intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chất lượng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các vấn đề khoa học và lý luận về chất lượng công chức tại các Sở thuộc UBND tỉnh, luận văn tập trung vào việc phân tích tình hình hiện tại, xác định nguyên nhân và đặt ra các thách thức cụ thể. Từ những cơ sở nêu trên, luận văn đề xuất một loạt giải pháp có khả thi nhằm nâng cao chất lượng công chức tại các Sở thuộc tỉnh U Đôm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .....….….…..…/.………………. ……./……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SOUKMEXAY SOUAMPHAY CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC SỞ CỦA TỈNH U ĐÔM XAY NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Loan Phản biện 1: TS. Bùi Thị Ngọc Hiền Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Vân Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 6A Nhà G - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 - Đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: Vào hồi 15 giờ 45 ngày 08 tháng 1 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban quản lý sau đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Công chức nói chung và đặc biệt là những ngƣời làm công việc hành chính, đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thành công hay thất bại của quản lý công việc nhà nƣớc và ảnh hƣởng đến sự phát triển của quốc gia. Các công chức hành chính, từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng, giữ vai trò trọng yếu trong cơ cấu hành chính của quốc gia. Họ là những cá nhân sử dụng quyền lực nhà nƣớc để thực hiện nhiệm vụ, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế và xã hội của quốc gia, đồng thời thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng trong thực tế cuộc sống. Sự hiệu quả và thành công của hệ thống quản lý nhà nƣớc phụ thuộc nhiều vào phẩm chất và trình độ năng lực của các công chức. Điều này đƣợc thể hiện trong Nghị quyết của Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ ba, nhiệm kỳ VIII, khi nói rằng “Cán bộ công chức là nhân tố quyết định thành công hoặc thất bại của cách mạng”. Nói về vai trò to lớn của công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt” [24]. Tính hiệu quả và hiệu suất của hệ thống QLNN cuối cùng dựa vào phẩm chất và khả năng của công chức. Tỉnh U Đôm Xay tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một trong những tỉnh tiên phong trong việc thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới. Mặc dù trong những năm qua, chính quyền tỉnh U Đôm Xay đã tập trung vào việc phát triển công chức của tỉnh, đặc biệt là nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh. Tuy nhiên, hiện thực cho thấy chất lƣợng công việc của công chức vẫn chƣa đạt đƣợc mức mong muốn. Chất lƣợng quản lý và điều hành các lĩnh vực xã hội bởi công chức vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn, kỹ năng công việc, và thái độ phục vụ vẫn chƣa đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của tỉnh. Một số công chức còn bám vào tƣ tƣởng cũ, thiếu tính năng động cũng nhƣ sáng tạo. Việc nghiên cứu khoa học lý thuyết và phân tích tình trạng chất lƣợng của công chức tại các Sở thuộc UBND tỉnh trở thành một nhiệm vụ cấp bách và không thể thiếu, nhằm tạo ra các giải pháp cần thiết để thúc đẩy sự chuyển biến tích cực về chất lƣợng, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp chính trị, kinh tế, và xã hội của tỉnh U Đôm Xay. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Chất lượng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Có nhiều nghiên cứu đã đƣợc công bố với các hình thức và cách tiếp cận đa dạng, điển hình nhƣ các bài báo, sách chuyên khảo từ nhiều tác giả: - Đồng tác giả Barbara Mitchell và Cornelia Gamlem (Chủ biên - 2019) “Quản trị nhân sự đúng”, NXB Công thƣơng [1]. Quản trị nhân sự đúng giống nhƣ cuốn Bách khoa toàn thƣ về nghề quản lý nhân sự, QLNN. Đồng tác giả cuốn sách đề cập đến toàn bộ các lĩnh vực và yếu tố quan trọng dành cho ngƣời làm công tác nhân sự, từ việc tìm ngƣời tài, thuyết phục, tạo sự gắn kết trong cơ quan/ đơn vị, giải quyết vấn đề nội bộ cho đến các vấn đề pháp lý, mẫu văn bản, hồ sơ, biểu mẫu quan trọng mà bất cứ ngƣời làm công tác nhân sự nào cũng cần trong công việc chuyên môn hàng ngày. - Hoàng Thị Thắm (Chủ biên - 2021). Sách tham khảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0” NXB Lao động [28]. Hoàng Thị Thắm, Vũ Thị Hồng Phƣợng, Đào Hồng Hạnh, và Trịnh Đức Duy là những tác giả đã thực hiện nghiên cứu về tổ chức nhà nƣớc, hệ thống hành chính, lịch sử của máy quản lý công vụ, và chế độ quản lý nguồn nhân lực, nhằm mục tiêu cải cách và cập nhật nền công vụ. Cụ thể: Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 trƣớc hết phải tuyển chọn, đào tạo đƣợc nguồn nhân lực tốt; đánh giá, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực, cùng với đó là việc bồi dƣỡng, đào tạo, khuyến khích lựa chọn những nhân lực có đủ cả trí lực và nghị lực để vƣợt qua đƣợc những cán dỗ trong môi trƣờng bùng nổ CNTT nhƣ hiện nay - Bùi Xuân Dũng (Chủ biên - 2021). Sách chuyên khảo “Nhân cách con ngƣời Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong qua trình hội nhập quốc tế hiện nay” NXB Chính trị Quốc gia sự thật [17]. Tác giả khẳng định rằng việc phát triển con ngƣời là mục tiêu cao cả của toàn nhân loại. Kinh tế tri thức đang dẫn dắt nhân loại vào một thời kỳ mới, mở ra nhiều khả năng để họ khám phá những con đƣờng tiến về tƣơng lai. Tuy nhiên, trƣớc những thách thức của xu hƣớng hội nhập và toàn cầu hóa, việc xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay vẫn là một ƣu tiên cấp bách. Việc nghiên cứu trực tiếp về vấn đề chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay hiện nay.
  4. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề khoa học và lý luận về chất lƣợng công chức tại các Sở thuộc UBND tỉnh, luận văn tập trung vào việc phân tích tình hình hiện tại, xác định nguyên nhân và đặt ra các thách thức cụ thể. Từ những cơ sở nêu trên, luận văn đề xuất một loạt giải pháp có khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở thuộc tỉnh U Đôm Xay, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lƣợng công chức tại các Sở - Hệ thống hóa, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lƣợng công chức tại các Sở thuộc UBND tỉnh; - Phân tích đánh giá thực trạng chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào; - Chỉ ra những ƣu điểm, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế về chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian - Phạm vi về thời gian - Phạm vi về nội dung - Khách thể nghiên cứu 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn áp dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo triết học của Chủ nghĩa Mác - Lênin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu - Phƣơng pháp quan sát - Phƣơng pháp khảo sát điều tra xã hội học - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp so sánh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận - Luận văn nghiên cứu, góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào. - Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp luận cứ, cơ sở thực thực tiễn cho việc xây dựng các các chủ trƣơng, chính sách, biện pháp QLNN trên các lĩnh vực tại tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Luận văn có thể đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành quản lý công, cũng nhƣ cho những ngƣời quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lƣợng công chức tại các Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC SỞ THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Một số vấn đề về công chức tại các Sở 1.1.1. Khái niệm công chức Công chức nhà nƣớc là những thuật ngữ pháp lý thƣờng đƣợc sử dụng để nói về công chức nói chung. Có rất nhiều văn bản định nghĩa về khái niệm công chức, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nội hàm của khái niệm này. Khái niệm “công chức” là một khái niệm phổ biến đƣợc sử dụng trên toàn thế giới để mô tả những công dân đƣợc tuyển dụng để làm việc thƣờng xuyên trong các cơ quan nhà nƣớc. Tuy nhiên, do sự đặc thù của từng quốc gia, định nghĩa của khái niệm “công chức” không hoàn toàn giống nhau. Một số quốc gia chỉ xem xét công chức trong bối cảnh QLNN. Trái ngƣợc với điều đó, một số quốc gia khác có quan điểm rộng lớn hơn, coi công chức không chỉ là những ngƣời thực hiện trực tiếp công việc quản lý nguồn nhân lực và ngân sách, mà còn bao gồm cả những ngƣời làm việc trong các cơ quan có tính chất công cộng. Cụ thể: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ khẳng định rằng: Tất cả những nhân viên trong bộ máy hành chính của Chính phủ đƣợc gọi chung là công chức, trong khi đó, các nghị sĩ Quốc hội bao gồm cả thƣợng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, cũng nhƣ những ngƣời làm việc trong Quốc hội, không đƣợc coi là công chức Ở Cộng hòa Pháp cho rằng: Công chức là những cá nhân đƣợc tuyển dụng và bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan hành chính công quyền và tổ chức dịch vụ công cộng đƣợc tổ chức bởi nhà nƣớc, bao gồm cả cấp TW và địa phƣơng. Tuy nhiên, không bao gồm các công chức địa phƣơng thuộc các hội đồng địa phƣơng quản lý. Vƣơng quốc Anh lại cho rằng: Công chức là bao hàm các nhân viên làm việc trong ngành hành chính, ví dụ nhƣ nội chính và ngoại giao. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khẳng định rõ rằng: Công chức bao gồm những ngƣời công tác trong cơ quan hành chính ở mọi cấp, ngoại trừ nhân viên phục vụ. Đƣợc chia thành hai nhóm chính, công chức lãnh đạo đảm nhiệm quyền lực nhà nƣớc và đƣợc bổ nhiệm theo quy trình luật định, phải tuân theo Hiến Pháp, Điều lệ công chức, và Luật tổ chức của các cấp chính quyền. Ngƣợc lại, công chức nghiệp vụ là những ngƣời chịu trách nhiệm thi hành các nhiệm vụ thông thƣờng theo quy định, do các cơ quan hành chính ở mọi cấp bổ nhiệm và quản lý dựa trên Điều lệ công chức. Đối với hầu hết công chức nhà nƣớc, đây là nhóm lớn và họ có nhiệm vụ chặt chẽ trong việc thực hiện và tuân thủ các chính sách và luật pháp. Ở Việt Nam: khái niệm công chức đƣợc quy định tại Luật Cán bộ - Công chức (Việt Nam) năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 ghi rõ: “Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tƣơng ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc”. [22] Tóm lại, công chức là ngƣời đƣợc tuyển dụng và bổ nhiệm vào một vị trí công chức cụ thể, với chức vụ và tên chức vụ đƣợc xác định trong biên chế. Họ đƣợc trả lƣơng theo quy định của pháp luật từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, và thực hiện nhiệm vụ công việc tại các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị thuộc Đảng, nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội, cũng nhƣ trong bộ máy quản lý của các tổ chức hoạt động công lập. 1.1.2. Đặc điểm công chức Công chức là những cá nhân có đủ trƣởng thành về thể chất và xã hội, đƣợc tuyển dụng hoặc bổ nhiệm để giữ một vị trí công việc thƣờng xuyên trong các cơ quan nhà nƣớc. Tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý công quyền của quốc gia, họ cần tự quản lý hành vi và thái độ của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật với tƣ cách là công dân và là ngƣời công chức. Mỗi công chức tại mỗi vị trí công việc đều đƣợc đặt tên, có chức vụ và chức danh cụ thể, điều này phải đƣợc xác định rõ ràng. Chức danh cần phản ánh đúng chức vụ, phù hợp với yêu cầu của công việc và đặc điểm cụ thể của chức vụ đó. Công chức có trách nhiệm phải tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ và cũng chịu trách nhiệm về việc giám sát và hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ của những ngƣời dƣới quyền của họ. - Công việc của công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất tài sản vật chất, mà thay vào đó là việc thực hiện các chức năng QLNN nói chung. - Công chức là đối tƣợng lao động đặc biệt. Họ thực thi quyền lực nhà nƣớc trên ba phƣơng diện: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tƣ pháp. Do đó, quy chế pháp lý điều chỉnh đối với công chức
  6. 4 đƣợc xác định theo Luật hành chính. - Công chức đƣợc hƣởng lƣơng và các chế độ đãi ngộ khác do ngân sách nhà nƣớc chi trả. Do đó, công chức là những cá nhân ở giữa trong một quan hệ lao động với nhà nƣớc. Quan hệ này luôn bao gồm hai yếu tố quan trọng: yếu tố tự nguyện từ phía ngƣời lao động và ý chí của nhà nƣớc. Sự đồng ý của ngƣời lao động là điều kiện cơ bản để tạo nên quan hệ này, tuy nhiên, chỉ có ý chí của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền mới xác định đƣợc quan hệ pháp lý giữa hai bên. 1.1.3. Vị trí, vai trò và nghĩa vụ của công chức 1.1.3.1. Vị trí, vai trò của công chức Vị trí, vai trò quan trọng của công chức tại các Sở trƣớc hết xuất phát từ vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ công chức. Điều đó biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau: - Các công chức tại các Sở của tỉnh đóng vai trò then chốt trong việc tăng cƣờng sự hiệu quả và hiệu suất hoạt động của hệ thống hành chính nhà nƣớc tại địa phƣơng, đồng thời họ là ngƣời thực hiện sứ mệnh đƣa đƣờng lối của Đảng, chính sách, và pháp luật của nhà nƣớc vào thực tế cuộc sống. Các công chức này cũng có trách nhiệm tiếp thu và thực hiện ý kiến và yêu cầu của cộng đồng, nắm bắt những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống để đề xuất cho nhà nƣớc những chính sách và quản lý phù hợp trên lãnh thổ tỉnh. - Các công chức tại các Sở của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng lãnh đạo và hiệu quả trong QLNN. Họ cùng với những ngƣời khác là nhân tố quyết định để thực hiện thành công các mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa, và quốc phòng an ninh. Họ là những ngƣời quyết định và tham gia vào xây dựng hệ thống chính trị và cách mạng của cộng đồng dân cƣ, các tổ chức, và doanh nghiệp trên lãnh thổ của tỉnh. - Công chức tại các Sở của tỉnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiệu quả của các cơ quan, tổ chức, và đoàn thể, đảm bảo và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, cũng nhƣ củng cố mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân. 1.1.3.2. Nghĩa vụ của công chức Nghĩa vụ công chức nói chung và nghĩa vụ công chức tại các Sở nói riêng đƣợc quy định trong Luật công chức, bao gồm: Thứ nhất, nghĩa vụ của công chức đối với Đảng, nhà nƣớc và nhân dân Thứ hai, nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 1.2. Chất lƣợng công chức tại các Sở 1.2.1. Khái niệm chất lượng công chức - Theo Joseph Moses Juran - Giáo sƣ ngƣời Mỹ: Chất lƣợng là sự phù hợp với nhu cầu. - Theo Philip B. Crosby - Giáo sƣ ngƣời Mỹ: Chất lƣợng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định. [32] - Theo từ điển tiếng Việt: “Chất lƣợng đƣợc xem là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con ngƣời, một sự vận động, một sự việc”. Đây là cách đánh giá một con ngƣời, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, cái tính độc lập của nó. [30, Tr.144] - Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chất lƣợng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tƣơng đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác. Chất lƣợng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Chất lƣợng của sự vật, hiện tƣợng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lƣợng càng cao thì mức độ phát triển của sự vật càng lớn”. [31, Tr.167] Đánh giá chất lƣợng của công chức đƣợc thực hiện dựa trên các tiêu chí cụ thể, bao gồm các quy định về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, thái độ, và hiệu suất công việc, theo các tiêu chí đặc trƣng cho từng ngành nghề cụ thể. Từ những phân tích đã trình bày, ta có thể hiểu rằng “chất lƣợng của công chức tại các Sở” là đại diện cho tổng hợp các đặc điểm bản chất của họ, thể hiện thông qua phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ kiến thức, khả năng, kỹ năng, thái độ làm việc, và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ mà mỗi công chức đƣợc giao. Nói cách khác, chất lƣợng công chức là tổng thể các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ của mỗi công chức trong quá trình thực thi công vụ. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng công chức Thứ nhất, kiến thức Thứ hai, kỹ năng làm việc, kỹ năng hành chính Thứ ba, thái độ, hành vi Thứ tư, hiệu quả công việc Tóm gọn lại, chất lƣợng của một công chức dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm kiến thức, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, thái độ, và hành vi, tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể. Chất lƣợng của một công chức
  7. 5 phụ thuộc vào sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố này trong ngữ cảnh và điều kiện cụ thể, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị và hành chính một cách hiệu quả trong bộ máy hành chính của nhà nƣớc. 1.2.3. Đặc điểm chất lượng công chức tại các Sở Thứ nhất, về con đƣờng hình thành Thứ hai, về nơi làm việc Thứ ba, về địa bàn hoạt động Thứ tư, về mối quan hệ công tác Thứ năm, về trình độ, kỹ năng làm việc Thứ sáu, về tính chất công việc Thứ bảy, về thời gian công tác 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức tại các Sở Tiêu chí đánh giá chất lƣợng công chức tại các Sở bao gồm: 1.3.1. Về phẩm chất chính trị; lối sống, tác phong, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật Thứ nhất, về phẩm chất chính trị Thứ hai, về lối sống, tác phong, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật Các yếu tố để đo lƣờng và đánh giá mức độ hài lòng của đối tƣợng đƣợc phục vụ bao gồm: - Tinh thần trách nhiệm đối với công việc; - Thái độ và phong cách phục vụ; - Tính chuyên nghiệp và quy chuẩn; - Hiệu quả giải quyết công việc. Nhắc đến “ý thức tổ chức kỷ luật”, chúng ta thƣờng nghĩ ngay đến một số khía cạnh nhƣ: - Chấp hành pháp luật; - Tuân thủ các quy định của cơ quan, tổ chức, hoặc đơn vị nơi công chức đang làm việc. - Chấp hành các quy định của Đảng nếu công chức là đảng viên; - Chấp hành kỷ luật về thời gian lao động… vv. Vì vậy, ý thức tổ chức và kỷ luật của công chức đại diện cho một hình thức ý thức pháp luật, thể hiện sự hiểu biết, nhận thức và hành động của họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn dựa trên các quy định pháp luật. Việc đánh giá ý thức tổ chức và kỷ luật của mỗi công chức có thể dựa trên một số phƣơng diện sau: Trước hết, công chức cần hiểu biết và nhận thức về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên môn, quy tắc kỷ luật lao động, cũng nhƣ về những hạn chế và quy định liên quan đến nhiệm vụ và chức năng của cơ quan hoặc đơn vị mà họ đang làm việc. Thứ hai, sự hiểu biết và nhận thức cần phải thể hiện thông qua những hành động và hoạt động cụ thể của công chức trong quá trình thực hiện chức trách và nhiệm vụ đƣợc giao. Đánh giá về ý thức tổ chức và kỷ luật của công chức phản ánh qua cách họ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của họ trong thực tế. Thứ ba, trong trƣờng hợp công chức có hiểu biết đúng nhƣng hành động không tuân theo thì không thể xem công chức đó có ý thức tổ chức kỷ luật cao (hoặc tốt). Ngƣợc lại, nếu công chức gặp hạn chế cả về hiểu biết và hành động, thì không thể đánh giá rằng ý thức tổ chức kỷ luật của họ là tốt (hoặc cao). 1.3.2. Về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ Thứ nhất, trình độ văn hóa của công chức đƣợc thể hiện thông qua việc sở hữu bằng cấp và chứng chỉ học vấn cũng nhƣ khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế. Các công chức cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn của họ, hiểu biết về các khía cạnh quản lý và lãnh đạo, và có khả năng tìm hiểu và xử lý thông tin. Họ cũng cần biết cách áp dụng các quy tắc của kinh tế thị trƣờng vào từng tình huống cụ thể và điều kiện thực tế. Thứ hai, trình độ chuyên môn là một bƣớc tiến cao hơn, thể hiện kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực hoặc chuyên ngành cụ thể. Để đạt đƣợc trình độ chuyên môn này, ngƣời ta cần qua quá trình đào tạo chuyên sâu tại các trƣờng đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc gia, chẳng hạn nhƣ trƣờng dạy nghề, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, và đại học. Trong quá trình học tập, những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cụ thể liên quan đến các chuyên ngành nhất định đƣợc truyền đạt, thƣờng đƣợc chứng nhận bằng các văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn. Thứ ba, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc thể hiện chủ yếu qua bằng cấp chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế trong các hoạt động chuyên môn, và một phần là do tố chất, cũng nhƣ các chỉ số nhƣ: + Chỉ số thông minh - IQ + Chỉ số cảm xúc - EQ + Chỉ số thông minh xã hội - SQ + Chỉ số thông minh sáng tạo - CQ + Chỉ số chỉ số đam mê - PQ
  8. 6 + Chỉ số chỉ số vƣợt khó - AQ + Chỉ số trình độ biểu đạt ngôn ngữ - SQ + Ngoài ra còn có chỉ số đạo đức - MQ - Đối với công chức, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn phải đáp ứng các trình độ nhƣ: + Trình độ lý luận chính trị + Trình độ quản lý hành chính nhà nƣớc + Trình độ tin học + Trình độ ngoại ngữ 1.3.3. Về kỹ năng - Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch công tác; - Kỹ năng giao tiếp; - Kỹ năng soạn thảo văn bản; - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; - Kỹ năng quản lý thời gian; - Kỹ năng làm việc nhóm. 1.3.4. Về kết quả thực thi công vụ - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; - Tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; - Mức độ hài lòng của đối tƣợng đƣợc phục vụ. Nói cách khác, kết quả thực hiện nhiệm vụ thể hiện chủ yếu thông qua việc tạo ra các sản phẩm cụ thể trong từng loại công việc, bao gồm cả khía cạnh hình thức và chất lƣợng của sản phẩm. Thực tế, hoạt động của công chức thể hiện sự đa dạng trong kết quả và sản phẩm của quá trình thực hiện nhiệm vụ, và điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ vị trí công việc, nhiệm vụ đƣợc giao, và thẩm quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị tƣơng ứng. 1.3.5. Về thể lực Sức khỏe công chức tại các Sở đƣợc phân thành 5 loại sau: Loại A: Khỏe mạnh. Loại B1: Đủ sức khỏe công tác. Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mãn tính cần theo dõi. Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe. Loại D: Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác 1.3.6. Sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động thực thi công vụ của công chức - Tinh thần trách nhiệm đối với công việc; - Thái độ và phong cách phục vụ; - Tính chuyên nghiệp và quy chuẩn; - Hiệu quả giải quyết công việc. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức tại các Sở 1.4.1. Yếu tố khách quan Thứ nhất, chế độ, chính sách đối với công chức Thứ hai, thị trƣờng lao động bên ngoài Thứ ba, khen thƣởng, kỷ luật công chức Thứ tư, về cơ cấu tổ chức bộ máy Thứ năm, về thể chế quản lý Thứ sáu, về đào tạo, bồi dƣỡng, tự rèn luyện 1.4.2. Yếu tố chủ quan Thứ nhất, tinh thần trách nhiệm trong công tác Thứ hai, ý thức tổ chức kỷ luật của công chức Thứ ba, tuyển dụng công chức Thứ tư, sử dụng công chức Thứ năm, đánh giá công chức và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với công chức 1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở của một số tỉnh Qua nghiên cứu kinh nghiệm từ một số tỉnh, thành phố trong vấn đề nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở, để từ đó có thể rút ra bài học, kinh nghiệm cho chính quyền tỉnh U Đôm Xay. 1.5.1. Nâng cao chất lượng công chức tại các Sở của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào - Trong thời gian gần đây, cấp ủy và chính quyền tỉnh Savannakhet, cùng với lãnh đạo các Sở trong tỉnh, luôn đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dƣỡng trình độ lý luận, chuyên môn, và nghiệp vụ
  9. 7 cho công chức tại các Sở. Nhờ sự chú ý và thực hiện tốt công tác quản lý công chức, chất lƣợng giải quyết công việc chuyên môn của các công chức trong các Sở đã đƣợc nâng cao. - Đáng chú ý hơn nữa là tại tỉnh Savannakhet, sự nâng cao thái độ và trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức tại các Sở đã rõ ràng. Tiêu chí quan trọng là hiệu suất trong xử lý công việc, sự hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp và cƣ dân trên toàn tỉnh Savannakhet khi họ đến xử lý thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nƣớc từ cấp tỉnh cho đến cấp thôn/bản/làng. 1.5.2. Nâng cao chất lượng công chức tại các Sở của thủ đô Vientiane, nước CHDCND Lào - Tuân thủ đúng nguyên tắc của các cấp ủy Đảng, tổ chức lãnh đạo và quản lý công chức, cũng nhƣ hoàn thiện quá trình nhận xét và đánh giá theo hƣớng dân chủ, thông tin đa chiều, khách quan, và minh bạch công khai. - Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức chủ chốt tại các Sở của thủ đô Vientiane theo chuẩn hóa chức danh công chức. - Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền thủ đô Vientiane và các cấp đối với hệ thống chính trị tại các Sở trong đó chú trọng đội ngũ công chức chủ chốt. - Thực hiện thanh tra, kiểm tra mức độ áp dụng Nghị quyết, uốn nắn những biểu hiện buông lỏng lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với lãnh đạo tại các Sở của thủ đô Vientiane. - Tập trung vào việc đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức, đó là một trong những nhóm vấn đề mà Ban Thƣờng vụ thủ đô Vientiane đang tập trung chỉ đạo. - Ban Thƣờng vụ Thủ đô Vientiane đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là tạo sự chuẩn hóa cho công chức trong lĩnh vực nghiệp vụ và lý luận chính trị. Đồng thời, họ đã tập trung vào việc bồi dƣỡng công chức thông qua hình thức “hƣớng dẫn thực tế”. 1.5.3. Nâng cao chất lượng công chức tại các Sở của thành phố Hà Nội, nước CHXHCN Việt Nam Thứ nhất, luân chuyển công chức cần phải gắn với quy hoạch công chức; Thứ hai, trong quá trình luân chuyển công chức, cần xem xét các đặc điểm về công việc và vị trí chức danh, đồng thời xác định khả năng bổ nhiệm của công chức vào các vị trí có thể xuất hiện trong tƣơng lai. Thứ ba, việc luân chuyển công chức trong một ngành, giữa các ngành, cũng nhƣ giữa công chức đảng, mặt trận, đoàn thể với QLNN cần đƣợc quan tâm, nhằm tạo ra môi trƣờng phù hợp nhất để công chức có thể đƣợc rèn luyện, phát triển và trƣởng thành một cách toàn diện. Thứ tư, quá trình tiến hành luân chuyển công chức phải đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng, thận trọng, mở rộng dân chủ và có bƣớc đi thích hợp. 1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh U Đôm Xay - Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của công chức tại các Sở. - Thứ hai, thiết lập một hệ thống giải pháp toàn diện, bao gồm từ quá trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đến việc đánh giá công chức. - Thứ ba, việc áp dụng công nghệ thông tin vào các khâu quản lý có thể rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục và tạo điều kiện để công dân hoàn thành chúng một cách chính xác và nhanh chóng. - Thứ tư, việc xây dựng vị trí công việc, phân tích công việc, xác định khung năng lực và bản mô tả công việc cho từng vị trí công việc cũng là một phần quan trọng. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng 1, tác giả đã tiến hành một nghiên cứu sâu rộng và hệ thống hóa cơ sở khoa học về chất lƣợng của công chức tại các Sở thuộc UBND cấp tỉnh. Tác phẩm trình bày về khái niệm của công chức, những đặc điểm cơ bản của công chức tại các Sở, cũng nhƣ về vị trí, vai trò và nghĩa vụ của công chức. Trong phạm vi chƣơng này, tác giả chi tiết hóa khái niệm về chất lƣợng công chức, các yếu tố cấu thành chất lƣợng công chức, đặc điểm của chất lƣợng công chức tại các Sở, và giới thiệu 04 tiêu chí để đánh giá chất lƣợng công chức tại các Sở. Dựa trên các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công chức tại các Sở, tác giả đã chỉ ra 02 yếu tố chính bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Nhìn nhận từ đó, tác giả đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao chất lƣợng của công chức tại các Sở trong tỉnh U Đôm Xay, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và cải cách nền hành chính nhà nƣớc. Điều này nhằm đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra đối với công chức tại các Sở trong thời kỳ mới, đƣợc thảo luận chi tiết hơn trong chƣơng 2. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở ở một số quốc gia phát triển nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản và các nƣớc trong khu vực - cụ thể từ nƣớc bạn láng giềng là thành phố Hà Nội, nƣớc CHXHCN Việt Nam, để từ đó tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào, nhằm nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở trong thời gian tới.
  10. 8 Kết quả nghiên cứu trong chƣơng 1 làm nền tảng khoa học, cung cấp cơ sở cho tác giả tiếp tục nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng về chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào trong chƣơng 2. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC SỞ CỦA TỈNH U ĐÔM XAY, NƢỚC CHDCND LÀO 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh U Đôm Xay ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức tại các Sở 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Sơ đồ 2.1. Vị trí địa lý tỉnh U Đôm Xay (Nguồn - Tác giả sưu tầm) * Địa bàn dân cƣ Tỉnh U Đôm Xay đƣợc tạo lập bởi 07 đơn vị hành chính cấp Huyện bao gồm: Bảng 2.1. Số dân cƣ các Huyện của tỉnh U Đôm Xay Đơn vị tính: Người Tên tiếng Việt Tên tiếng Lào Dân số (năm 2020) Huyện Muang Xai 79,635 Huyện Muang La 17,291 Huyện Muang Namo 39,226
  11. 9 Huyện Muang Nga 31,938 Huyện Muang Beng 37,991 Huyện Muang Houne 75,254 Huyện Muang Pakbeng 29,905 Tổng cộng 311,240 (Nguồn - Tác giả tổng hợp theo bảng điều tra dân số năm 2020) 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Về kinh tế * Về nông nghiệp * Thƣơng mại - du lịch * Danh lam thắng cảnh Cơ cấu tổ chức của Sở gồm: - Phòng chuyên môn nghiệp vụ - Phòng thanh tra (nếu có) - Văn phòng (nếu có) - Chi cục và tổ chức tƣơng đƣơng (nếu có) - Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có)
  12. 10 Sơ đồ 2.2. Các Sở thuộc địa bàn tỉnh U Đôm Xay UBND TỈNH U ĐÔM XAY CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN SỞ NGOẠI VỤ SỞ CÔNG CHÍNH VÀ VẬN TẢI SỞ TÀI CHÍNH SỞ GIÁO DỤC VÀ THỂ THAO SỞ TƢ PHÁP SỞ THÔNG TIN VĂN HÓA VÀ DU LỊCH SỞ CÔNG THƢƠNG SỞ LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI SỞ Y TẾ SỞ NÔNG - LÂM NGHIỆP SỞ NĂNG LƢỢNG SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ TRUYỀN THÔNG VÀ MỎ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ SỞ KẾ HOẠCH MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ SỞ NỘI VỤ (Nguồn: Tác giả xây dựng - Niên giám 2023)
  13. 11 Bảng 2.2. Thống kê số lƣợng công chức tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay Đơn vị tính: Người TỔNG SỐ CÔNG CHỨC Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 STT TÊN SỞ CC CC CC CC CC CC CC CC CC CC LĐ CM LĐ CM LĐ CM LĐ CM LĐ CM 1 Sở Nội vụ 19 17 19 17 19 16 18 15 17 16 2 Sở Ngoại vụ 10 20 10 18 10 14 12 11 12 11 3 Sở Tài chính 20 32 20 28 20 29 18 31 18 31 4 Sở Tƣ pháp 17 19 17 18 17 18 16 17 16 17 5 Sở Công thƣơng 21 26 21 21 21 39 23 27 21 29 6 Sở Y tế 29 48 29 48 29 46 29 46 29 45 Sở Năng lƣợng và 7 20 12 20 12 20 16 17 15 19 13 Mỏ Sở Tài nguyên và 8 17 35 17 36 17 39 17 38 19 36 Môi trƣờng Sở Công chính và 9 32 41 32 40 32 41 32 43 29 47 Vận tải Sở Giáo dục và Thể 10 30 45 30 44 30 42 30 39 30 39 thao Sở Thông tin - Văn 11 27 62 27 63 27 59 27 59 26 60 hóa và Du lịch Sở Lao động và 12 14 19 14 18 14 18 14 17 14 16 Phúc lợi xã hội Sở Nông - Lâm 13 37 99 37 100 37 98 36 95 33 97 nghiệp Sở Khoa học Công 14 nghệ và Truyền 10 19 10 17 10 15 9 17 12 13 thông Sở Kế hoạch và Đầu 15 18 16 18 15 18 16 18 18 18 18 tƣ 321 510 321 495 321 506 316 488 313 488 Tổng số công chức 831 816 827 804 801 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay - Niên giám 2023) Ghi chú: Diễn giải chi tiết trong PHỤ LỤC 04 CCLĐ: Công chức lãnh đạo CCCM: Công chức chuyên môn
  14. 12 2.2. Phân tích thực trạng chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay Để nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lƣợng công chức tại các Sở, tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào qua những nội dung cụ thể: - Phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm; - Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng; - Kỹ năng tham mƣu, xử lý công việc; - Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác; - Ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc. 2.2.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm Dựa trên báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay, cách ứng xử và tác phong làm việc của một số công chức tại các Sở của tỉnh vẫn chƣa đạt đƣợc sự tiến bộ đáng kể trong quá trình thực thi công vụ và chƣa thể thấy sự đổi mới đáng kể. Tác giả sử dụng phƣơng pháp ngẫu nhiên, phát ra 100 phiếu cho 100 ngƣời dân tại 15 Sở khi đến giao dịch làm việc tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay. Dựa trên thông tin thu thập từ các phiếu điều tra khảo sát, tác giả đã tổng hợp kết quả nhƣ sau: Bảng 2.3. Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của công chức tại 15 Sở trong quá trình làm việc với ngƣời dân qua các năm Đơn vị tính: %/ Phiếu TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay Năm 2023 Đánh giá Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 (từ tháng 1 đến tháng 6) Ý Tỷ lệ Ý Tỷ lệ Ý Tỷ lệ Ý Tỷ lệ Ý Tỷ lệ kiến (%) kiến (%) kiến (%) kiến (%) kiến (%) - Rất tốt 53 53,0 61 61,0 75 75,0 82 82,0 89 89,0 - Tốt 18 18,0 16 16,0 7 7,0 9 9,0 6 6,0 - Khá 3 3,0 3 3,0 3 3,0 3 3,0 5 5,0 - Trung bình 17 17,0 13 13,0 8 8,0 4 4,0 0 0,0 - Kém 9 9,0 7 7,0 7 7,0 2 2,0 0 0,0 Tổng cộng 100 100% 100 100% 100 100% 100 100% 100 100% (Nguồn: Số liệu tác giả khảo sát, điều tra, thu thập, và tổng hợp) Qua bảng số liệu 2.3. ta thấy phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay trong quá trình làm việc với ngƣời dân đã đƣợc cải thiện đáng kể qua các năm, xong vẫn chƣa đạt yêu cầu. Tỉ lệ phiếu đánh giá “Kém” trong năm 2022 là 2 phiếu, phiếu đánh giá “Trung bình” trong năm 2022 là 4 phiếu, nhƣng 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm không còn phiếu nào. Đây là một con số đáng khen ngợi và là một tín hiệu đáng mừng. 2.2.2. Trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo, bồi dưỡng Lãnh đạo các Sở cần duy trì việc quan tâm và thực hiện công tác đào tạo và bồi dƣỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, cung cấp kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cho công chức tại đơn vị quản lý của họ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công chức tại các Sở nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của họ. Để minh họa điều này, dƣới đây là bảng thể hiện số liệu:
  15. 13 Bảng 2.4. Thống kê trình độ chuyên môn của công chức tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay hiện nay Đơn vị tính: Người Tổng Tiến sỹ, Trung số STT TÊN SỞ Đại học Cao đẳng Thạc sỹ cấp công chức 1 - Sở Nội vụ 1 30 1 1 33 2 - Sở Ngoại vụ 9 13 1 0 23 3 - Sở Tài chính 9 31 9 0 49 4 - Sở Tƣ pháp 0 30 1 2 33 5 - Sở Công thƣơng 5 34 11 0 50 6 - Sở Y tế 5 25 24 20 74 7 - Sở Năng lƣợng và Mỏ 3 17 11 1 32 8 - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng 6 31 18 0 55 9 - Sở Công chính và Vận tải 10 45 18 3 76 10 - Sở Giáo dục và Thể thao 4 41 21 3 69 11 - Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch 7 35 34 10 86 12 - Sở Lao động và Phúc lợi xã hội 3 19 7 1 30 13 - Sở Nông - Lâm nghiệp 17 51 57 5 130 - Sở Khoa học Công nghệ và Truyển 14 2 15 8 0 25 thông 15 - Sở Kế hoạch và Đầu tƣ 9 27 0 0 36 90 444 221 46 Tổng số công chức 801 801 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay - Niên giám 2023) Ghi chú: Diễn giải chi tiết trong PHỤ LỤC 05 Bảng số liệu này thể hiện việc đầu tƣ vào đào tạo và bồi dƣỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của công chức tại các Sở trong khoảng thời gian cụ thể, cho thấy sự quan tâm và cam kết của lãnh đạo đối với việc nâng cao trình độ của đội ngũ công chức. Thứ nhất, trình độ văn hóa Bảng 2.5. Thống kê trình độ văn hóa của công chức tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay qua các năm Đơn vị tính: Người Năm 2023 Tiêu chí đánh giá Năm Năm Năm 2020 Năm 2021 (từ tháng 1 2019 2022 TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA đến tháng 6) - Sau Đại học 69 70 87 82 90 - Đại học 482 464 459 454 444 - Cao Đẳng 233 235 236 220 221 - Trung cấp 47 47 45 48 46 Tổng số công chức 831 816 827 804 801 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay - Niên giám 2023) Ghi chú: Diễn giải chi tiết trong PHỤ LỤC 05
  16. 14 Thứ hai, trình độ lý luận chính trị Bảng 2.6. Thống kê trình độ lý luận chính trị của công chức tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay qua các năm Đơn vị tính: Người Năm 2023 Tiêu chí đánh giá Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 (từ tháng 1 đến tháng 6) TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Cao cấp LLCT 61 61 68 69 71 - Trung cấp LLCT 101 100 95 108 105 - Sơ cấp LLCT 179 180 172 207 217 - Chƣa qua đào tạo 490 475 492 420 408 Tổng số công chức 831 816 827 804 801 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay - Niên giám 2023) Ghi chú: Diễn giải chi tiết trong PHỤ LỤC 06 Thứ ba, trình độ QLNN theo ngạch chuyên viên Bảng 2.7. Thống kê trình độ QLNN theo ngạch chuyên viên của công chức tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay qua các năm Đơn vị tính: Người Năm 2023 Năm Năm Năm Năm Tiêu chí đánh giá (từ tháng 1 2019 2020 2021 2022 đến tháng 6) NGẠCH CHUYÊN VIÊN - Chuyên viên cao cấp 0 0 39 57 69 - Chuyên viên chính 24 36 48 52 61 - Chuyên viên 41 53 60 65 74 - Chƣa qua đào tạo 766 727 680 630 597 Tổng số công chức 831 816 827 804 801 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay - Niên giám 2023) Ghi chú: Diễn giải chi tiết trong PHỤ LỤC 07 Thứ tư, trình độ ngoại ngữ, tin học Bảng 2.8. Thống kê trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học của công chức tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay qua các năm Đơn vị tính: Người
  17. 15 Năm 2023 Năm Năm Năm Năm Tiêu chí đánh giá (từ tháng 1 2019 2020 2021 2022 đến tháng 6) TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ - Cambridge 0 0 0 0 0 - Ielts 0 0 0 0 0 - A2 768 734 631 443 324 - B1 63 82 127 254 284 - B2 0 0 69 107 193 - Chƣa qua đào tạo 0 0 0 0 0 Tổng số công chức 831 816 827 804 801 TRÌNH ĐỘ TIN HỌC - Ứng dụng CNTT văn phòng 0 104 162 321 339 - Ứng dụng CNTT cơ bản 684 687 665 483 462 - Chƣa qua đào tạo 147 25 0 0 0 Tổng số công chức 831 816 827 804 801 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay - Niên giám 2023) Ghi chú: Diễn giải chi tiết trong PHỤ LỤC 08 2.2.3. Kỹ năng tham mưu, xử lý công việc - Công chức cần hiểu rõ và cập nhật thƣờng xuyên các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực của họ. Điều này đảm bảo rằng quyết định và hƣớng dẫn mà họ đƣa ra hoặc tham mƣu cho lãnh đạo là hợp pháp và tuân theo luật. - Tham mƣu của công chức cần phải dựa trên dữ liệu và thông tin chính xác, dựa trên các nghiên cứu và phân tích có cơ sở khoa học. Điều này giúp đảm bảo quyết định và hƣớng dẫn dựa trên thông tin đáng tin cậy. - Tham mƣu cần phải dựa trên khách quan và trung thực, không bị ảnh hƣởng bởi các lợi ích cá nhân hay chính trị. Công chức phải tôn trọng sự khách quan và công bằng trong quyết định của họ. - Công chức phải đảm bảo rằng công việc tham mƣu của họ đƣợc thực hiện đầy đủ và toàn diện, không bỏ sót thông tin quan trọng, và đảm bảo trách nhiệm của họ đối với quyết định cuối cùng. 2.2.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác Dựa trên đánh giá hiệu suất, đề xuất việc trao giấy khen của UBND tỉnh U Đôm Xay cho những công chức tại các Sở đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, theo các mức độ sau đây: Bảng 2.9. Kết quả đánh giá, phân loại hoàn thành nhiệm vụ của công chức tại 15 Sở của tỉnh U Đôm Xay qua các năm Đơn vị tính: Người Năm 2023 Năm Năm Năm Năm Tiêu chí đánh giá (từ tháng 1 2019 2020 2021 2022 đến tháng 6) - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 13 14 28 31 0 - Hoàn thành tốt nhiệm vụ 27 38 45 58 0
  18. 16 - Hoàn thành nhiệm vụ 791 764 754 715 0 - Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 0 0 Tổng số công chức 831 816 827 804 801 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay - Niên giám 2023) Ghi chú: Diễn giải chi tiết trong PHỤ LỤC 09 2.2.5. Ý thức tổ chức kỷ luật trong công việc Trong bối cảnh đất nƣớc đang nỗ lực mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiêu chuẩn đối với chất lƣợng của công chức ngày càng tăng, đòi hỏi công chức tại các Sở phải đáp ứng không chỉ về trình độ và phẩm chất theo quy định mà còn về kỹ năng lý luận và kỹ năng thực tiễn. Họ cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nƣớc, và duy trì tƣ cách và tiêu chuẩn của ngƣời công chức. Đồng thời, công chức cũng phải có khả năng tham mƣu và xử lý công việc một cách hiệu quả và nhanh nhạy. Vì vậy, khi thảo luận về chất lƣợng của công chức, chúng ta đang nói đến tổng thể của những phẩm chất và năng lực mà họ mang lại, và cụ thể là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định. 2.2.6. Kinh phí dành cho việc đào tạo và nâng cao trình độ của công chức tại các Sở Ngân sách đào tạo và nâng cao trình độ của công chức tại các Sở đƣợc đƣa vào dự toán hàng năm của các Sở quản lý công chức và đƣợc cấp phát để chi trả cho các mục sau: + Phí đào tạo và các chi phí bắt buộc cho các Sở sẽ đƣợc xác định dựa trên hóa đơn từ cơ sở đào tạo nơi công chức đƣợc gửi đi hoặc theo các hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết. + Đối với việc hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc, quyết định về mức chi đƣợc xác định dựa trên khả năng ngân sách đƣợc giao, và căn cứ vào chứng từ và hóa đơn hợp pháp do thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quyết định để đảm bảo phù hợp với đối tƣợng đƣợc cử đi đào tạo. 2.3. Đánh giá thực trạng chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay 2.3.1. Đánh giá chung Chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào đã từng bƣớc đƣợc củng cố và nâng lên, hiệu lực, hiệu quả phục vụ ngày càng đƣợc nâng lên rõ rệt. 2.3.1.1. Những kết quả đạt được - Công tác đào tạo và bồi dƣỡng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay đã đƣợc quan tâm và điều chỉnh một cách hợp lý. - Trình độ chuyên môn ƣu tú: Hầu hết các công chức đều đã hoàn thành các khóa học đại học hoặc cao hơn, đồng thời họ đã nhận đƣợc đào tạo chuyên ngành. - Trình độ lý luận chính trị xuất sắc: Đa số công chức tại các Sở đều đã hoàn thành các khóa học về lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. - Ngạch công chức phù hợp: Hiện nay, ngạch công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp tỉnh. - Công tác thi đua và khen thƣởng đƣợc quan tâm và tuân thủ nghiêm ngặt; việc khen thƣởng và kỷ luật công chức đƣợc thực hiện tuân thủ đúng quy định pháp luật. 2.3.1.2. Những tồn tại hạn chế Thứ nhất, số lƣợng công chức có trình độ sau đại học, đặc biệt trong các bộ phận quan trọng nhƣ thanh tra, tổng hợp và kiểm soát nội bộ, vẫn còn hạn chế, dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực trong Sở. Thứ hai, mặc dù triển khai chính sách trẻ hóa đội ngũ công chức, nhƣng vẫn thiếu hụt số lƣợng công chức trẻ với trình độ nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất xuất sắc trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng nhƣ nghiên cứu tổng hợp, kiểm soát... Thứ ba, một số công chức có văn bằng đại học nhƣng trình độ thực tế của họ không tƣơng xứng với văn bằng, vì khi bắt đầu làm việc, họ ở trình độ Trung học Phổ thông hoặc Trung cấp. Thứ tư, một bộ phận công chức còn xử lý công việc theo cách truyền thống, thiếu sáng tạo, linh động trong công việc, khiến mức độ hoàn thành tiến độ không đƣợc nhƣ mong muốn. Thứ năm, nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng còn nhiều sự trùng lặp và nó mang tính khái quát và chung chung, không cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công chức. Thứ sáu, bản thân công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay, nƣớc CHDCND Lào vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ:
  19. 17 - Một bộ phận công chức chƣa gƣơng mẫu trong việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nƣớc Lào. - Một số công chức khi thực hiện nhiệm vụ vẫn thể hiện sự chậm trễ, ỷ lại, thiếu chủ động, và thiếu sự sáng tạo; công tác tham mƣu của họ vẫn còn yếu kém, chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Sự phối hợp giữa các Sở với nhau, cũng nhƣ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện công vụ, chƣa đạt đƣợc mức độ chặt chẽ và hiệu quả mong muốn. Thứ bảy, nền kinh tế của CHDCND Lào đã trải qua quá trình chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang mô hình kinh tế thị trƣờng dƣới sự quản lý của nhà nƣớc, theo định hƣớng của CHDCND. Tóm lại, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động quản lý của chính quyền tỉnh U Đôm Xay, công chức tại các Sở cần tiếp tục tham gia đào tạo và bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức về QLNN và những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay. 2.3.2. Nguyên nhân - Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, sự không đồng bộ và chậm trong quá trình đổi mới, cùng với việc chế tài về công chức chƣa đủ chặt chẽ và nghiêm ngặt, đã không đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc hiện tại và các yêu cầu của quá trình hội nhập. Thứ hai, môi trƣờng làm việc chƣa đạt yêu cầu, tạo ra rào cản ngẫu nhiên khiến cho các công chức tại các Sở không thể phát huy năng lực của họ. Thứ ba, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, gây ra sự thay đổi trong chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan hành chính cũng nhƣ tiêu chuẩn đối với ngƣời thực hiện công việc. Thứ tư, tác động của nền kinh tế thị trƣờng hiện tại ở Lào đã dẫn đến sự tăng giá và giá trị đồng Kíp Lào suy giảm. Thứ năm, mặc dù đã có nhiều cải cách trong chính sách công chức, nhƣng tổng quan, hệ thống chính sách vẫn còn nhiều vấn đề chƣa hoàn thiện. Chính sách tiền lƣơng chƣa đủ mạnh để đánh thức sự động viên cho công chức để hoàn thành nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao trong công việc của họ. Thứ sáu, công tác cải cách hành chính ở các Sở nói chung và tại tỉnh U Đôm Xay nói riêng đã đƣợc thực hiện một cách quyết liệt và đạt đƣợc những thành công đáng kể trong việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và cải cách thủ tục hành chính. - Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, về ý thức pháp luật, trách nhiệm công vụ của công chức tại các Sở. Thứ hai, công tác tuyển dụng công chức tại các Sở vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công chức tại các Sở. Thứ ba, hàng năm, Trƣờng Chính trị tỉnh U Đôm Xay cùng UBND tỉnh U Đôm Xay hợp tác tổ chức chƣơng trình đào tạo và bồi dƣỡng cho công chức tại các Sở. Tuy nhiên, công tác đào tạo và bồi dƣỡng trong thời gian qua vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ kỳ vọng. Thứ tư, việc bố trí sử dụng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo đúng ngành nghề đƣợc đào tạo, phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng của công chức. Thứ năm, công tác quy hoạch công chức đƣợc coi là quan trọng và cần thiết, nhƣng nhiều nơi không làm hoặc làm chỉ là hình thức. Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra. Tiểu kết chƣơng 2 CHDCND Lào đang trên đà hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, đây là một xu thế tất yếu. Để hiệu quả hòa nhập vào xu hƣớng toàn cầu hóa và vƣợt qua tình trạng phát triển chậm, chính phủ Lào cần phải thúc đẩy xây dựng đội ngũ công chức tại các Sở có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo và đầy năng lƣợng, có thể đóng góp tích cực vào quá trình hội nhập khu vực. Hầu hết các công chức tại các Sở thể hiện phẩm chất chính trị cao, đạo đức tốt và niềm tin vững chắc vào mục tiêu xây dựng một hành chính CHDCND. Họ luôn duy trì sự trung thành với lý tƣởng và cam kết đổi mới của Đảng và nhân dân cách mạng Lào. Cuộc sống của họ đơn giản và trong sáng, và họ hiểu rõ về nhu cầu và cuộc sống của nhân dân. Tâm huyết của họ với cơ sở rất cao. Các Sở, Ban, và Ngành từ TW đến cơ sở luôn có nhận thức chính xác và đúng đắn về vai trò và yêu cầu của công chức, và đã tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở
  20. 18 trong bối cảnh tiến hành CNH - HĐH ở Lào. Chất lƣợng của đội ngũ công chức đã đƣợc cải thiện, tuân theo các tiêu chuẩn bền vững, dân chủ, và chặt chẽ, theo quy trình. Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, và sử dụng công chức đã đi vào quỹ đạo đúng đắn, và hàng nghìn công chức đã đƣợc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, và quản lý nguồn nhân lực. Chính phủ đã thực hiện một loạt chính sách hỗ trợ cho công chức để đảm bảo cuộc sống của họ đƣợc cải thiện. Từ thực trạng khách quan và chủ quan, xét về nhiều phƣơng diện, công chức tại các Sở trong giai đoạn 2019 - 2023, đề xuất định hƣớng cho những năm tiếp theo đã từng bƣớc đƣợc phát triển, chuẩn hóa cả về số lƣợng và chất lƣợng để phù hợp với phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở, đáp ứng mục tiêu phát triển chính quyền đô thị, chính phủ số trong chƣơng 3. CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC TẠI CÁC SỞ CỦA TỈNH U ĐÔM XAY NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu nâng cao chất lƣợng công chức tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trƣờng. Nó cũng đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng của đội ngũ công chức nói chung và đặc biệt là tại các Sở của tỉnh U Đôm Xay. Điều này đã mang đến cả cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có CHDCND Lào, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lƣợng của đội ngũ công chức tại các Sở. Một trong những ƣu tiên quan trọng của chính quyền tỉnh U Đôm Xay là nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức tại các Sở. Điều này đòi hỏi các công chức cần xuất sắc trong chuyên môn nghiệp vụ, phải có trình độ quản lý hành chính nhà nƣớc phù hợp với vị trí công việc, và cũng cần sáng tạo, hiểu biết về xu hƣớng công nghệ mới và biết cách áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính địa phƣơng. Tƣ duy của họ cần chuyển từ quản lý và cai trị sang hỗ trợ, phục vụ, sáng tạo, và họ cần hƣớng tới sự phát triển. Chính quyền cần tập trung xây dựng một hệ thống tƣơng tác, liêm chính, và kiến tạo, với sứ mệnh phục vụ nhân dân, và để thể hiện điều này, họ cần đề ra các phƣơng hƣớng và mục tiêu cụ thể. 3.1.1. Xây dựng chất lượng công chức tại các Sở đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế Đối diện với yêu cầu hội nhập và theo chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc, Đảng Cộng sản Lào và chính phủ Lào đã thể hiện chủ trƣơng quyết liệt xây dựng một nền kinh tế độc lập và tự chủ, kết hợp với quá trình hội nhập vào kinh tế quốc tế. Sự kết hợp này là để tận dụng tối đa cả nội lực và ngoại lực nhƣ một nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nƣớc Lào. Hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độ nhanh chóng, bao gồm nhiều khía cạnh của cuộc sống kinh tế và xã hội, bao gồm hội nhập kinh tế, văn hóa và giáo dục. Hội nhập kinh tế, trong bối cảnh này, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của các ngành và lĩnh vực khác. Hội nhập kinh tế thực chất là việc tham gia vào thị trƣờng khu vực và thế giới. Chính trị Đảng nhân dân cách mạng Lào đã xác định rằng việc hội nhập kinh tế phải đƣợc thực hiện một cách tích cực. Điều này bao gồm đa dạng hóa và đa phƣơng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế đối ngoại. Chính sách mở cửa hội nhập yêu cầu Chính phủ Lào phải điều chỉnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2