intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Nhumbien999 Nhumbien999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển nguồn tài chính theo xu hướng bền vững cho các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VƢƠNG THU HOÀI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ HÀ Phản biện 1: PGS. TS Trần Văn Giao, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Hiền, Đại học Ngoại thương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ, Học viên Hành chính Quốc Địa điểm: Phòng họp B, Nhà A. Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77, đường Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian: vào hồi 14 giờ 30ngày 29 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện: Học viện Hành chính Quốc Gia hoặc trên trang Website Khoa sau đại học, Học viện hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm qua hệ thống Y tế Việt Nam được đánh giá là có những bước phát triển mạnh mẽ. Những thành tựu đạt được của Y tế là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, trong đó có đổi mới hệ thống y tế. Đổi mới lĩnh vực y tế ở nước ta được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ Khám bệnh, chữa bệnh như các chính sách thu một phần viện phí(Quyết định số 45-HĐBT ngày 24 tháng 4 năm 1989 của hội đồng bộ trưởng, Nghị định số 95-CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí, Nghị định số 33/CP ngày 23/5/1995 của Chính phủ sửa đổi điểm 1 Điều 6 của Nghị định 95/CP), pháp lệnh hành nghề dược tư nhân (số 26- L/CTN ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sửa đổi tại pháp lệnh số: 07/2003/PLUBTVQH11 ngày 25 tháng 2 năm 2003), giảm viện viện phí với người có công với nước, người nghèo (1994) chính sách “ xã hội hóa” và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập và gần đây là nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập ,bộ y tế và bộ tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Nhà nước có nhiều chính sách đổi mới và hoạt động của các cơ sở y tế nhằm tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị. Các chủ trương, chính sách này một mặt đã tạo ra hành lang pháp lý khá rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ sở y tế nói riêng trong việc phát huy quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ đồng thời khuyến khích các đơn vị tăng tính tự chủ, giảm dần
  4. sự phụ thuộc vào NSNN cho các hoạt động cơ sở. Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương mới diễn ra trong các bối cảnh các chính sách thu hồi một phần viện phí...điều này đã làm cho tính tự chủ của cơ sở y tế đã phần nào bị giới hạn. Khác với những năm trước đây khi còn cơ chế bao cấp nhà nước, việc khám chữa bệnh hầu như không mất tiền, mọi khoản phí tổn đều do nhà nước đài thọ. Bước sang thời kỳ đổi mới, cơ chế bao cấp cũ không còn nữa, xã hội có nhiều thành phần kinh tế khác nhau và các loại hình khám chữa bệnh cũng phát triển ngày càng đa dạng. Các nguồn tài chính được khai thác dồi dào hơn chứ không chỉ trông chờ vào nguồn chủ yếu là NSNN. Mặt khác các có sở y tế hiện nay phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao. Điều đó dẫn đến yêu cầu tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính tại đơn vị. Bên cạnh việc quản lý tốt công tác chuyên môn để đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh, quản lý tài chính cũng là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý các cơ sở y tế nói chung. Thực tế trên đòi hỏi ngành y tế nói chung và cụ thể là các cơ sở y tế cần có cơ chế quản lý tài chính phù hợp. Trong bối cảnh đó, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và phát triển bền vững như vậy trong xu thế hội nhập và cải cách hành chính của Nhà nước và các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ngày càng gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên trong điều kiện NSNN cấp có xu hướng giảm xuống.
  5. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tôi lựa chọn đề tài “ Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu thực trạng tự chủ tài chính và quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển nguồn tài chính theo xu hướng bền vững cho các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ chế tài chính bệnh viện có liên quan với việc thực hiện xã hội hóa và giao quyền tự chủ về tài chính, làm cơ sở để xác định những vấn đề đặt ra và khuyến nghị các giải pháp, đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích đề ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đơn vị sự nghiệp công lập, bệnh viện công và cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công. - Đánh giá cơ chế quản lý tài chính hiện hành đang áp dụng tại cách bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm chỉ ra những hạn chế, điểm yếu của cơ chế hiện nay. - Đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
  6. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế quản lý tài chính theo hướng tụ chủ tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình . - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu. - Không gian: việc nghiên cứu đề tài được tiến hành chủ yếu tại 05 bệnh viện tại tỉnh Hòa Bình : Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện Đa khoa TP Hòa Bình, Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi, Bệnh viện Đa Huyện Lương Sơn, Bệnh viện Đa khoa Huyện Đà Bắc. - Thời gian: đề tài được nghiên cứu các chi tiêu và số liệu kinh tế tập chung trong 2 năm từ 2014-2016. - Nội dung: đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính và các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính công tại các đơn vị sự nghiệp công lập; những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương pháp so sánh.
  7. Ngoài ra luận văn còn sử dụng, kế thừa thành quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo, tài liệu liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện và làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công. 6.2. Ý nghĩa về thực tiễn - Phân tích, làm rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; - Phân tích quan điểm và đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công Chương 2: Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện công trên địa bàn tình Hòa Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
  8. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập - Đơn vị sự nghiệp công lập: là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước. 1.1.2. Bệnh viện công lập Bệnh viện công lập là những bệnh viện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. Là một đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp dịch vụ công về y tế cho người dân, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về y tế. 1.1.3. Cơ chế tài chính và quản lý tài chính trong bệnh viện - Cơ chế tài chính: là cách thức vận dụng được quy định, để thực hiện các chính sách tài chính trong những điều kiện cụ thể, đối với từng loại pháp nhân và thể nhân trong từng không gian và thời gian nhất định. - Chính sách tài chính: là tập hợp có hệ thống các văn bản pháp quy, chỉ rõ nghĩa vụ và quyền lợi tài chính của các pháp nhân và thể nhân trong khung khổ hoạt động cụ thể tại một không gian và thời gian nhất định. - Quản lý tài chính trong bệnh viện: là giám sát thu, chi đảm bảo thực hiện đúng nguyên tác quản lý tài chính hiện hành. 1.2. Cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công Hiện nay, cơ chế quản lý áp dụng với các đơn vị sự nghiệp là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
  9. chế và tài chính. Việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo hướng giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp này với mục đích tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình đồng thời sắp xếp bộ máy tổ chức lao động hợp lý hơn và tăng thêm thu nhập, phúc lợi và khen thưởng cho người lao động. 1.2.1. Khái quát về cơ chế tài chính và quản lý tài chính trong bệnh viện 1.2.2 Sự cần thiết phải tăng cường cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là chiến lược mà Đảng và Nhà nước rất ta rất quan tâm và coi là mục tiêu hàng đầu. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân là điều không thể thiếu của một quốc gia trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Các bệnh viện công cần nhận thức được rằng nhiệm vụ của mình ngày càng nặng nề, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, tính chất bệnh tật ngày càng phức tạp… nên để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thì luôn phải nỗ lực hoàn thiện mọi mặt của đơn vị. Vừa đảm bảo công bằng y tế vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi là yêu cầu khắt khe trong quản lý tài chính bệnh viện và hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị chính là một yêu cầu nhằm cụ trên thể hóa các mục tiêu, chiến lược phát triển mà toàn ngành đặt ra. 1.2.3. Thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với các bệnh viện công lập 1.2.3.1. Các nguồn thu của Bệnh viện công lập 1.2.3.2. Các khoản chi và quản lý các khoản chi tại bệnh viện công lập 1.2.4 Chu trình quản lý tài chính trong bệnh viện 1.2.5. Những nhân tố tác động đến quản lý tài chính trong bệnh viện
  10. 1.2.6. Các công cụ của cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công 1.3. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại một số bệnh viện công 1.3.1. Thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai 1.3.2. Thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại BVĐK Hà Đông 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về thực hiện cơ chế quản lý tài chính taị các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - Nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ làm công tác tài chính trong Bệnh viện. - Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng khung giá viện phí sao cho phù hợp với tình hình thực tế. - Có phương án xây dựng khung quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viên công trên địa bàn tỉnh từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp đối với từng đơn
  11. Tiểu kết Chƣơng 1 Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận của nền kinh tế và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quản lý tài chính Bệnh viện công là một nội dung của chính sách kinh tế- tài chính công. Chính sách quản lý tài chính ở Bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trương với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế một cách hiệu quả nhất để cung cấp các dịch vụ y tế một cách chất lượng và công bằng. Nó được thể hiện qua hai mặt: Tính hiệu quả, và tính công bằng. Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm đưa hoạt động quản lý tài chính tại các bệnh viện công được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiện đại. Ở chương này, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập có thu; về bệnh viện công lập; vai trò, nhiệm vụ, cơ chế quản lý tài chính đối với bệnh viện công lập các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính bệnh viện, các công cụ quản lý tài chính bệnh viện, những thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện; cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm trong quản lý tài chính đối với bệnh viện công ở nước ta. Nội dung nghiên cứu chương 1 là cơ sở cho quá trình phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính trong các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay sẽ được nghiên cứu ở chương 2.
  12. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Tình hình chung của các bệnh viện công lập trên địa bàn Hòa Bình 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Các bệnh viện đa khoa có chức năng, nhiệm vụ chính sau: - Cấp cứu, khám, chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú; tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước; tổ chức khám giám định sức khỏe khi khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, huyện trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. - Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế cơ sở ở bậc trung học, tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn. - Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học cấp tỉnh và cấp cơ sở. - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kĩ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực. - Phòng bệnh: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. - Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước
  13. theo quy định của Nhà nước. - Quản lý kinh tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao NSNN cấp; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám, chữa bệnh; tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của các Bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hòa Bình BAN GIÁM ĐỐC Các Các khoa Các phòng khoa cận lâm chức năng lâm sàng sàng Phòng KHTH Khoa khám bệnh Khoa nội Khoa HHTM Phòng Chỉ đạo tuyến Khoa HSCC Khoa Hóa sinh Phòng TCCB Khoa truyền nhiễm Khoa Xét nghiệm VS Khoa VLTL-PHCN Phòng HCQT Khoa YHCT Khoa Chuẩn đoán HA Phòng TCKT Khoa Nhi Khoa CNK Phòng Y tá – ĐD Khoa Ngoại Khoa Dược Phòng Vật tư TTB Khoa Phẫu thuật Khoa Bỏng Khoa Thăm dò CN Khoa Sản Khoa Giải phẫu bệnh Khoa RHM Khoa TMH Khoa Dinh dưỡng Khoa Mắt Hình 2.1: Mô hình trực tuyến của các bệnh viện hiện nay
  14. 2.2. Thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 2.2.1. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính  Tài chính bán bao cấp: vừa bao cấp vừa thu một phần viện phí. Có những bệnh bao cấp 100%, có bệnh bao cấp không đáng kể. Bệnh viện phải thực thi công bằng y tế nghĩa là chất lượng điều trị của hai nhóm được và không được bao cấp phải như nhau. • Tài chính bán chỉ huy: đại đa số các mục sử dụng kinh phí cũng như các mục thu đều phải vào “khung quy định”. Tuy nhiên vẫn có một số dịch vụ thu theo quy định riêng của mỗi bệnh viện được xây dựng căn cứ vào biểu giá. • Tài chính tập trung điều hành: phần lớn tập trung chi vào điều hành như lương, điều trị, sửa chữa và chi phí quản lý khác. Tỉ lệ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị để đổi mới bệnh viện thấp. • Tài chính không tích lũy: đây là đặc điểm cần lưu ý nhất. Với cơ chế quản lý tài chính bệnh viện như hiện nay các bệnh viện công ít có cơ may phát triển do không có quỹ dự phòng, tích lũy. Tuy nhiên với cơ chế quản lý tài chính khoán chi, các bệnh viện có nhiều khả năng phát triển hơn do chủ động về tài chính. • Tài chính không có chỉ số lượng giá hiệu quả: Nhà nước quản lý nguồn thu và nhất là quản lý chặt các quy trình sử dụng kinh phí nhưng hoàn toàn không đề ra các chỉ số lượng giá đầu ra hay hiệu quả sử dụng. Vì vậy đặt quản lý tài chính bệnh viện vừa “dễ” lại vừa “khó” tùy vào cách nhìn của mỗi nhà quản lý bệnh viện. 2.2.2. Thực trạng việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ hoạt động Các nguồn tài chính chủ yếu cho các bệnh viện công lập hiện nay bao gồm: NSNN và các nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện (từ quỹ bảo BHYT
  15. và viện phí trực tiếp của người bệnh). Cơ cấu của các nguồn tài chính nói trên đang có sự thay đổi rõ rệt do tác động của các cơ chế, chính sách tài chính y tế những năm gần đây. 2.2.3. Thực trạng quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính Việc quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính đối với các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rất quan trọng, với nguồn thu thì hạn hẹp nhưng nhu cầu chi tiêu thì rất lớn. Nguồn thu từ NSNN cấp chi thường xuyên có xu hướng giảm và thu từ phí, lệ phí có tăng nhưng không đáng kể trong khi các khoản chi như tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi phí khác đều tăng đáng kể cho nên việc cân đối thu chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ là việc rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến tỉnh khi mà nguồn thu chủ yếu dựa vào viện phí và bảo hiểm y tế thì việc quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính là yêu cầu thường xuyên và cấp bách của các bệnh viện. 2.2.4. Thực trạng sử dụng các công cụ của cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Thứ nhất: Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước Thứ hai: Công tác kế hoạch Thứ ba : Qui chế chi tiêu nội bộ Thứ tư : Công cụ hạch toán, kế toán, kiểm toán Thứ năm: Kiểm tra, thanh tra Thứ sáu:Tổ chức bộ máy quản lý tài chính 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Như trên đã phân tích, ta thấy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình các bệnh viện có đầy đủ các loại hình nguồn kinh phí: nguồn NSNN cấp, nguồn viện
  16. phí, BHYT, nguồn viện trợ và thu khác. Song tỷ trọng các nguồn kinh phí này cũng như tỷ trọng các nhóm chi hàng năm không giống nhau. Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài chính này của các bệnh viện phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. 2.3.1. Những kết quả đạt được - Nguồn thu của các bệnh viện có xu hướng tăng lên -Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm - Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức. - Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1.Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc quản lí và sử dụng tài chính trong các bệnh viện công lập trên địa bàn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Thứ nhất, các bệnh viện còn bị động trong việc tiếp nhận kinh phí Thứ hai, làm tăng xu hướng“ chạy theo lợi nhuận ở các BVC Thứ ba, ảnh hưởng tiền lương và thu nhập tăng thêm Thứ tư, là hạn chế về quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế dân chủ Thứ năm, giảm khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ bệnh viện: Thứ sáu, năng lực lãnh đạo của các lãnh đạo bệnh viện còn chưa đáp ứng: Thứ bảy, việc ban hành cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bệnh viện còn chậm, chưa đồng bộ, như: 2.3.2.2Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan
  17. Tiểu kết Chƣơng 2 Cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng. Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, tổ chức quản lý tài chính trong các bệnh viện chính là tổ chức quản lý các khoản thu, khoản chi theo hướng dẫn thống nhất từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Thông qua việc tổ chức quản lý chặt chẽ sẽ giúp các đơn vị mở rộng, tăng cuờng các nguồn thu hợp pháp, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, cân đối thu chi, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của đơn vị và thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định hiện hành. Trong chương 2, phần đầu của chương, tác giả đã đi vào giới thiệu một số đặc điểm khái quát về ngành Y tế tỉnh Hòa Bình; đồng thời giới thiệu về đặc điểm quản lý tài chính tại các Bệnh viện Công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Phần tiếp theo, tác giả đã đi vào nghiên cứu thực thực trạng thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Từ tìm hiểu thực trạng, luận văn đã chỉ ra những ưu điển, những hạn chế, nguyên nhân khiến cho việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chưa thực sự hiệu quả, làm cơ sở để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ở Chương 3.
  18. Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 3.1. Định hƣớng phát triển các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 Đến năm 2020, Việt nam về cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng XHCN, có nền nông nghiệp sinh thái phát triển, nền kinh tế đa dạng và năng động, xã hội phát triển lành mạnh trong đó yếu tố con người và các giá trị nhân văn được coi trọng. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, đời sống nhân dân được nâng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sẽ ngày càng tăng và đa dạng. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra sự phân tầng xã hội và tạo ra mức thu nhập không đồng đều giữa các vùng trong đó người nghèo, người sống ở các vùng khó khăn cần được quan tâm hơn. Đồng thời đến năm 2020, dân số tiếp tục tăng trong đó cơ cấu dân số người già sẽ tăng cũng đặt ra những vấn đề về chăm sóc sức khỏe. Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, các quan điểm chỉ đạo đã được xác định trong định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo về sức khỏe nhân dân đến năm 2020. - Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta luôn khẳng định con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước trong đó sức khỏe là cái gốc để con người phát triển. Vì vậy đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đồng thời nâng cao chất lượng cuộc
  19. sống cho mỗi cá nhân và gia đình. - Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe là quan điểm nhất quán của Đảng. Với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN, Nhà nước đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chất lượng, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội. - Tích cực và chủ động dự phòng chăm sóc sức khỏe theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách tạo ra lối sống, môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng y tế công cộng, các giải pháp cộng đồng, và chú trọng tới các dịch vụ y tế. - Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Y học cổ truyển chính là một di sản văn hóa của dân tộc cần được phát huy và phát triển do đó cần triển khai nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. - Xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng do đó để thành công cần phải huy động nguồn lực cũng như động viên toàn xã hội tham gia vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong sự nghiệp này các cơ sở y tế luôn giữ vai trò nòng cốt. - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe trong đó y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y tế còn có hạn thì việc phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe ngoài công lập sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Để hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó hệ thống y tế Việt nam được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1