intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu chiết tách và chuyển hoá một số dẫn xuất của axit asiatic từ cây rau má [Centella asiatica (L.) Urban]

Chia sẻ: Dien_vi09 Dien_vi09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm 4 chương nghiên cứu nhằm cá mục tiêu: Chiết tách và tinh chế axit asiatic từ cây rau má Việt Nam, chuyển hoá một số dẫn xuất, thăm dò hoạt tính sinh học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu chiết tách và chuyển hoá một số dẫn xuất của axit asiatic từ cây rau má [Centella asiatica (L.) Urban]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> UNG THỊ NHƯ TRUYỀN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ CHUYỂN HOÁ<br /> MỘT SỐ DẪN XUẤT CỦA AXIT ASIATIC<br /> TỪ CÂY RAU MÁ [Centella asiatica (L.) Urban]<br /> <br /> Chuyên ngành: Hóa hữu cơ<br /> Mã số: 60 44 27<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - 2012<br /> <br /> Công trình ñược hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. TRẦN VĂN SUNG<br /> <br /> Phản biện 1 : PGS.TS. LÊ THỊ LIÊN THANH<br /> Phản biện 2 : PGS.TS. LÊ TỰ HẢI<br /> <br /> Luận văn ñã ñược bảo vệ trước hội ñồng chấm Luận văn tốt nghiệp<br /> Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm<br /> 2012.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại Học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ngày nay trong thế giới hiện ñại, công nghiệp phát triển kéo theo<br /> nhiều vấn ñề về môi trường, sinh thái và sức khoẻ con người. Mô hình<br /> bệnh tật vì thế cũng ngày càng phức tạp hơn. Gần ñây thế giới luôn phải<br /> ñối mặt với những dịch bệnh nguy hiểm và có khả năng lan rộng thành ñại<br /> dịch ở quy mô toàn cầu. Có thể lấy một số ví dụ ñiển hình như HIV/AIDS,<br /> ung thư, viêm ñường hô hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm lợn<br /> H1N1, tim mạch v.v.... Thực tế ñó ñã thúc ñẩy chúng ta luôn luôn phải tìm<br /> ra các thuốc chữa bệnh mới, có hiệu quả cao hơn, tác dụng chọn lọc hơn và<br /> giá thành rẻ hơn.<br /> Một trong những con ñường hữu hiệu ñể phát hiện ra các chất có<br /> hoạt tính tiềm năng, có thể phát triển thành thuốc chữa bệnh cho người, gia<br /> súc và cây trồng là ñi từ các hợp chất thiên nhiên. Các hợp chất thiên nhiên<br /> ñã trải qua hàng triệu năm tiến hóa, nó tương ñối phù hợp với cơ thể sống,<br /> ít ñộc hơn và thân thiện với môi trường. Người ta có thể sử dụng các hợp<br /> chất thiên nhiên một cách trực tiếp ñể làm thuốc, hoặc sử dụng làm các mô<br /> hình ñể nghiên cứu tổng hợp các thuốc mới.<br /> Cây rau má là một trong những cây thuốc ñược sử dụng rộng rãi<br /> trong y học cổ truyền ở các nước trong khu vực ñông Á như: Ấn Độ,<br /> Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Sri lanka, Việt Nam…, do ñó ñã thu hút<br /> ñược rất nhiều sự chú ý của các nhà hóa học. Các nghiên cứu thử nghiệm<br /> trong ống nghiệm về các dịch chiết của cây rau má trong CHCl3 và etanol<br /> 95%, ñã cho thấy các dịch chiết này ñều có các hoạt tính sinh học ñáng<br /> chú ý như: hoạt tính kháng viêm, hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính chống<br /> u và có tác dụng bảo vệ gan. Nguồn rau má mọc tự nhiên ở Việt Nam khá<br /> dồi dào. Tuy vậy, cây chỉ ñược khai thác và sử dụng tại chỗ, chưa trở<br /> thành mặt hàng thương mại hóa [1]. Thành phần hóa học chính của cây rau<br /> má gồm các hợp chất triterpen và triterpen glucosid như axitasiatic,<br /> asiaticosid, axitmadecassic, madecassoid, irahmosid, brahminosid. Ngoài<br /> <br /> 2<br /> <br /> ra cây rau má còn chứa tinh dầu với mùi thơm ñặc trưng, các hợp chất<br /> polyacetylen, flavonoid, vitaminC, ancaloid và oligosacharid [1, 17].<br /> Từ những lí do trên trong bản luận văn này chúng tôi ñặt nhiệm vụ “nghiên<br /> cứu chiết tách và chuyển hoá một số dẫn xuất của axit asiatic từ cây rau<br /> má [Centella asiatica (L.) urban] “<br /> 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> - Chiết tách và tinh chế axit asiatic từ cây rau má Việt Nam<br /> - Chuyển hoá một số dẫn xuất<br /> - Thăm dò hoạt tính sinh học<br /> + Hoạt tính gây ñộc tế bào<br /> + Thăm dò hoạt tính sinh học.<br /> 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> - Tách, tinh chế axit asiatic từ dịch chiết EtOH của cây rau má.<br /> - Tổng hợp các dẫn xuất của axit asiatic.<br /> - Thử hoạt tính sinh học của các dẫn xuất sạch thu ñược.<br /> 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 4.1. Chiết tách axit asiatic trong cây rau má<br /> - Chiết tách và tinh chế axit asiatic.<br /> - Định lượng axit asiatic.<br /> 4.2. Phương pháp tổng hợp hữu cơ<br /> Các phản ứng ñược thực hiện bằng các phương pháp tổng hợp hữu<br /> cơ cơ bản như phương pháp khử, phương pháp oxi hóa, phương pháp<br /> ankyl hóa, phương pháp axyl hóa, phương pháp thế,...<br /> 4.3. Phương pháp sắc ký bản mỏng theo dõi quá trình phản ứng<br /> Phương pháp sắc ký lớp mỏng ñược sử dụng ñể giám sát tiến trình<br /> xảy ra của các phản ứng hóa học và phân tích chất lượng sản phẩm của<br /> phản ứng.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4.4. Phương pháp phân lập và tinh chế<br /> Các hợp chất sau phản ứng ñược phân lập và tinh chế bằng các<br /> phương pháp chiết, phương pháp sắc ký cột silicagel, phương pháp kết<br /> tinh,...<br /> 4.5. Phương pháp xác ñịnh cấu trúc hóa học các hợp chất hữu cơ<br /> Các chất tinh khiết sau khi ñược phân lập và tinh chế sẽ ñược xác<br /> ñịnh các hằng số lý hóa ñặc trưng như: màu sắc, nhiệt ñộ nóng chảy... Sau<br /> ñó tiến hành ghi các phổ như:<br /> - Phổ hồng ngoại (FT-IR) ñối với chất rắn ñược ño dưới dạng viên<br /> nén KBr, ñối với chất lỏng ñược ño ở dạng màng mỏng (film).<br /> - Phổ khối (ESI-MS) ñược ghi trong dung môi CHCl3 hoặc CH3OH.<br /> - Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) 1 chiều và 2 chiều sử dụng<br /> chất nội chuẩn là TMS (δ = 0 ppm), dung môi CDCl3 hoặc DMSO-d6<br /> ñược ghi ở tần số 500 MHz cho phổ 1H-NMR và ở tần số 125 MHz cho<br /> phổ 13C-NMR. Cấu trúc của các hợp chất ñược xác ñịnh bằng sự kết hợp<br /> các phương pháp phổ và so sánh tài liệu.<br /> 4.6. Phương pháp sinh học<br /> Thăm dò hoạt tính sinh học của các chất tổng hợp ñược tại phòng thử<br /> hoạt tính của Viện Hoá học.<br /> 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br /> Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn ñã thu ñược một số kết quả với<br /> những ñóng góp thiết thực sau:<br /> - Đã xác ñịnh ñược các ñiều kiện tối ưu ñể thực hiện qui trình chiết, tách<br /> axit asiatic và axit madecassic từ cây rau má.<br /> - Từ dịch chiết EtOH của rau má ñã phân lập ñược 3 chất sạch<br /> - Đã tổng hợp ñược 4 dẫn xuất của axit asiatic trong ñó dẫn 41<br /> (RMDV25mE) là chất mới.<br /> - Cấu trúc của các chất trên ñã ñược xác ñịnh bằng việc kết hợp các<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2