intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng. Luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý của nhà nước về vấn đề này, từng bước nâng cao mức sống cho người dân vùng nông thôn tỉnh Xiêng Khoảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> KHAMLA KEODAVANH<br /> <br /> GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN<br /> NÔNG THÔN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG,<br /> NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2016<br /> <br /> Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Nguyễn Hoang Quy<br /> Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Hồng<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br /> Học viện Hành chính quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng họp 403 nhà A Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính quốc gia<br /> Số 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồ. 14 giờ, ngày 26 tháng 12 năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính quốc gia hoặc<br /> trên trang web của Khoa Sau đại học<br /> Học viện Hành chính quốc gia<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài luận văn<br /> Nông thôn là vấn đề quan trọng, không chỉ liên quan đến an ninh<br /> lương thực, mà còn liên quan đến nền tảng xã hội, truyền thống của đất<br /> nước. Trong một xã hội mà dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp<br /> chiếm đại bộ phận thì việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải<br /> diễn ra có những đặc điểm đặc thù. Với các chính sách mới trong nông<br /> nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thi hành Luật Đất đai, phát triển kinh tế<br /> trang trại, … tạo ra nền tảng cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn có nhiều<br /> chuyển biến lớn, góp phần làm cho kinh tế đất nước dần đi vào ổn định.<br /> Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là quốc gia với sản xuất nông<br /> nghiệp chủ yếu, diện tích Lào khoảng 26 nghìn km2, trong đó nông thôn<br /> chiếm phần lớn. Do đó, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đặt vấn đề về<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ<br /> rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển.<br /> Ở nước CHDCND Lào, Xiêng Khoảng là tỉnh có vị trí quan trọng, có<br /> tiềm lực phát triển về kinh tế, du lịch, dịch vụ là rất lớn. Nơi đây có các địa<br /> danh nổi tiếng có tiềm năng về du lịch như cánh đồng Chum Xiêng<br /> Khoảng, các căn cứ địa cách mạng thời kháng chiến,... Bên cạnh đó có hệ<br /> thống đường quốc lộ phát triển, dọc theo đường 13 nối liền với các tỉnh lân<br /> cận, rất thuận lợi cho phát triển, giao thương với các vùng trong cả nước.<br /> Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong<br /> việc huy động và tổ chức nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội của<br /> địa phương. Ở Xiêng Khoảng do xuất phát điểm là tỉnh có đa phần người<br /> dân tham gia vào sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nghèo, tập trung<br /> phần lớn ở khu vực nông thôn. Không những vậy, trong thời gian qua<br /> khoảng cách giàu nghèo, sự phát triển không đồng đều giữa khu vực thành<br /> thị và nông thôn trong tỉnh ngày càng sâu sắc. Vì vậy đã đặt ra nhu cầu<br /> 1<br /> <br /> phải có biện pháp, chính sách thúc đẩy phát triển nông thôn, đảm bảo cho<br /> các vùng nông thôn trong tỉnh có bước phát triển mới, đáp ứng yêu cầu của<br /> đổi mới, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh, đặc biệt là giữa<br /> thành thị và nông thôn. Do đó việc quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển<br /> nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng càng đặt ra bức thiết. Trước thực trạng<br /> như vậy, để quản lý vấn đề phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng tốt<br /> hơn, tác giả chọn đề tài “Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nông<br /> thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, để<br /> làm đề tài luận văn của mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> - Phan Đại Đoàn: “Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một<br /> số vấn đề và giải pháp”, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản 1996. Đề cập<br /> vấn đề nông thôn nhưng tác giả tiếp cận theo góc độ quản lý xã hội ở nông<br /> thôn, trên cơ sở các vấn đề về xã hội ở nông thôn, tác giả luận văn cũng đã<br /> đề xuất một số giải pháp để quản lý.<br /> - Phạm Kim Giao:“Quản lý nhà nước về nông thôn”, Nhà xuất bản<br /> Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2008. Cũng đề cập vấn đề quản lý nông<br /> thôn nhưng tác giả đi theo hướng quản lý nhà nước.<br /> - Nguyễn Văn Thụ: “Biến đổi xã hội nông thôn dưới tác động đô thị<br /> hóa và tích tụ ruộng đất”, Nhà xuất bản Đồng Nai, năm 2009. Tác giả đánh<br /> giá sự tác động của đô thị hóa đối với vấn đề xã hội ở nông thôn. Như vậy<br /> cũng đề cập vấn đề nông thôn, tác giả tiếp cận theo hướng những thay đổi<br /> về xã hội ở nông thôn do đô thị hóa.<br /> - Đỗ Đức Viên: “Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư<br /> nông thôn”, Nxb Xây dựng, năm 1997. Nhằm xây dựng nông thôn mới, tác<br /> giả đề cập vấn đề quy hoạch việc xây dựng và phát triển các điểm dân cư.<br /> - Luận văn của Phôm Ma với đề tài “Nền kinh tế hàng hóa nông<br /> nghiệp của tỉnh Khăm Muộn trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải<br /> 2<br /> <br /> pháp” bảo vệ năm 2001 tại Hà Nội. Luận văn tiếp cận theo hướng phát<br /> triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp của tỉnh Khăm Muộn.<br /> - Luận văn của Xổmchay Phếtxỉnuồn với đề tài “Vai trò của Nhà<br /> nước trong việc nâng cao mức sống và phát triển nông thôn đồng bằng<br /> Xêbăng Phay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” bảo vệ năm 2003 tại Hà<br /> Nội. Tác giả đề cập việc phát triển nông thôn đồng bằng Xêbăng Phay<br /> dưới tác động của nhà nước trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh<br /> thần cho người dân vùng đồng bằng này.<br /> Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp,<br /> nông thôn, nhưng mỗi công trình tiếp cận ở các các góc độ khác nhau. Đến<br /> nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về QLNN về phát triển<br /> nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nhưng những công trình trên đều có giá<br /> trị tham khảo trong việc nghiên cứu và làm rõ hơn các vấn đề về quản lý<br /> nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng cả về phương diện<br /> lý luận, thực tiễn và đưa ra cách thức, biện pháp giải quyết các vấn đề của<br /> luận văn.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br /> - Mục đích:<br /> Trên cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về phát<br /> triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, Luận văn đề xuất một số giải pháp<br /> tăng cường quản lý của nhà nước về vấn đề này, từng bước nâng cao mức<br /> sống cho người dân vùng nông thôn tỉnh Xiêng Khoảng.<br /> - Nhiệm vụ:<br /> + Làm rõ hệ thống lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông thôn.<br /> + Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông thôn ở<br /> tỉnh Xiêng Khoảng.<br /> + Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự quản lý của nhà<br /> nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2