intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Hoàng Lê Khanh Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

  1. TÓM TẮT Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm bởi vì đây không chỉ là nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội. Số người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, công tác BHYT vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, diện bao phủ BHYT cả nước đạt tỷ lệ chưa cao. Riêng huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre độ bao phủ BHYT vẫn còn rất thấp so mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT trên địa bàn huyện Thạnh Phú và từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT hộ gia đình. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Kết quả chỉ ra sức khỏe, mức đóng BHYT làm giảm khả năng quyết định tham gia BHYT hộ gia đình. Tuy nhiên, độ tuổi, thu nhập, học vấn, thủ tục KCB BHYT, thái độ nhân viên y tế, chất lượng thuốc BHYT và tỷ lệ giảm trừ mức đóng làm tăng khả năng quyết định tham gia BHYT hộ gia đình. Kết quả cũng cho thấy các yếu tố như thành viên trong hộ, sự hiểu biết Luật BHYT và thái độ cán bộ BHXH đã không ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của hộ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý chính sách như điều chỉnh giá dịch vụ y tế cũng như mức đóng BHYT, nâng cao chất lượng KCB BHYT, cải cách thủ tục hành chính trong KCB BHYT, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và một số đề xuất khác nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ hộ gia đình tham gia BHYT. -iii-
  2. ABSTRACT In recent years, public healthcare in Vietnam has become one of the most concerns of our state and communist party. This is not the duty of the communist party, the state, but also the responsibility of every person and our society. The number of the insured healthcare is increasing steadily. However, our public healthcare system still has some limitations, ineffectiveness; the insured labors in some regions are much under the average rate of the country. Therefore, this research is aimed to examine the factors that interfere with people’s decision to become an insured labor in Thanh Phu District. Based on the results of the research, some suggestions to increase the numbers of insured people are involved. The data are analyzed to find out the factors that affect the people’s decision in Thanh Phu District. The result indicates that the health states, levels of healthcare insurance are key factors to family healthcare insurance. Moreover, ages, incomes, intellectual, procedures of registration, clinic officials’ attitudes, quality of medicine, healthcare reduction rates are also taken into account. The research also shows that family members, knowledge of healthcare insurance laws, attitudes of healthcare insurance officials have no effect on people’ decision. The research also suggests some healthcare insurance policies for clinic service fees, levels of healthcare insurance, quality of clinic services, reforms of clinic service procedures, increase in educational activities to raise people’s awareness, and some other suggestions to raise the rate of the family healthcare insurance. -iv-
  3. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.5.1. Phương pháp phân tích ..............................................................................3 1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................4 1.5.2.1. Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................4 1.5.2.2. Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................5 2.1.1. Tổng quan về BHYT .................................................................................5 2.1.1.1. Khái niệm về BHYT ...........................................................................5 2.1.1.2. Bản chất của BHYT ............................................................................5 -v-
  4. 2.1.1.3. Đặc điểm của BHYT ...........................................................................6 2.1.1.4. Vai trò của BHYT ...............................................................................6 2.1.1.5. Sự cần thiết của BHYT .......................................................................7 2.1.2. Các nội dung ảnh hưởng đến phát triển BHYT tự nguyện ........................8 2.1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển BHYT tự nguyện .....................................................................................8 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT tự nguyện .........................9 2.1.2.3. Thông tin tuyên truyền về BHYT tự nguyện ....................................11 2.1.2.4. Chất lượng dịch vụ BHYT tự nguyện ...............................................11 2.1.2.5. Nhận thức và thu nhập của người dân về BHYT tự nguyện .............12 2.1.3. Tổng quan lý thuyết .................................................................................13 2.1.3.1. Khái niệm thông tin bất đối xứng .....................................................13 2.1.3.2. Hiện tượng lựa chọn ngược...............................................................14 2.1.3.3. Hiện tượng rủi ro đạo đức .................................................................15 2.1.3.4. Thông tin bất cân xứng trong thị trường BHYT ...............................15 2.2. Lược khảo tài liệu ...........................................................................................16 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................16 2.2.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................18 2.3. Thực trạng về tình hình tham gia BHYT ở Bến Tre ......................................24 2.3.1. Tổng quan về Bến Tre .............................................................................24 2.3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................24 2.3.1.2. Đơn vị hành chính .............................................................................24 2.3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ..................................................................25 2.3.2. Thực trạng về tình hình tham gia BHYT tại Bến Tre ..............................27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................31 3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................31 3.1.1. Mô tả nghiên cứu .....................................................................................31 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................31 3.1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................31 3.1.2.2. Phương pháp phân tích......................................................................33 -vi-
  5. 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu .......................................................................33 3.2.1. Mô hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú ...............................................33 3.2.2. Cơ sở đưa các biến vào mô hình và dấu kỳ vọng ....................................34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BHYT HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ ...39 4.1. Phân tích thống kê mô tả số liệu điều tra .......................................................39 4.1.1. Đặc điểm hộ được điều tra .......................................................................39 4.1.2. Sự tiếp cận với thông tin về BHYT HGĐ của hộ được điều tra ..............42 4.1.2.1. Tiếp cận Luật BHYT của hộ được điều tra .......................................42 4.1.2.2. Tiếp cận nguồn thông tin về BHYT ..................................................43 4.1.3. Thói quen đi KCB BHYT của hộ được điều tra ......................................43 4.2. Các yếu tố HGĐ quan tâm khi tham gia BHYT ............................................44 4.2.1. Về thông tin tuyên truyền ........................................................................44 4.2.2. Về quyền lợi khi tham gia BHYT ............................................................47 4.2.3. Về thủ tục hành chính ..............................................................................50 4.2.4. Thái độ phục vụ .......................................................................................53 4.3. Đề xuất của người tham gia đối với việc tham gia BHYT hiện nay ..............56 4.4. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Logit .....................................................59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................65 5.1. Kết luận ..........................................................................................................65 5.2. Đề xuất khuyến nghị giúp nâng cao tỷ lệ HGĐ tham gia BHYT...................66 5.2.1. Định hướng phát triển BHYT của Chính phủ .........................................66 5.2.2. Căn cứ đề xuất khuyến nghị ....................................................................68 5.2.3. Đề xuất các khuyến nghị..........................................................................69 5.3. Hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73 PHỤ LỤC .................................................................................................................75 PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................75 PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................79 -vii-
  6. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế KCB: Khám chữa bệnh BHXH: Bảo hiểm xã hội HGĐ: Hộ gia đình HSSV: Học sinh, sinh viên NSNN: Ngân sách nhà nước ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long UBND: Ủy ban nhân dân NQ: Nghị quyết GDP: Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội) THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông -viii-
  7. DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Tổng hợp các yếu tố đã ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảng 2.1 22 BHYT từ các nghiên cứu đã lược khảo Bảng 2.2 Thực trạng tham gia BHYT qua các năm tại Bến Tre 27 Thống kê tỷ lệ HGĐ thamgia BHYT trên địa bàn huyện Thạnh Bảng 3.1 32 Phú Bảng 3.2 Đại bàn thu thập số liệu 33 Bảng 3.3 Các biến kỳ vọng về dấu của các hệ số tương quan 34 Bảng 4.1 Đặc điểm của hộ được điều tra 39 Bảng 4.2 Tỷ lệ biết về Luật BHYT của hộ được điều tra 42 Bảng 4.3 Nguồn thông tin hộ được điều tra tiếp cận đến BHYT 43 Bảng 4.4 Thói quen đi KCB BHYT của hộ được điều tra 43 Các yếu tố về thông tin tuyên truyền ảnh hưởng đến quyết định Bảng 4.5 44 tham gia BHYT HGĐ Các yếu tố về quyền lợi khi tham gia BHYT ảnh hưởng đến Bảng 4.6 47 quyết định tham gia BHYT HGĐ Các yếu tố về thủ tục hành chính ảnh hưởng đến quyết định Bảng 4.7 50 tham gia BHYT HGĐ Các yếu tố về thái độ phục vụ ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảng 4.8 53 BHYT HGĐ Bảng 4.9 Đề xuất của hộ gia đình đối với lộ trình BHYT toàn dân 56 Bảng 4.10 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Logit 59 -ix-
  8. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển, sức khỏe của mọi người ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Ở Việt Nam, chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) không ngừng được thay đổi để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho người dân một cách tốt nhất. Chính vì vậy mà chính sách BHYT đã có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Những chính sách BHYT ngày càng được hoàn thiện hơn, đã trở thành niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người chúng ta trong việc khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Năm 2014 vừa qua, tỷ lệ số người có thẻ BHYT chỉ đạt 71,6% dân số cả nước. Riêng tại tỉnh Bến Tre độ bao phủ của BHYT chỉ đạt 65,09% so với dân số trên địa bàn tỉnh, trong đó huyện Thạnh Phú số người có thẻ BHYT chỉ đạt 62,75% so với dân số trên địa bàn huyện. Những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ người dân tham gia BHYT có tăng lên, nhưng bên cạnh đó cũng còn rất nhiều đối tượng vẫn chưa có thẻ BHYT. Một phần là vì điều kiện kinh tế khó khăn, một phần là vì những chế độ và dịch vụ khi sử dụng thẻ BHYT chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trong việc KCB, và vẫn còn một số bất cập trong việc tham gia BHYT, thanh toán chi phí KCB BHYT. Thêm vào đó, những thay đổi liên tục trong chính sách BHYT hiện nay cũng đã tác động khá lớn đến quyết định tham gia BHYT của những đối tượng thuộc hộ gia đình (HGĐ), do họ phải chịu toàn bộ mức đóng khi tham gia BHYT, không được hỗ trợ như những đối tượng khác. Không chỉ riêng vì những lí do đó mà còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến cho người dân còn nhiều e ngại trong việc tham gia BHYT. Điều này không chỉ làm mất đi những lợi ích mà người tham gia BHYT được hưởng mà còn ảnh hưởng đến Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân của Chính Phủ. Vì vậy, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” được thực -1-
  9. hiện để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT HGĐ và từ đó có những chính sách phù hợp hơn để khuyến khích người dân tham gia BHYT ngày càng nhiều hơn nữa. Điều này không chỉ đảm bảo được sức khỏe cho người tham gia BHYT, mà còn đảm bảo an sinh xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước ta ngày một phát triển. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng tham gia BHYT của HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc vận động HGĐ tham gia BHYT. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của HGĐ, để từ đó có thể thấy được những yếu tố nào đã tác động chủ yếu đến nhu cầu tham gia BHYT HGĐ. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT của HGĐ để góp phần phát triển công tác an sinh xã hội. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu chính là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú hiện nay, đề tài cần thực hiện nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng tham gia BHYT HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú từ năm 2011 dến nay đã thay đổi như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tham gia BHYT HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú hiện nay? - Nhận thức của người dân về BHYT HGĐ hiện nay như thế nào? - Các khuyến nghị nào giúp cho Bảo hiểm xã hội huyện Thạnh Phú có thể vận động thêm HGĐ tham gia BHYT và góp phần đảm bảo an sinh xã hội? -2-
  10. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hành vi của HGĐ đối với việc tham gia và sử dụng thẻ BHYT. - Đối tượng khảo sát: HGĐ đang tham gia BHYT trên địa bàn huyện Thạnh Phú. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. - Phạm vi về thời gian: + Dữ liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp phân tích trong đề tài được thu thập từ năm 2011 đến năm 2015 tại Bảo hiểm xã hội huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. + Dữ liệu sơ cấp: được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2015. + Thời gian thực hiện đề tài: đề tài được nghiên cứu từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 08 năm 2016. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp phân tích Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT HGĐ của người dân trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả để tổng hợp, phân tích các yếu tố nhân khẩu học cũng như việc tham gia và sử dụng thẻ BHYT trong KCB. Phân tích số liệu sơ cấp đã thu thập được từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT của HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Phương pháp phân tích số liệu theo từng mục tiêu của đề tài được thực hiện như sau: + Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các số liệu tương đối để phân tích thực trạng tham gia và sử dụng thẻ BHYT HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú. + Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT HGĐ hiện nay. -3-
  11. + Mục tiêu 3: Dựa trên kết quả phân tích mục tiêu 1 và mục tiêu 2 đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT hiện nay trên địa bàn huyện cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tham gia BHYT. 1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 1.5.2.1. Dữ liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các nguồn: số liệu của Phòng Thu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre, và bộ phận thu của Bảo hiểm xã hội huyện Thạnh Phú, báo cáo tổng kết của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre qua các năm (từ năm 2011 đến năm 2015) về thực trạng tham gia BHYT của người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre và huyện Thạnh Phú. 1.5.2.2. Dữ liệu sơ cấp Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu sơ cấp, thời điểm được thu thập từ cuộc điều tra các HGĐ đang tham gia BHYT trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định tham gia BHYT của HGĐ trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Theo Tabachnick và Fidell (1996), đối với phân tích hồi quy thì kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được là 8*n + 50 (n: biến độc lập). Do mô hình nghiên cứu có 12 biến độc lập nên kích thước mẫu sử dụng cho phương pháp này tối thiểu phải là 146 quan sát. Với cỡ mẫu là 146 quan sát là đảm bảo đủ số quan sát có tính đại diện cho nghiên cứu của đề tài, nhưng đề tài lấy bộ số liệu là 300 quan sát nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của các yếu tố cần quan sát để nâng cao tính thực tế của bài nghiên cứu. Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tiêu thức chọn mẫu dựa vào đơn vị hành chính, trên địa bàn huyện Thạnh Phú sẽ có 4 xã được chọn làm địa bàn nghiên cứu, mỗi xã chọn ra 3 ấp để thu thập số liệu tương ứng với cỡ mẫu theo các ấp đã được chọn. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm cơ sở cho những khuyến nghị với mục đích nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT HGĐ , ngày càng thỏa mãn hơn nữa mức độ hài lòng của người sử dụng thẻ BHYT trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình và tiến tới lộ trình BHYT toàn dân của Chính phủ. -4-
  12. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Tổng quan về BHYT 2.1.1.1. Khái niệm về BHYT Theo Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội ban hành: BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT. Việt Nam tồn tại hai loại hình BHYT là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. - BHYT bắt buộc là loại hình BHYT chỉ áp dụng đối với một nhóm đối tượng nhất định. - BHYT tự nguyện là loại hình BHYT thứ hai đang áp dụng ở nước ta. So với BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện có số lượng tham gia đông đảo đa dạng về thành phần và nhận thức xã hội, có điều kiện kinh tế và có nhu cầu chăm sóc sức khỏe khác nhau. Được triển khai theo địa giới hành chính, áp dụng cho HGĐ, và theo nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và hội viên các đoàn thể. 2.1.1.2. Bản chất của BHYT BHYT là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Là một chính sách xã hội, BHYT vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất kinh tế. - Bản chất xã hội của BHYT được thể hiện ở sự trợ giúp mang tính Nhà nước và sự tương hỗ mang tính cộng đồng. BHYT thể hiện bản chất nhân đạo và trình độ văn minh của xã hội phát triển với mục đích đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho đa số dân chúng, thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe. - BHYT là một chính sách xã hội, hoạt động vì mục tiêu trợ giúp xã hội, không vì lợi nhuận nhưng lại mang yếu tố kinh tế, thuộc phạm trù kinh tế - y tế. Thực hiện BHYT có hiệu quả là giải một bài toán về kinh tế y tế. BHYT có chức năng phân phối lại thu nhập. Có hai góp độ thể hiện chính đó là phân phối trực tiếp và phân phối gián -5-
  13. tiếp. Phân phối trực tiếp thể hiện ở sự chuyển phần thu nhập của người tạm thời khỏe mạnh sang người đang ốm, của người bệnh nhẹ sang người bệnh nặng, của người trẻ khỏe sang người già yếu thông qua sự điều hành luân chuyển của chính phần thu nhập đóng trực tiếp cho quỹ BHYT. Phân phối gián tiếp thể hiện ở sự hỗ trợ giữa người giàu và người nghèo, người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. 2.1.1.3. Đặc điểm của BHYT Có thể thấy bên cạnh những tính chất chung của một chế độ an sinh xã hội, BHYT còn có một số đặc điểm sau: - BHYT có đối tượng tham gia rộng rãi, bao gồm mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, hình thức quan hệ lao động. - BHYT không nhằm bù đắp thu nhập cho người hưởng bảo hiểm như chế độ ốm đau, tai nạn lao động… mà nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ khi bị ốm đau, bệnh tật… trên cơ sở BHYT mà họ tham gia. - BHYT là chi phí ngắn hạn, không xác định trước, không phù thuộc vào thời gian đóng, mức đóng mà phụ thuộc vào mức độ bệnh tật và khả năng cung ứng các dịch vụ y tế. 2.1.1.4. Vai trò của BHYT - BHYT là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia khắc phục những khó khăn về kinh tế khi bất ngờ ốm đau, bệnh tật. - BHYT góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN). - BHYT góp phần thực hiện nâng cao chất lượng và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện rõ nét tính nhân đạo, cộng đồng xã hội sâu sắc. - BHYT nâng cao tính cộng đồng và gắn bó mọi thành viên trong xã hội. - BHYT làm tăng chất lượng KCB và quản lý thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư. - BHYT là công cụ vĩ mô của Nhà nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ, cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân. - BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". -6-
  14. - BHYT còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế, thông qua BHYT mạng lưới KCB sẽ được sắp xếp lại, không còn phân tuyến theo địa giới hành chính một cách máy móc mà phân theo tuyến kỹ thuật, đảm bảo thuận tiện cho người bệnh, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cơ sở điều trị có chất lượng phù hợp. 2.1.1.5. Sự cần thiết của BHYT Trong quá trình sinh tồn và trưởng thành của mỗi con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu nhất là ăn, ở, mặc, sinh hoạt…, con người phải lao động để làm ra những của cải, vật chất cần thiết. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng gặp may mắn, thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự nhiên, môi trường sống, hoặc điều kiện xã hội làm con người bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sống khác nhau như ốm đau, tai nạn, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, già yếu, tử vong… Khi rơi vào các trường hợp này, các nhu cầu cần thiết của cuộc sống không những không giảm đi mà còn tăng thêm, thậm chí còn phát sinh nhu cầu mới như thuốc men, chữa trị… Vì vậy, để vượt qua những khó khăn, để tồn tại và phát triển con người đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau. Từ xa xưa, con người đã có ý thức san sẻ, cưu mang đùm bọc lẫn nhau trong họ hàng, trong cộng đồng làng xóm, thôn, bản… theo tinh thần tương thân tương ái, “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”. Sự tương trợ cộng đồng dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như việc lập quỹ tương tế, các hội đoàn bằng tiền hoặc bằng hiện vật để trợ giúp lẫn nhau. Những hình thức trợ giúp tự nguyện của nhân dân, của cộng đồng đã góp phần đảm bảo nguồn vật chất cần thiết cho những người hoạn nạn vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Đây chính là hình thức manh nha của bảo hiểm, nhưng sự tương hỗ này vẫn chỉ mang tính tự phát và chỉ được thực hiện trong cộng đồng nhỏ. Sự trợ giúp này là thụ động, cục bộ, không ổn định và không chắc chắn. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự trợ giúp có tổ chức, có quan hệ ràng buộc. Nhu cầu này là bức bách, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa ở các -7-
  15. nước công nghiệp phát triển đã làm đội ngũ làm công ăn lương tăng nhanh, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu từ thu nhập do lao động làm thuê mang lại. Sự hẫng hụt về tiền lương do bị ốm đau, già yếu... luôn đe dọa những người không có thu nhập nào khác ngoài lương. Cuộc đấu tranh của những người lao động đòi giảm giờ làm, tăng lương, trợ cấp khi bị ốm đau… diễn ra ngày càng gay gắt ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, trật tự và an toàn xã hội. 2.1.2. Các nội dung ảnh hưởng đến phát triển BHYT tự nguyện Nội dung phát triển BHYT tự nguyện cũng có nhiều mặt, nhiều yếu tố, có những mối liên hệ và quá trình tạo nên nó, ảnh hưởng có tính quyết định đến việc phát triển hay không phát triển BHYT tự nguyện. Những nội dung đó là: 2.1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển BHYT tự nguyện Trước hết, cần khẳng định lại BHYT nói chung, BHYT tự nguyện nói riêng là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu hướng đến của chính sách này là thực hiện BHYT toàn dân. Muốn vậy, không thể không phát triển BHYT tự nguyện. Phát triển BHYT tự nguyện là quá trình mở rộng đối tượng tham gia trên cơ sở ngày càng phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm cân đối thu - chi quỹ BHYT tự nguyện. Quá trình đó phát triển như thế nào, theo hướng nào phần lớn đều do chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định. Nói cách khác, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là nhân tố quyết định sự phát triển BHYT tự nguyện, thể hiện ở các mặt sau: Một, Nhà nước quy định mức phí tham gia phù hợp hoặc thấp hơn một cách tương đối so với mức chi để khuyến khích mọi người hưởng ứng, nhằm mục đích mở rộng độ bao phủ của BHYT tự nguyện, tăng số lượng người tham gia BHYT tự nguyện và gia tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT. Nếu Nhà nước quy định mức phí cao, vượt quá khả năng thu nhập thì người dân sẽ khó tham gia. Hai, Nhà nước quy định mạng lưới cung ứng dịch vụ BHYT tự nguyện thông qua việc phát triển hệ thống Đại lý thu BHYT tự nguyện, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở KCB, gia tăng số lượng giường bệnh và đội ngũ cán bộ y tế, đồng thời, nâng -8-
  16. cao chất lượng dịch vụ BHYT tự nguyện. Trong một giai đoạn nào đó, việc quy định hệ thống Đại lý thu kiểu hành chính, duy nhất là cần thiết nhưng xu hướng lâu dài, phát triển kinh tế thị trường thì điều đó sẽ cản trở đối với phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện vì không có cạnh tranh, không có thêm các kênh phục vụ việc đăng ký tham gia của người dân. Nếu như nói mở rộng đối tượng là đầu vào thì KCB, giải quyết quyền lợi, chế độ chính sách cho người tham gia là đầu ra. Trong trường hợp Nhà nước ban hành các quy định không cân đối giữa đầu vào với đầu ra, nhất là đầu ra không đáp ứng được nhu cầu KCB, chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều bất cập, gây tổn hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện. Ba, Nhà nước quy định mức chi, quy định các chế độ, chính sách liên quan nhằm đảm bảo nguồn thu, cân đối thu – chi, phát triển vững chắc BHYT tự nguyện. Như vậy, có thể nói nhân tố chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Tùy tình hình trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước có những quy định cụ thể, nhằm điều chỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển BHYT tự nguyện. 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT tự nguyện Nhân tố này cũng không thể thiếu đối với bất kỳ chính sách nào khi triển khai thực hiện. Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT tự nguyện thuộc hai ngành là BHXH và Y tế, có chức năng, nhiệm vụ cung ứng dịch vụ BHYT tự nguyện từ khai thác, lập danh sách, thu tiền, in ấn, cấp phát thẻ BHYT đến phục vụ KCB cho đối tượng khi phát sinh. Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT tự nguyện có vai trò vô cùng quan trọng, bởi lẽ, đó là nơi tổ chức thực hiện chính sách BHYT tự nguyện; chính sách có phát triển hay không, có đảm bảo quyền lợi cho người tham gia hay không… đều phụ thuộc vào bộ máy tổ chức thực hiện. Nếu bộ máy tổ chức thực hiện tốt, quản lý hiệu quả, thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tế thì chắc chắn chính sách BHYT tự nguyện sẽ phát triển và đi vào cuộc sống. Ngược lại, nếu bộ máy tổ chức thực hiện không tốt, quản lý kém hiệu quả, thụ động thì bộ máy đó sẽ là rào cản của sự phát triển BHYT tự nguyện. Tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ BHYT tự nguyện về cơ bản bao gồm hệ thống Đại lý thu, hệ thống cơ sở KCB. -9-
  17. Hệ thống Đại lý thu được xem là chân rết đầu vào của bộ máy cung ứng dịch vụ. Hệ thống Đại lý thu phát triển theo chiều rộng nghĩa là ngày càng có nhiều Đại lý thu hơn, tạo thế cạnh tranh giữa các Đại lý theo cơ chế thị trường và người tham gia cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với chính sách BHYT tự nguyện. Nếu phát triển theo chiều sâu thì số lượng đại lý có thể không tăng nhưng chất lượng phục vụ được nâng cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp hơn. Vai trò của hệ thống Đại lý thu thể hiện ở việc, nếu không có nó thì không thể tổ chức tổ chức thực hiện chính sách BHYT tự nguyện được (từ việc lập danh sách, thu tiền, hướng dẫn, cấp phát thẻ BHYT tự nguyện...). Bên cạnh đó, hệ thống Đại lý thu còn là cầu nối giữa cơ quan quản lý (cơ quan BHXH) với người tham gia, thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về BHYT tự nguyện; tiếp xúc với người tham gia, tiếp thu những phản ánh, kiến nghị từ người tham gia để tổng hợp, báo cáo với cơ quan thẩm quyền. Sự phát triển hệ thống Đại lý là điều kiện cần thiết để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Đối với hệ thống cơ sở KCB và số lượng giường bệnh: Phát triển hệ thống cơ sở KCB thường kéo theo phát triển số lượng giường bệnh, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp số lượng cơ sở KCB bệnh không tăng nhưng số lượng giường bệnh vẫn tăng do các cơ sở KCB đầu tư mở rộng thêm hoặc bổ sung thêm giường bệnh. Bất luận trên phương diện nào, sự phát triển đó cũng sẽ tăng một phần của cung ứng dịch vụ đầu ra, tạo điều kiện phục vụ cho nhiều người có nhu cầu KCB BHYT tự nguyện hơn. Việc phát triển cơ sở KCB sẽ tạo thế cạnh tranh giữa các cơ sở KCB, bắt buộc các cơ sở KCB phải thường xuyên nâng cao chất lượng phục vụ mới hy vọng “giữ chân” bệnh nhân BHYT nói chung, bệnh nhân BHYT tự nguyện nói riêng. Điều đó cũng có nghĩa, việc phát triển hệ thống cơ sở KCB và số lượng giường bệnh là nhân tố góp phần làm cho chính sách BHYT tự nguyện được thực thi mà nếu không có nó thì việc phát triển, mở rộng đối tượng tham gia và cả chính sách ấy sẽ trở thành vô nghĩa. Đối với đội ngũ cán bộ y tế: Cũng giống như phát triển hệ thống cơ sở KCB và số lượng giường bệnh, việc phát triển đội ngũ cán bộ y tế cũng là nhân tố gia tăng một phần của cung ứng dịch vụ đầu ra, tạo điều kiện cho người bệnh KCB BHYT tự nguyện được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. -10-
  18. Như vậy, bộ máy cung ứng dịch vụ luôn là điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện chính sách BHYT tự nguyện. Không có bộ máy sẽ không thể triển khai chính sách BHYT tự nguyện. Bộ máy ấy mạnh, hoạt động hiệu quả và phát triển thì BHYT tự nguyện phát triển và ngược lại. Từ cơ cấu tổ chức bộ máy ban đầu, sau một thời gian thực hiện cần đánh giá lại kết quả từng khâu, từng tổ chức, đối tượng cấu thành để kiện toàn, tinh giản, hoàn chỉnh thì mới thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn BHYT tự nguyện. 2.1.2.3. Thông tin tuyên truyền về BHYT tự nguyện Với bất kỳ chính sách nào, thông tin tuyên truyền cũng luôn đóng vai trò định hướng, giúp cho người dân từ biết đến hiểu, từ hiểu đến thực hiện và tham gia phát triển thêm chính sách ấy. Phát triển BHYT tự nguyện cũng không là ngoại lệ. Bởi lẽ, một trong những nguyên nhân dẫn đến người dân không quan tâm, không muốn tham gia BHYT tự nguyện là họ thiếu hiểu biết, chưa thấy lợi ích của việc tham gia hoặc thiếu tin tưởng vào hệ thống tổ chức thực hiện (cả hệ thống đầu vào liên quan đến phát hành thẻ lẫn hệ thống đầu ra là KCB BHYT tự nguyện). Do đó, vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ về chính sách, chế độ, vai trò, ý nghĩa, tác dụng cũng như những lợi ích của BHYT tự nguyện để họ biết, tin tưởng và nhiệt tình tham gia. Thông tin tuyên truyền chính sách BHYT tự nguyện không chỉ đơn thuần là việc của cơ quan tổ chức thực hiện (ngành BHXH và ngành Y tế), hơn thế nữa, đó còn là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, kể cả các cấp ủy đảng nhằm phổ biến, quán triệt chủ trương, thống nhất trong tổ chức thực. Như vậy, thông tin truyên truyền không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến chính sách mà còn góp phần định hướng chính sách đối với người tham gia. Nếu thông tin tuyên truyền tốt, người dân sẽ biết, hiểu, thấy được quyền lợi khi tham gia BHYT tự nguyện, từ đó họ tự giác tham gia. Ngược lại, nếu không làm tốt công tác này thì người dân sẽ không biết, không hiểu, không rõ khi tham gia mình được gì, mất gì, nên việc phát triển BHYT tự nguyện chắc chắn gặp nhiều khó khăn. 2.1.2.4. Chất lượng dịch vụ BHYT tự nguyện Như đã phân tích ở phần trên, chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn của nhu cầu, mà nhu cầu thì bao hàm nhiều thành tố, luôn biến động theo thời gian, không -11-
  19. gian và điều kiện cụ thể. Chất lượng BHYT tự nguyện được đo bởi khả năng tiếp cận dịch vụ và bảo đảm quyền lợi của người tham gia. Cụ thể hơn, đó là vấn đề người tham gia dễ dàng, thuận lợi hay khó khăn; họ có được bảo đảm đầy đủ, kịp thời các quyền lợi theo quy định hay không kịp thời, không đầy đủ. BHYT tự nguyện là chính sách xã hội, nhằm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, về mặt lý thuyết Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách, cách thức tổ chức thực hiện thông thoáng, dễ dàng bao nhiêu thì người tham gia BHYT tự nguyện sẽ thuận lợi, dễ dàng bấy nhiêu. Việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia phải trên cơ sở phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng công tác KCB ở các cơ sở KCB từ Trung ương đến địa phương. Nếu quyền lợi của người tham gia không bảo đảm hoặc bị xâm phạm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển BHYT tự nguyện. Nhân tố này thể hiện trong nhiều khâu, từ việc tiếp nhận người bệnh, thủ tục thanh toán cho đến chất lượng KCB cũng như thái độ của đội ngũ y, bác sỹ trong điều trị bệnh. Có thể nói, quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện những năm vừa qua đã cơ bản được bảo đảm, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn, thủ tục hành chính trong thanh toán, chi trả rườm rà, mất thời gian dễ làm nản lòng người tham gia. 2.1.2.5. Nhận thức và thu nhập của người dân về BHYT tự nguyện Nhận thức của người dân luôn xuất phát từ hai phía, một mặt do năng lực, trình độ của họ, mặt khác, do khối lượng, chất lượng thông tin chuyển tải đến họ. Nhận thức của người dân sẽ cao khi họ có trình độ, thông tin họ nhận được đầy đủ, thường xuyên và ngược lại. Nhận thức của người dân về BHYT tự nguyện còn thấp cùng với những tập quán, thói quen, dịch vụ đầu ra về KCB chưa đáp ứng được yêu cầu và điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn đã dẫn đến việc người dân thường tự mua thuốc, tự điều trị chứ không KCB thông qua tham gia BHYT tự nguyện. BHYT tự nguyện khác so với BHYT bắt buộc ngoài tính pháp lý ra, về cơ bản, còn khác biệt ở chỗ mức phí BHYT tự nguyện do người tham gia chịu trách nhiệm đóng 100%. Như vậy, thu nhập của họ là nhân tố quyết định điều kiện đủ để có tham -12-
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Lưu Thanh Đức Hải (2008), Bài giảng Nghiên cứu Marketing, Khoa Kinh tế- QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. [2]. Vũ Ngọc Huyên, Nguyễn Văn Song (2014), “Phân tích thực trạng tham gia BHYT tự nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(6), tr. 853-861. [3]. Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Hồng Ban (2013), “Phân tích thực trạng tham gia BHYT tự nguyện ở Thành phố Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(1), tr. 115-124. [4]. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Bích Phương (2012), “Rủi ro đạo đức trong bảo hiểm y tế tự nguyện và nhân khẩu học tại Việt Nam giai đoạn 2008-2020”, Tạp chí Kinh tế phát triển, 179, tr. 58-63. [5]. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Bích Phương, Nguyễn Thị Thảo (2012), “Thông tin bất đối xứng trong bảo hiểm y tế Việt Nam – Một nghiên cứu thực nghiệm”, Kinh tế phát triển, 185(II), tr. 25-36. [6]. Mai Thị Thu Nga (2009), Phân tích thực trạng tham gia BHYT của sinh viên một số trường Đại học, Cao đẳng tại tỉnh Thái Nguyên (2006-2008), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên. [7]. Nguyễn Văn Phúc, Cao Việt Cường (2014), “Thông tin bất cân xứng, lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức: Nghiên cứu trường hợp mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (208), tr. 9-16. [8]. Quốc hội (2008), Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008. [9]. Quốc hội (2008), Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 được ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2014. [10]. Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính. -73-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2