TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
Đề tài: ‘‘ Nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý sản xuất tinh gọn (Lean) tại xí nghiệp<br />
cơ khí Quang Trung – Ninh Bình ’’<br />
Tác giả luận Văn:<br />
<br />
Đinh Trọng Thể<br />
<br />
Khóa: 2009<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS. Ngô Văn Vượng<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
a. Lý do chọn đề tài<br />
Tinh gọn bộ máy sản xuất, loại bỏ lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất đó là<br />
mục đích mà bất kỳ công ty nào cũng muốn đạt được. Lean Manufacturing là một hệ<br />
thống sản xuất mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để đạt được điều đó.<br />
Thực tế cho thấy rằng những doanh nghiệp nào có bộ máy sản xuất tinh gọn, ít<br />
lãng phí thì ngày càng đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng và phát triển bền<br />
vững. Lean cùng với sự thành công của nó ở công ty sản xuất ô tô Toyota trong những<br />
thập kỷ gần đây, mô hình đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp.<br />
Với lý do đó tác giả đã chọn đề tài về “ Nghiên cứu áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn<br />
(Lean) tại xí nghiệp cơ khí Quang Trung – Ninh Bình”, để có thể loại bỏ những lãng<br />
phí không cần thiết, nâng cao được năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của doanh<br />
nghiệp.<br />
b. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
Đề tài được thực hiện với mục đích chính như sau:<br />
-<br />
<br />
Nghiên cứu những lý thuyết về Lean Manufacturing nhằm xác định được các<br />
<br />
loại lãng phí, các công cụ để giảm thiểu lãng phí đó, đồng thời có để xây dựng chương<br />
trình đào tạo cho cán bộ công nhân viên.<br />
-<br />
<br />
Đánh giá được thực trạng hệ thống sản xuất tại doanh nghiệp, nhận diện được<br />
<br />
những lãng phí đang tồn tại trong doanh nghiệp.<br />
-<br />
<br />
Áp dụng các công cụ của Lean vào thực tế doanh nghiệp để giảm thiểu những<br />
<br />
lãng phí không cần thiết trong qui trình bảo dưỡng thiết bị.<br />
-<br />
<br />
Sau quá trình áp dụng mẫu tại một bộ phận, công ty sẽ rút ra những kinh<br />
<br />
nghiệm để từ đó tiếp tục triển khai vào các bộ phận khác trong công ty.<br />
1<br />
<br />
c. Nội dung chính và đóng góp mới của tác giả<br />
Đề tài được thực hiện với nội dung chính như sau:<br />
Chương I: Nêu lên những lý thuyết cơ bản về sản xuất tinh gọn (Lean).<br />
Chương II: Tiến hành thu thập dữ liệu thực tế tại doanh nghiệp, tính toán đánh giá<br />
những lãng phí không cần thiết đang tồn tại, nhận ra cơ hội cải tiến cho từng bộ<br />
phận.<br />
Chương III: Dựa theo số liệu phân tích, áp dụng các công cụ của Lean vào một số<br />
loại lãng phí, tiến hành một số cải tiến nhằm loại bỏ chúng.<br />
Những đóng góp mới của tác giả:<br />
-<br />
<br />
Xây dựng chỉ tiêu đánh giá 5S cho doanh nghiệp để từ đó cải thiện môi trường<br />
<br />
làm việc.<br />
-<br />
<br />
Chuẩn hóa mặt bằng sản xuất một số bộ phận giúp rút ngắn quãng đường di và<br />
<br />
giảm thời gian di chuyển.<br />
-<br />
<br />
Áp dụng một số kanban trong qui trình sản xuất.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đưa ra mô hình luồng một sản phẩm hoạt động theo nguyên lý “Kéo”,”Đẩy”<br />
<br />
kết hợp giúp cân bằng nhân lực.<br />
d. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Đề tài thực hiện với phương pháp thống kê khoa học, đo đạc dữ liệu thực tế, quan sát<br />
thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia.<br />
e. Kết luận<br />
Lean Manufacturing là vấn đề không mới đối các doanh nghiệp của Nhật và một số<br />
doanh nghiệp nước ngoài khác, nhưng đối với phạm vi Việt Nam thì đây là một lĩnh vực mới.<br />
Do đó, mặc dù tác giả đã dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện luận văn của mình<br />
nhưng vẫn còn gặp nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy<br />
cô, bạn đọc, đồng nghiệp nhằm ngày càng hoàn thiện bộ máy sản xuất giúp công ty phát triển<br />
bền vững trong tương lai.<br />
<br />
2<br />
<br />