Tobin’Q là nếu thị trƣờng đánh giá một doanh nghiệp cao hơn giá trị vật chất của doanh nghiệp đó thì đấy là tín hiệu thị trƣờng cho rằng doanh nghiệp có triển vọng phát triển. 1.2 TỔNG QU N VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty Tác giả Đƣờng Nguyễn Hƣng (2016) cho rằng cấu trúc cốt lõi của quản trị công ty bao gồm các yếu tố đƣợc kết hợp với nhau xung quanh hai vấn đề nền tảng của công ty là sự hoạt động và sự tuân thủ. Bởi quản trị công ty là cách thức tổ chức và kiểm soát hoạt động trong khuôn khổ các chuẩn mực, quy định, luật, các chính sách để đạt đƣợc mục tiêu ban đầu đã đề ra. 1.2.2 Nguyên tắc quản trị công ty a) Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lý; b) Đảm bảo hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; c) Đảm bảo quyền lợi của cổ đông và những ngƣời có liên quan; d) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; đ) Công khai minh bạch mọi hoạt động của công ty.
  7. 5 1.2.3 Các yếu tố của quản trị công ty Theo cẩm nang quản trị công ty của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC (2010), cơ cấu quản trị công ty của một công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, các Ủy ban trực thuộc , Kiểm toán độc lập, Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ, Thƣ ký công ty. 1.3 CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦ DO NH NGHIỆP 1.3.1 Các lý thuyết nền tảng Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Hội đồng quản trị đƣợc thành lập để giám sát việc quản lý và thay mặt các cổ đông và đánh giá hoạt động quản lý (Westphal & Zajac, 1995; Williamson, 1984). Có rất nhiều nghiên cứu điều tra những ảnh hƣởng của hội đồng quản trị đối với hoạt động của công ty, giả định rằng các nhà quản lý có khuynh hƣớng hành xử theo cơ hội và do đó cần đƣợc theo dõi hoặc đƣợc khuyến khích động viên họ hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty (Jensen & Meckling, 1976). Lý thuyết đại diện đề xuất rằng chức năng chính của các Ban giám đốc là làm giảm chi phí phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm soát (Fama & Jensen, 1983). Do đặc điểm của quản trị công ty là đặt trên cơ sở của sự tách biệt này nên vấn đề xung đột lợi ích là khá gay gắt. Lý thuyết trách nhiệm quản lý (stewardship theory) Lý thuyết trách nhiệm quản lý đƣợc phát triển bới Donaldson và Davis (1991), giả định rằng lợi ích của cổ đông và lợi ích của nhà quản lý liên kết với nhau. Để các lợi ích này cùng hƣớng, các cổ đông phải đƣa ra các cấu trúc quản trị công ty thích hợp, từ đó nhà quản lý sẽ đƣa ra quyết định đó để tối đa hóa lợi ích cá nhân chỉ khi đạt đƣợc lợi ích của tổ chức, không phải là mục tiêu cá nhân. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
  8. 6 Jensen (2001) cho rằng các nhà quản lý nên theo đuổi mục tiêu làm gia tăng giá trị dài hạn của công ty vì điều này sẽ không thể đạt đƣợc nếu bỏ qua sự quan tâm đối với các bên liên quan. Theo ông, hoạt động của một tổ chức không chỉ đƣợc đo bằng lợi nhuận cho các bên liên quan mà còn là việc quản lý thông tin trong tổ chức, những mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức và môi trƣờng làm việc. Để quản lý tốt những điều này, các nhà quản lý cần phải có một quy mô nhất định về số lƣợng cũng nhƣ sự am hiểu sâu sắc về tài chính kế toán để nhận biết các vấn đề phát sinh, từ đó có hƣớng giải quyết làm thỏa mãn các bên liên quan để vừa đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, vừa đem lại lợi nhuận cao nhất. Lý thuyết về sự phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependence Theory) Các công ty phải đạt đƣợc hiệu quả thông tin và truyền thông để tạo dựng quan hệ với các bên khác nhau và nếu không có sự giúp đỡ của Hội đồng quản trị thì rất khó để tổ chức có đƣợc các nguồn lực cần thiết (Johnson và Ellstrand, 1999). Vì vậy, sự đa dạng của các thành viên Hội đồng quản trị nhƣ sự tham gia của thành viên là tổ chức hay sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị nên đƣợc xem xét là yếu tố thiết yếu cần xem xét. Lý thuyết xã hội học (Sociological Theory) Vấn đề giám sát các nhà quản lý doanh nghiệp nằm trong tay của một vài thành viên đặc quyền hình thành các nhóm kinh doanh đƣợc xem là thách thức lớn đối với công bằng xã hội và tiến bộ kinh tế. Lý thuyết xã hội học giả định rằng các ban giám sát bên ngoài, các kế toán minh bạch trong công bố thông tin và trách nhiệm giải trình của công ty là những công cụ hữu hiệu, hiệu quả để thúc đẩy sự công bằng trong xã hội đƣợc coi là mục tiêu kinh tế xã hội của công ty. Vì vậy, để gia tăng sự giám sát đối với các quyết định quan trọng của doanh nghiệp thì quản trị công ty cần xem xét đến sự tham gia của các thành viên là tổ chức.
  9. 7 1.3.2 Ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến những đặc điểm của Hội đồng quản trị nhƣ quy mô của Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập không tham gia điều hành trên tổng số thành viên Hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên Hội đồng quản trị hay sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị nhƣtheo nghiên cứu của Jackling và Johl (2009); Ramdani, D. và Witteloostuijn, A. van (2010); García-Ramos và García-Olalla (2011); Shukeri, Shin và Shaari (2012); Jermias và Gani (2014). Bên cạnh đó các nhân tố khác ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động nhƣ trình độ của các thành viên Hội đồng quản trị hay sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị thể hiện trong nghiên cứu của tác giả Chamberlain (2010); Bùi Phan Gia Thủy và Võ Hồng Đức (2013); Polina Bublykova (2014). Tác giả cho rằng phụ nữ luôn nhạy bén hơn trong việc nắm bắt hàng tiêu dùng hay nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng nên nhân tố sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty trong ngành này. CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG Những công ty sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra lợi nhuận theo kiểu truyền thống: chúng sản xuất ra sản phẩm và bán hàng thông qua hệ thống siêu thị, bán sỉ, các cửa hàng bán lẻ và công ty sản xuất đồ uống thì bán hàng thông qua hệ thống phân phối. Ở một đất nƣớc đậm chất văn hóa châu Á nhƣ Việt Nam, phụ nữ luôn là ngƣời giữ vai trò chăm lo cho gia đình về nguồn thực phẩm, thức uống cũng nhƣ đồ dùng hằng ngày trong nhà. Chính vì vậy, họ luôn nhạy bén hơn trong việc nắm bắt hàng tiêu dùng hay nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng.
  10. 8 Thêm vào đó, những doanh nghiệp thành công thƣờng là những công ty đã tồn tại từ lâu và có tốc độ phát triển ổn định, đây sẽ không phải là một lựa chọn tốt cho đầu tƣ. Bởi vậy, các nhà đầu tƣ bên ngoài doanh nghiệp sẽ luôn xem xét cẩn thận một số rủi ro tiềm ẩn mà công ty phải đối mặt. Từ đó, tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị sẽ cho tác giả câu trả lời liệu sự phát triển của công ty có bền vững hay không? Mặt khác, tăng trƣởng doanh thu của các công ty trong ngành này thấp nên tăng trƣởng lợi nhuận phải dựa trên một cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lý. Điều này cần một bộ máy quản trị công ty am hiểu tƣờng tận về tài chính kế toán đặc biệt là kế toán quản trị để xây dựng tổ chức đáp ứng đƣợc các đặc điểm của ngành này và phát triển bền vững trong sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. 2.2 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.2.1 Đo lƣờng biến phụ thuộc  ROA đƣợc xác định bằng công thức sau:  ROE đƣợc xác định bằng công thức sau:  Tobin’Q đƣợc xác định bằng công thức: 2.2.2 Đo lƣờng biến độc lập  Quy mô của hội đồng quản trị: Quy mô của Hội đồng quản trị đƣợc đo lƣờng bằng tổng số thành viên có trong Hội đồng quản trị.  Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị:
  11. 9 Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không tham gia điều hành trên tổng số thành viên hội đồng quản trị.  Sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành: Sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành là biến giả: Biến này đƣợc cho là 0 khi Giám đốc điều hành không phải là chủ tịch và 1 khi Giám đốc điều hành cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị.  Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị: Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị đƣợc xác định bằng tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị.  Sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đồng quản trị: Sự am hiểu về tài chính kế toán đƣợc xác định bằng tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính kế toán trong Hội đồng quản trị.  Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị:  Sự tham gia của thành viên tổ chức: 2.2.3 Xây dựng giả thiết nghiên cứu  Quy mô của Hội đồng quản trị H1: Quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.  Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị: H2: Tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành trong Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.  Sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành: H3: Sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị:
  12. 10 H4: Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị càng nhiềuthì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tăng.  Tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính kế toán trong Hội đồng quản trị:  H5: Tỷ lệ thành viên có chuyên môn tài chính kế toán trong Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.  Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị: H6: Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.  Sự tham gia của thành viên tổ chức trong Hội đồng quản trị: H7: Sự tham gia của thành viên tổ chức trong Hội đồng quản trị làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Mẫu nghiên cứu Tính đến hết tháng 9/2017, số lƣợng công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ở hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là 49 công ty theo tổng hợp từ website www.cafef.vn. Do tổng thể tƣơng đối nhỏ, tác giả quyết định chọn toàn bộ 49 công ty này để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.. 2.3.2 Mô h nh nghiên cứu Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi qui đa biến, kiểm định trọng số hồi quy bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS). Phần mềm sử dụng để xử lý dữ liệu là phần mềm SPSS 20 và phƣơng pháp xử lý số liệu là phƣơng pháp enter. Mô hình hồi quy tuyến tính Y = b0 + b1X1 + b2X2 +...+ biXi Trong đó: Y: biến phụ thuộc; Xi: biến độc lập
  13. 11 2.3.3 Quy tr nh nghiên cứu Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu Bƣớc 2: Mã hóa biến quan sát Bƣớc 3: Xây dựng hệ số tƣơng quan Bƣớc 4: Đƣa biến đƣa vào mô hình Bƣớc 5: Ƣớc lƣợng mô hình ban đầu Bƣớc 6: Kiểm định mô hình CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý 3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.1 Thống ê mô tả a. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Giá trị trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Độ lệch chuẩn mẫu 8,38% 0,23% 31,83% 7,47% Biểu đồ 3.1: Tỷ suất sinh lời của tài sản của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Nhận xét: Tỷ suất sinh lời của tài sản bình quân (ROA) là 8,38%/năm, chỉ với mƣời bảy doanh nghiệp vƣợt ngƣỡng bình quân, đặc biệt là doanh nghiệp với mã chứng khoán VNM (công ty cổ phần Sữa Việt Nam) với ROA đạt 31,83%. Trong các doanh nghiệp còn lại có tỷ suất sinh lời tài sản thấp hơn so với mức trung bình của ngành và doanh nghiệp có giá trị thấp nhất về chỉ số này là TFC (0,23%). b. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Giá trị trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Độ lệch chuẩn mẫu 14,65% 0,54% 41,73% 10,98% Biểu đồ 3.2: Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
  14. 12 Nhận xét: Tác giả nhận đƣợc kết quả tƣơng tự khi xem xét tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): có mƣời chín doanh nghiệp vƣợt ngƣỡng trung bình của ngành trong tổng số bốn mƣơi chín doanh nghiệp nghiên cứu chiếm 38,77%, trong đó có các doanh nghiệp nhƣ VNM, GDT, SAB.... là khá cao. c. Chỉ số Tobin’s Q Giá trị trung bình Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Độ lệch chuẩn mẫu 1,58 0,14 6,96 1,33% Biểu đồ 3.3:Chỉ số Tobin' Q của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Nhận xét: Chỉ số Tobin’s Q bình quân là 1,58 và có mƣời sáu doanh nghiệp vƣợt ngƣỡng bình quân tiêu biểu là: SAB, SAF, TLG, đặc biệt là doanh nghiệp với mã chứng khoán VNM (công ty cổ phần Sữa Việt Nam) với chỉ số Tobin’Q đạt cao nhất là 6,96 trong năm 2016. Nhận xét chung: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng trong năm 2016 có thể đƣợc khái quát nhƣ sau: về cơ bản các chỉ tiêu sinh lời trung bình của ngành phản mức sinh lời của ngành này tạm ổn trong điều kiện nền kinh tế trong nƣớc và thế giới khó khăn. Song mức lời này chƣa thực sự tƣơng xứng với một ngành có lợi nhuận lớn và những tiềm năng của ngành hiện có. d. Quy mô của Hội đồng quản trị Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của quy mô của Hội đồng quản trị tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Dƣới 7 ngƣời Trên 7 ngƣời Số lƣợng DN 40 9 ROA bình quân % 7,86 10,73 ROE bình quân % 13,72 18,82 Tobin’Q bình quân 1,56 1,67 Trung bình Ngƣời 5,53 Độ lệch chuẩn % 1,00 (Nguồn:Tác giả tổng hợp)
  15. 13 Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy quy mô Hội đồng quản trị của doanh nghiệp ở mức trung bình là 5,53 ngƣời và tỷ lệ phần trăm giữa hai mức cho thấy quy mô Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp ngành tiêu dùng niêm yết đa số là dƣới 7 ngƣời. Tác giả tiến hành phân loại thành 2 nhóm theo bảng. Nhóm có quy mô trên 7 ngƣời có tỷ lệ nợ bình quân cao hơn với tỷ suất sinh lời của tài sản là 10,73%, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 18,82% và chỉ số Tobin’s Q là 1,67. Điều này cho thấy ROA, ROE và chỉ số Tobin’s Q của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng tăng theo quy mô Hội đồng quản trị. e. Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị Bảng 3.2: Ảnh hƣởng của mức độ độc lập của Hội đồng quản trị tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Dƣới 50% Từ 50% - 75% Trên 75% Số lƣợng DN 21 16 12 ROA bình quân % 7,62 11,19 5,99 ROE bình quân % 13,62 18,20 11,74 Tobin’Q bình quân 1,31 2,25 1,17 Trung bình % 52,92 Độ lệch chuẩn % 0,23 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nhận xét: Tác giả phân loại mức độ độc lập của Hội đồng quản trị thành ba nhóm. Nhóm 2 với mức độ độc lập từ 50% tới 75% có ROA, ROE và chỉ số Tobin’Q cao nhất lần lƣợt là 11,19%, 18,20% và 2,25. Nếu mức độ độc lập của Hội đồng quản trị tăng lên hay giảm xuống thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên để có thể chắc chắn sự ảnh hƣởng thì phải tiến hành hồi quy và kiểm định dữ liệu. g. Sự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị
  16. 14 Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của sự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Kiêm nhiệm Không kiêm nhiệm Số lƣợng DN 16 33 ROA bình quân % 5,03 10,01 ROE bình quân % 9,53 17,14 Tobin’Q bình quân 1,05 1,84 (Nguồn:Tác giả tổng hợp) Nhận xét: Tỷ lệ doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành bằng một nửa doanh nghiệp không có sự kiêm nhiệm. Hơn thế nữa, tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ số Tobin’s Q của doanh nghiệp không kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm. f Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty Chỉ tiêu ĐVT Dƣới 20% 20% Trên 20% Số lƣợng DN 18 17 16 ROA bình quân % 7,18 7,35 10,69 ROE bình quân % 11,98 13,29 18,70 Tobin’Q bình quân 1,45 1,48 1,83 Trung bình % 19,47 Độ lệch chuẩn % 0,15 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nhận xét: Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị ở mức trung bình là 19,47% và mức chênh lệch giữa tỷ lệ phần trăm lớn nhất và nhỏ nhất là rất lớn. Dựa vào bảng mô tả dữ liệu trên, tác giả nhận thấy nhóm có tỷ lệ tham gia của nữ giới trên
  17. 15 20% có tỷ lệ nợ cao nhất với ROA là 10,69%, ROE là 18,70% và Tobin’Q là 1,83. Điều này cho thấy ROA, ROE và chỉ số Tobin’ Q của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng tăng theo tỷ lệ tham gia của nữ giới trong hội đồng quản trị. i. Sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đồng quản trị Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty Từ 20% trở Chỉ tiêu ĐVT 20% - 50% Trên 50% xuống Số lƣợng DN 22 16 11 ROA bình quân % 5,79 7,85 14,36 ROE bình quân % 11,01 13,82 23,14 Tobin’Q bình quân 1,26 1,27 2,72 Trung bình % 36,57 Độ lệch chuẩn % 0,24 Nhận xét: Sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đồng quản trị ở mức trung bình là 36,57%. Nhóm có tỷ lệ am hiểu về tài chính kế toán trên 50% có tỷ suất sinh lời của tài sản cao nhất với ROA là 14,36%, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là 23,14% và Tobin’Q là 2,72. Điều này chỉ ra rằng ROA, ROE và chỉ số Tobin’Q của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng tăng theo tỷ lệ am hiểu về tài chính kế toán trong hội đồng quản trị doanh nghiệp. k. Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty Từ 5% - Chỉ tiêu ĐVT Dƣới 5% Trên 20% 20% Số lƣợng DN 15 19 15 ROA bình quân % 12,86 8,41 3,87
  18. 16 ROE bình quân % 21,69 13,68 8,84 Tobin’Q bình 2,45 1,38 0,97 quân Trung bình % 17,69 Độ lệch chuẩn % 0,19 Nhận xét: Tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị ở mức trung bình là 17,69%. Nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn dƣới 5% có tỷ suất sinh lời tài sản, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và chỉ số Tobin’ Q cao nhất lần lƣợt là: 12,86%; 21,69% và 2,45. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng giảm khi tỷ lệ sở hữu vốn của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp tăng lên. l. Tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên là tổ chức Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên là tổ chức đến hiệu quả hoạt động công ty Chỉ tiêu ĐVT Dƣới 20% Từ 20% - 60% Trên 60% Số lƣợng DN 15 18 16 ROA bình quân % 4,71 9,81 10,23 ROE bình quân % 8,58 17,29 17,39 Tobin’Q bình quân 0,89 1,71 2,08 Trung bình % 41,19 Độ lệch chuẩn % 0,32 Nhận xét: Tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên tổ chức ở mức trung bình là 41,19%. Nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn trên 60% có các chỉ số cao nhất với ROA là 10,23%, ROE là 17,39% và Tobin’Q là 2,08. Dễ dàng nhận thấy hiệu quả hoạt động của các công ty trong ngành tăng khi tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên tổ chức trong doanh nghiệp ở mức cao. Tuy nhiên để có thể chắc chắn sự ảnh hƣởng thì phải tiến hành hồi quy và kiểm định mô hình hồi quy.
  19. 17 3.1.2 Kết quả hồi quy Ma trận hệ số tƣơng quan Bảng 3.8: Ma trận hệ số tƣơng quan ROA ROE TQ BSIZE NED DUAL WOM A&F OWN ROA ROE ,918** TQ ,868** ,796** BSIZE .181 .150 .134 NED -.020 -.007 .020 .050 DUAL -,316* -,329* -.280 -.021 -.253 WOM .113 .092 .077 .086 -,351* .208 A&F ,475**,456** ,467** .008 .006 .068 .018 OWN -,398**-,394** -,344* -.137 .087 .224 -.063 -.069 ORG .260 .219 .213 .059 -.049 -.152 -.107 -.101 -.099 Kết quả phân tích ma trận hệ số tƣơng quan cho thấy, các biến phụ thuộc đều có quan hệ tƣơng quan với biến độc lập ở các mức độ khác nhau. Các nhân tố có hệ số tƣơng quan thuận chiều các biến phụ thuộc là BSIZE – Quy mô của Hội đồng quản trị; NED – Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị (rTQ, NED = 0,02); WOM – Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị; tỷ lệ sở hữu của thành viên tổ chức – ORG. Đồng thời nhân tố A&F – Sự am hiểu về tài chính kế toán của Hội đồng quản trị có mối quan hệ tƣơng quan thuận chiều với các chỉ số hiệu quả hoạt động là khá cao. Ngoài ra, các biến hiệu quả hoạt động cũng có mối tƣơng quan nghịch chiều với nhân tố sự kiệm nhiệm vị trí giám đốc điều hành và mức độ độc lập của Hội đồng quản trị và biến phụ thuộc có mối tƣơng quan nghịch chiều với OWN – Tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên trong Hội đồng
  20. 18 quản trị. Các biến phụ thuộc đều có tƣơng quan thấp nhất với biến NED – sự độc lập của Hội đồng quản trị. 3.1.3 Phân tích ết quả Mô hình 1: Thực hiện hồi quy các biến nghiên cứu trong mô hình 1 ta đƣợc bảng 3.9. R2 điều chỉnh của mô hình là 0,452 tức là các biến nghiên cứu trong mô hình đã giải thích đƣợc 45,2% sự thay đổi của ROA. Ý nghĩa thống kê của mô hình đƣợc thể hiện bởi giá trị Sig. = 0,000 tức vô cùng bé hay mô hình thật sự có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.9 Bảng tổng hợp kết quả hồi quy của mô hình 1 Biến Hệ số t-value Sig VIF DUAL -4,576 -2,480 0,017 1,197 A&F 15,264 4,624 0,000 1,023 OWNS -9,460 -2,192 0,034 1,118 BSIZE 0,805 0,990 0,328 1,040 NED -0,358 -0,091 0,928 1,235 WOM 8,065 1,393 0,171 1,198 ORG 0,147 2,291 0,027 1,064 2 Adjusted R = 0,452 Sig = 0,000 Durbin-Watson = 2,126 Kết quả hồi quy cho thấy có bốn biến độc lập tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROA bao gồm: Biến DUAL, biến A&F, biến ORG và biến OWNS với giá trị Sig. < 0,05. Mô hình 2: Thực hiện hồi quy các biến nghiên cứu trong mô hình 2 ta đƣợc bảng 3.10. R2 điều chỉnh của mô hình là 0,399 tức là các biến nghiên cứu trong mô hình đã giải thích đƣợc 39,9% sự thay đổi của ROE. Mô hình thật sự có ý nghĩa thống kê đƣợc thể hiện bởi giá trị Sig. = 0,000 vô cùng bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1