intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

50
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu gồm 2 mục tiêu chính: Thứ nhất, tìm ra các nhân tố thật sự ảnh hưởng đến đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015 thông qua mô hình kinh tế lượng. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho cơ quan chức năng, cho chủ DN nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THẢO TRANG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số : 60.34.03.01 Đà Nẵng - Năm 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hương Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệu quả tài chính có vai trò quan trọng mang tính sống còn trong quá trình sản xuất và kinh doanh của DN vì đây là biểu trưng cho hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý vốn trong DN (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001). Đặc biệt, điều đó càng đúng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với thế giới tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh bởi vì các DN trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với các DN nước ngoài. Thật vậy, muốn tồn tại, phát triển và khẳng định được vị trí của mình, DN cần phải không ngừng tìm cách tối ưu hóa chi phí nhưng vẫn đảm bảo được nguồn đầu ra để có được lợi nhuận cao nhất và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và cộng đồng. Để đạt được điều đó, DN luôn phải quan tâm đến hiệu quả tài chính vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thường là các DN lớn nên việc phân tích hiệu quả tài chính của các DN này có vai trò quan trọng trong công tác quản trị. Đó cũng là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối cổ tức, phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng như quyết định tiền lương, tiền thưởng nhằm đạt được mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu DN. Thông tin của DN nay được tiếp cận dễ dàng hơn để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả và tiềm năng phát triển cho mục đích đầu tư và chiến lược dài hạn của mình. Thực tế, có nhiều DN niêm yết lớn được loạt vào top các DN niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Châu Á như Vinamilk, PV Gas… nhưng từ đầu năm 2017 đến nay đã có 4 cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc do lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán âm trong 3 năm liên tiếp và hàng chục cổ phiếu khác đang đứng trước nguy cơ phải rời sàn. Do
  4. 2 đó, các DN niêm yết cần phải nâng cao hiệu quả tài chính DN để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trên thị trường. Từ các phân tích trên, một câu hỏi đặt ra là các nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến đến hiệu quả tài chính của DN và các giải pháp khả thi nào có thể cải thiện hiêu qủa tài chính cùa DN. Để trả hỏi câu hỏi này, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu gồm 2 mục tiêu chính: Thứ nhất, tìm ra các nhân tố thật sự ảnh hưởng đến đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015 thông qua mô hình kinh tế lượng. Thứ hai, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho cơ quan chức năng, cho chủ DN nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM ? Thứ hai, cần có những giải pháp nào để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM trong thời gian tới? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về thời gian: dữ liệu dùng trong nghiên cứu giới hạn trong năm 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015.
  5. 3 - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu dựa trên báo cáo tài chính của 60 DN được lựa chọn ngẫu nhiên trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM vì vậy tổng số quan sát cho nghiên cứu này là 180 quan sát. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính và của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp. HCM. Phương pháp định lượng: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình tác hưởng cố định (Fixed Effect Model – FEM) và tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM). Từ đó, kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp và tiến hành phân tích kết quả. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp xem xét nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính. Kể từ đó tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của đề tài Kết cẩu của đề tài gồm: Phần mở đầu và 4 chương, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN: Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu Chƣơng 4: Hàm ý chính sách 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 1.1. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm hiệu quả Hiệu quả: là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. 1.1.2. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính DN là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản và hoạt động kinh doanh của DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tài chính DN liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết đinh phân phối lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu DN (Nguyễn Minh Kiều, 2010). 1.1.3. Khái niệm hiệu quả tài chính Từ hai khái niệm trên, hiệu quả tài chính DN là hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn trong DN. Thật vậy, để thực hiện một quá trình đầu tư bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải huy động và sử dụng nguồn vốn nhất định. Có vốn thì dự án đầu tư mới được thực hiện.
  7. 5 1.1.4. Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tài chính của DN Có hai nhóm chỉ tiêu chính: - Về nhóm chỉ tiêu thứ nhất: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hiện là hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất. - Về nhóm chỉ tiêu thứ hai: Nhóm hệ số giá trị thị trường, trong đó, hai hệ số MBVR và Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp. 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Khi tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa dịch vụ. Đây là một điều kiện cần để thúc đẩy các DN đầu tư sản xuất và phát triển thị trường. Trong khi đó, các DN luôn tìm mọi cách để tối ưu hóa chi phí thông qua hoạch định kế hoạch, tổ chức và kiểm soát các nhân tố đầu vào. Do đó, hiệu quả tài chính của DN sẽ song hành cùng phát triển kinh tế. b. Lạm phát Lạm phát là một trong những nhân tố vĩ mô tác động đến hiệu quả tài chính của DN thông qua chi phí lãi vay. Điều đó có nghĩa là khi lạm phát tăng thì các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay các khoản tín dụng và kết quả là tăng chí phí đi vay của DN. Bên cạnh đó, lạm phát tăng nghĩa là thu nhập thực tế của người dân giảm trong khi giá cả hàng hóa tăng. Điều này đồng nghĩa với giảm sức mua hàng hóa và dịch vụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đầu ra của DN. Do đó, lạm phát tăng sẽ làm tăng chi phí và giảm doanh thu dẫn đến giảm hiệu quả tài chính của DN.
  8. 6 c. Nhân tố môi trường ngành. Ở cấp độ ngành, các yếu tố môi trường bao gồm: Sức ép và yêu cầu của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn, mức độ phát triển của thị trường, các sản phẩm thay thế sản phẩm của DN đang sản xuất. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí sản xuất của DN bao gồm việc làm sao để sản xuất sản phẩm với chi phí thấp, đảm bảo chất lượng và giá cả phải cạnh tranh để không bị đào thải khỏi thị trường là một bài toán khó với các nhà quản trị DN. Nhưng cũng nhờ vậy mà để tồn tại trong ngành các DN sẽ không ngừng tìm cách để nâng cao hiệu quả tài chính của mình. 1.2.2. Nhân tố bên trong DN a. Nhân tố tính thanh khoản (Liquidity) Tính thanh khoản của DN là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính, theo đó thể hiện mối quan hệ tài chính giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của DN trong kì (Nguyễn Năng Phúc, 2008). b. Nhân tố quy mô DN (Size) Quy mô DN được xem xét là một trong những nhân tố làm ảnh hưởng hiệu quả tài chính của DN. Trong đó, quy mô DN có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng tài sản hay tổng doanh thu. Cụ thể, các DN có quy mô lớn có khả năng vay nợ nhiều hơn các DN có quy mô nhỏ. Điều này đúng với thực tế củ Việt Nam - thị trường thông tin bất cân xứng (thông tin của DN tới nhà đầu tư thường không được đầy đủ và chính xác). Vì vậy, các DN lớn được các nhà đầu tư tin cậy hơn, nhất là các ngân hàng. c. Nhân tố đòn bẩy tài chính (DFL) Đòn bẩy tài chính là mức độ mà một DN sử dụng nợ. Lợi nhuận trên vốn cổ phần của một DN sẽ được gia tăng khi DN kiếm được nhiều hơn từ các khoản đầu tư được tài trợ bằng các khoản vay mượn hơn là lãi suất (Brigham và Houston, 2012 ). Hoạt động sử dụng đòn
  9. 7 bẩy tài chính có thể hiểu là việc sử dụng vốn vay (thay vì vốn tự có) để đầu tư sinh lời và được tính trên số vốn vay/tổng tài sản. d. Thời gian hoạt động của DN (Age) Thời gian hoạt động là số năm mà DN hoạt động được tính từ khi DN thành lập đến hiện tại. Theo Liargovas và Skandalis (2008) các DN hoạt động lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi và do đó có thể đạt được hiệu suất cao. Ngoài ra, các DN này có thể hưởng lợi từ những ảnh hưởng về danh tiếng, cho phép họ kiếm được lợi nhuận cao hơn trong bán hàng. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1. Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM 2.1.2. Điều kiện để niêm yết cố phiếu trên thị trƣờng giao dịch chứng khoán Tp. HCM 2.1.3. Dữ liệu cho nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các DN, tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 60 DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM nhưng loại trừ các DN thuộc ngành Tài chính bao gồm: Ngân hàng, DN chứng khoán, DN bảo hiểm, quỹ/DN đầu tư, những DN thuộc diện kiểm soát đặc biệt và những DN có số liệu bất thường. Để đảm bảm tính bao quát cho mẫu nghiên cứu, 60 DN lựa chọn bao gồm: 20 DN sản xuất, 20 DN bất động sản và 20 DN xây dựng. 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: Bước 1: Xác định mô hình nghiên cứu: Bước 2: Thu thập số liệu Bước 3: Thống kê mô tả.
  10. 8 Bước 4: Phân tích hồi quy. Bước 5: Kiểm định các giả thuyết. Bước 6: Kiểm định lựa chọn mô hình. Bước 7: Phân tích kết quả mô hình. 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HCM Bảng 2.1. Giải thích các biến trong mô hình Tên biến Ý nghĩa Giải thích/cách tính Nguồn Biến phụ thuộc: Tính toán từ Tỷ suất lợi BCTC, thu nhuận trên Lợi nhuận sau thuế/Vốn ROE thập trên vốn chủ sở chủ sở hữu bình quân trang web hữu www.hsx.vn (Giá trị thị trường của Tính toán từ vốn chủ sở hữu+Giá trị BCTC, thu Hệ số Tobin’ Tobin sổ sách của các khoản thập trên Q nợ phải trả)/Giá trị sổ trang web sách của Tổng tài sản www.hsx.vn Biến độc lập Tính toán từ BCTC, thu Tính thanh Tài sản ngắn hạn/Nợ LIQ thập trên khoản ngắn hạn trang web www.hsx.vn Tính toán từ SIZE Quy mô Tổng tài sản BCTC, thu thập trên
  11. 9 Tên biến Ý nghĩa Giải thích/cách tính Nguồn trang web www.hsx.vn Tính toán từ BCTC, thu Đòn bẩy tài DFL Tổng nợ/Tồng tài sản thập trên chính trang web www.hsx.vn Tính toán từ BCTC, thu Thời gian Số năm kể từ khi thành thập trên AGE hoạt động lập trang web www.hsx.vn Số liệu của Tốc độ tăng Tốc độ tăng trương GROWTH Tổng cục trưởng kinh tế GDP hàng năm Thống kê Số liệu của Tỷ lệ lạm phát hàng INF Lạm phát Tổng cục năm Thống kê Giá trị là 1 nếu DN là Dựa vào DN trong ngành bất ngành nghề INDUS1 Bất động sản động sản, còn lai nhận hoạt động giá trị 0 trên BCTC Giá trị là 1 nếu DN là Dựa vào DN trong ngành xây ngành nghề INDUS2 Xây dựng dựng, còn lai nhận giá hoạt động trị 0 trên BCTC (Nguồn: Tác giả tự đề xuất)
  12. 10 2.4. THIẾT LẬP DẠNG HÀM NGHIÊN CỨU Mô hình 1: ROEit = β0 + β1 LIQ it + β2 LnSIZE it +β3 DFL it +β4LnAGE it + β5GROWTHt + β6INLt + β7INDUS1it + β8INDUS2 it + ε Mô hình 2 : Tobinit = β0 + β1 LIQ it + β2 LnSIZE it +β3 DFL it +β4LnAGE it + β5GROWTHt + β6INLt + β7INDUS1it + β8INDUS2 it + ε Trong đó: ROEit, Tobinit : là các biến đo lường hiệu quả tài chính của DN i tại thời điểm t. Xit : biến độc lập của DN i tại thời điểm t. 2.5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.5.1. Tính thanh khoản (LIQ) Giả thuyết 1: H10: Khả năng thanh toán không có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN; H11: Khả năng thanh toán có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. 2.5.2. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Giả thuyết 2: H20: Quy mô không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN; H21: Quy mô có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. 2.5.3. Đòn bẩy tài chính (DFL) Giả thuyết 3: H30: Đòn bẩy tài chính không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN; H31: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. 2.5.4. Thời gian hoạt động (AGE) Giả thuyết 4: H40: Thời gian hoạt động không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN;
  13. 11 H41: Thời gian hoạt động có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN 2.5.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GROWTH) Giả thuyết 5: H50: Tốc độ tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN; H51: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. 2.5.6. Lạm phát (INL) Giả thuyết 6: H60: Lạm phát không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN; H61: Lạm phát có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. 2.5.7. Yếu tố kiểm soát ngành (INDUS1, INDUS2) Giả thuyết 7: H70: Các DN ngành bất động sản không có sự khác biệt về hiệu quả tài chính so với các DN khác; H71: Các DN ngành bất động sản có sự khác biệt về hiệu quả tài chính so với các DN khác. Giả thuyết 8: H80: Các DN ngành xây dựng không có sự khác biệt về hiệu quả tài chính so với các DN khác; H81: Các DN ngành xây dựng có sự khác biệt về hiệu quả tài chính so với các DN khác. 2.6. CÔNG CỤ XỬ LÝ THỐNG KÊ VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 2.6.1. Công cụ xử lý thống kê Bài nghiên cứu này sử dụng phần mềm thống kê STATA 12.0 là công cụ hỗ trợ xử lý dữ liệu. Về dữ liệu nghiên cứu, tất cả dữ liệu được thu thập từ 60 DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2015. Dữ liệu được
  14. 12 trình bày theo dạng bảng (panel data) để phục vụ cho các kỹ thuật hồi quy. Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo (cross-sectional data) và dữ liệu chuỗi thời gian (time series). Ưu điểm lớn nhất của của dữ liệu bảng là cho các kết quả ước lượng của các tham số trong mô hình tin cậy hơn và cho phép xác định và đo lường các tác động không thể được xác định và đo lường khi sử dụng chéo hoặc dữ liệu thời gian. Tiếp theo, tác giả dùng các lệnh thông thường để mã hóa dữ liệu phù hợp vời mục đích nghiên cứu và thống nhất với cách mô tả biến ở bảng 2.1.. 2.6.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Thứ nhất, dữ liệu nghiên cứu được thống kê mô tả để biết được các thuộc tính của biến: giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Nhờ đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về bộ dữ liệu của nghiên cứu. Thứ hai, trước khi đưa vào ước lượng mô hình kinh tế, dữ liệu được kiểm định đa cộng tuyến. Thật vậy, mô hình lý tưởng là các biến độc lập không có tương quan với nhau, khi đó hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc khi giả định các biến độc lập còn lại không đổi (Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu, 2014). Chính vì vậy, cần kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô hình, đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất. Ma trận hệ số tương quan được sử dụng để xác định mức độ tương quan giữa các biến để lựa chọn các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc và loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến giữa các tuyến với nhau. Đối với các cặp biến có hệ số tương quan lớn, tác giả dùng hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor), nếu VIF < 10 thì có thể nhận xét không có hiện tượng đa cộng tuyến.
  15. 13 Thứ ba, về phương pháp hồi quy, trong nghiên cứu thực nghiệm, đối với dữ liệu bảng, có ba dạng mô hình chính thường đươc sử dụng là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect – REM) và mô hình tác động cố định (fixed effect – FEM). Phương pháp hồi quy gộp (Pooled OLS) xem xét các DN là đồng nhất, điều đó nghĩa là không tính đến các yếu tố không gian trong dữ liệu bảng. Do vậy, không bảo đảm được tính chính xác của ước lượng, bởi vì mỗi DN là một thực thể riêng biệt, có những đặc điểm riêng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của DN. Như vậy, phương pháp hồi quy này có thể dẫn đến ước lượng bị sai lệch khi không kiểm soát các tác động riêng biệt này. Phương pháp hồi quy có tính đến các yếu tố không gian này chính là mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect – REM) và mô hình tác động cố định (fixed effect – FEM). Sự khác biệt giữa mô hình Pooled OLS và hai mô hình FEM và REM nằm ở sai số đặc trưng của từng DN. Đồng thời, sự khác nhau giữa FEM và REM cũng nằm ở sai số này. Vì vậy, để lựa chọn một trong hai mô hình này, cách phổ biến nhất đó chính là sử dụng phương pháp kiểm định Hausman. Giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng với các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM. Ước lượng REM sẽ được chọn nếu chấp nhận giả thuyết H0 và trong trường hợp giả thuyết H0 bị bác bỏ thì FEM sẽ phù hợp hơn so với REM. TÓM TẮT CHƢƠNG 2
  16. 14 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ 3.2. KIỂM TRA SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP Một số biến có hệ số tương quan cặp tương đối cao như DFL, LNSIZE, LNAGE, LID, INDUS2, INDUS1, GROWTH và INF. Trong đó, tương quan lớn nhất là 0,98 đối với cặp biến GROWTH và INF. Mối tương quan này khá lớn có thể ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả ước lượng. Vì vậy, tác giả quyết định loại biến GROWTH ra khỏi mô hình. Để thử nghiệm lại tính chính xác, tác giả sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) để kiểm tra cho dữ liệu bảng thông qua lệnh Collin trong STATA . Kết quả này cho thấy biến INDUS1 có hệ số VIF lớn nhất là 2,22 nhỏ hơn nhiều so với 10. Như vậy, có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình không xảy ra và tất cả các biến này có thể đưa vào mô hình chạy hồi quy. 3.3. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DN NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HCM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 3.3.1. Kết quả ƣớc lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các DN niêm yết tại sàn chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015 Hồi quy OLS cho thấy có 3 nhân tố có ý nghĩa ở độ tin cậy cao (90%) gồm DFL. INF, INDUS1 và 1 biến có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% là LID. Đặc biệt, các biến này đều có tác động ngược chiều đối với hệ số ROE của các DN. vì mô hình OLS tổng thể không quan tâm đến các ảnh hưởng riêng lẻ, đặc thù từng DN, Do đó, để khắc phục vấn đề này, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định được sử dụng.
  17. 15 Với mô hình REM có 2 biến có ý nghĩa ở độ tin cậy cao (95%) là biến DFL và biến INF. Hai biến này thể hiện mối quan hệ ngược chiều đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, mô hình FEM cùng kết quả so với mô hình Pooled OLS và REM khi cho tìm ra rằng biến DFL thể hiện quan hệ âm với hệ số ROE với mức ý nghĩa 5%. Đồng thời, mô hình FEM kiểm chứng tác động dương của thời gian hoạt động lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, để xác định mô hình REM hay FEM phù hơn hơn, nghiên cứu này thực hiện kiểm định Hausman để chọn lựa giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định. Trong nghiên cứu này, mô hình ảnh hưởng cố định FEM tốt hơn mô hình REM và thích hợp để phân tích các nhân tố ảnh hưởng hệ số ROE của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HỒ CHÍ MÌNH. 3.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số Tobin’s Q của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015 Kết quả hồi quy OLS cho thấy tác động 4 biến lên đến hệ số Tobin’s Q của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM. Trong đó, biến DFL và biến INDUS1 thể hiện mối quan hệ âm với hệ số Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 1%. Biến INDUS2 và LNAGE lần lượt thể hiện tương quan ngược chiều đến hệ số Tobin’s Q ở độ tin cậy 95% và 90 .Vì mô hình OLS tổng thể không quan tâm đến các ảnh hưởng riêng lẻ, đặc thù từng DN, trong khi vấn đề ảnh hưởng riêng lẻ là một trong những hiện tượng xảy ra thường xuyên ở những nghiên cứu thực nghiệm. Do đó, cũng như mô hình các nhân tố tác động đến hệ số ROE, tác giả sử dụng mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định được sử dụng để khắc phục. Với mô hình REM có 2 biến có ý nghĩa ở độ tin cậy cao (95%) là biến DFL và biến INDUS1. Hai biến này thể hiện mối quan hệ ngược chiều đối với hệ số Tobin’s. Ngoài ra biến LNAGE cũng thể
  18. 16 hiện tương quan âm với hệ số Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 10%. Trong khi đó, mô hình FEM cùng kết quả so với mô hình Pooled OLS khi cho rằng biến LNAGE có tác động âm đến hệ số Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 5% và tương đồng với kết quả của mô hình REM khi tìm ra rằng biến LNSIZE thể hiện quan hệ âm với hệ số Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 1% .Đồng thời, mô hình FEM kiểm chứng tác động dương của biến LID lên hệ số Tobin’s Q ở độ tin cậy 99%. Tuy nhiên, để xác định mô hình REM hay FEM phù hơn hơn, nghiên cứu này thực hiện kiểm định Hausman để chọn lựa giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và ảnh hưởng cố định. Trong nghiên cứu này, mô hình ảnh hưởng cố định FEM tốt hơn mô hình REM và thích hợp để phân tích các nhân tố ảnh hưởng hệ số Tobin’s Q của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM. 3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH ƢỚC LƢỢNG Thông qua việc phân tích dữ liệu ở mục 3.3, nghiên cứu đã tìm thấy 4 nhân tố (giả thuyết 1, 2, 3, 4) có ảnh hưởng thật sự đến hiệu quả tài chính của các DN niêm yết tại sàn chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015. 3.4.1. Nhân tố tính thanh khoản (Liquidity) Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ dương giữa tính thanh khoản vả hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015. Điều đó có nghĩa là khi tính thanh khoản tăng sẽ dẫn đến DN hoạt động hiệu quả hơn, từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Kết quả này đồng nhất với kết luận của Liargovas và Skandalis (2008), Demirhan và Waseem (2014), Almajali và cộng sự (2012). 3.4.2. Nhân tố quy mô DN (Size) Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ âm giữa quy mô DN và hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015. Điều đó có nghĩa là DN càng lớn thì hiệu quả tài
  19. 17 chính cành giảm. Kết quả này đồng nhất với kết luận của Nguyễn Văn Hương (2016) nhưng trái ngược với nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010). 3.4.3. Nhân tố đòn bẩy tài chính (DFL) Nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ âm giữa đòn bẩy tài chính vả hiệu quả tài chính của các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM giai đoạn 2013 – 2015. Điều này đồng nhất với kết luận của Demirhan và Waseem (2014) và trái ngược với nghiên cứu của Almajali và cộng sự (2012). 3.4.4. Thời gian hoạt động của DN (Age) Ngoài ra, về số năm hoạt động của DN, nghiên cứu tìm thấy các DN hoạt động lâu năm sẽ có hiệu quả tài chính tốt hơn các DN non trẻ. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Liargovas và Skandalis (2008) đã cho rằng hiệu quả tài chính tăng khi DN hoạt động càng lâu. Thời gian càng lâu có thể giúp DN hoạt động hiệu quả hơn. Các DN hoạt động càng lâu sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, có danh tiếng hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi và do đó có thể đạt hiệu quả tài chính cao hơn các DN còn non trẻ. Tại Việt Nam, mối quan hệ này hoàn toàn phù hợp. Khi một DN mới thành lập thường hoạt động dưới mức hiệu quả nên sẽ không ngừng đầu tư và phát triển để hoạt động hiệu quả hơn. Sau khi đạt được mức tăng trưởng nhất định, các DN sẽ chuyển sang các mục tiêu khác như tối đa hóa lợi nhuận, tăng thêm lợi ích cho các cổ đông... Mặt khác, đối với các DN hoạt động lâu năm luôn tìm cách thay đổi, tái cơ cấu để thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế cũng như các đối thủ từ thị trường nên các DN này sẽ tiếp tục tăng trưởng. Từ những lý do này có thể giải thích mối quan hệ dương giữa số năm hoạt động và hiệu quả tài chính của DN. TÓM TẮT CHƢƠNG 3
  20. 18 CHƢƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 4.2. HÀM Ý NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH. Thứ nhất, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM sử dụng nợ khá cao, tuy nhiên việc sử dụng nợ không làm tăng hiệu quả tài chính của DN. Các DN cần tái cơ cấu lại tỷ lệ nợ thích hợp cho mục tiêu đạt hiệu quả tài chính tối ưu. Thứ hai, cơ cấu vốn tối ưu chính là sự cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Xác định một cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp là đòi hỏi cấp thiết. Một cơ cấu vốn tối ưu chính là sự cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. a. Cơ cấu vốn ngắn hạn: chiếm trong tổng vốn là tỷ trọng của vốn ngắn hạn so với tổng vốn của DN, trong đó chi tiết tỷ trọng từng loại vốn ngắn hạn so với tổng vốn của DN. - Tỷ trọng tiền của DN: Từng kỳ DN cần lập kế hoạch vốn bằng tiền. Cơ sở quan trọng để lập kế hoạch là những dự báo về doanh thu thu được tiền, khả năng tín dụng và các kế hoạch về chi tiêu trong sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Chỉ nên đầu tư khi thấy thừa vốn hoặc đầu tư chắc chắn có hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng chỉ nên đầu tư ở một mức nhất định đủ để an toàn về vốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2