intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào để đưa ra quan điểm và giải pháp tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHENGKHAMLA SINGDALA PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÀO TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN NHÂN ĐẠO Phản biện 1: TS. Trương Quốc Việt Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Hà Quang Ngọc Nguyên GVCC, Học viện Hành chính Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 6A, Nhà G, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Số: 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Thời gian: vào hồi 14 giờ ngày 16 tháng 01 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trước làn sóng vô cùng mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ một quốc gia nào trên thế giới muốn tồn tại và phát triển vững chắc đều phải đẩy mạnh và coi trọng công tác giáo dục - đào tạo. Vai trò của giảng viên đào tạo và bồi dưỡng là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn và tư vấn để giúp học viên phát triển và rèn luyện kỹ năng, giải quyết vấn đề và phát triển khả năng sáng tạo. Giảng viên đánh giá tiến độ học tập và đưa ra phản hồi xây dựng để hỗ trợ học viên cải thiện và phát triển. Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào dưới sự chỉ đạo từ Văn phòng trung ương đảng tính từ được thành lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1995, Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân được minh chứng Tuy nhiên, chất lượng giảng viên còn kiêm tốn thể hiện thông qua số lượng công trình nghiên cứu khoa học còn hạn chế, kinh nghiệm trong tư vấn chính sách cho Đảng, Chính phủ và phương pháp nghiên cứu, phân tích chính sách hiện hành của Đảng, Chính phủ Lao, phương pháp giảng dạy mới còn hạn chế đặc biệt phương pháp giảng dạy các môn học trong điều kiện mới như phương pháp nghiên cứu triết học, hành chính, xây dựng Đảng, kinh tế chính trị, xã hội chủ nghĩa. nguyên nhân chính là do đội ngũ giảng viện có nhiều bất cập như: số lượng giảng viên cơ hữu chưa đáp ứng cho giảng dạy, số lượng giảng viên thỉnh giảng cao, khó khăn trong hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, chất lượng đội ngũ giảng viên trong nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Nhằm giải quyết các hạn chế trên, việc phát triển đội ngũ giảng viên là chiều khóa và mang tính kiên quyết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước Vetpany Sivongxay (2018), đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí tại Đại học Quốc gia Lào” tạp chí Tạp chí Giáo dục, Số 439, tr 62. Phouvone Sithongthongdam (2023) với đề tài “Nâng cao chất lượng giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào”, tạp chí điển tử lý luận chính trị. 1
  4. 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Về nội dung phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, có thể chia các nhóm đề tài này thành 3 nhóm chính: Thứ nhất, nhóm đề tài về phát triển đội ngũ giảng viên thông qua việc nâng cao trình độ năng lực, đổi mới phương pháp giảng dạy và đào tạo giảng viên đáp ứng yêu cầu hội nhập đã có một số đề tài tiêu biểu như đề tài: “Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0” của Tác giả Thái Văn Thành và Nguyễn Ngọc Hiền, tác giả chỉ ra điều tất yếu trong việc đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như chỉ ra một số khuynh hướng đào tạo giáo viên trên thế giới từ đó đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên đáp ứng yêu cầu hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ hai, nhóm đề tài về phát triển đội ngũ giảng viên thông qua rèn luyện kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu khoa học có thể kể đến một số đề tài như: “Bốn giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học” của Tác giả Đặng Hùng Thắng đã chỉ ra 4 giải pháp cơ bản để thức đẩy nghiên cứu khoa học trong giảng viên trẻ, đó là các giải pháp về tăng cường sự nhận thức của giảng viên; Thứ ba, nhóm đề tài về phát triển đội ngũ giảng viên thông qua việc nâng cao phẩm chất, đạo đức nhà giáo có thể kể đến như Tác giả Nguyễn Văn Tỵ với đề tài: “Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong tình hình hiện nay” đã khẳng định vai trò của đạo đức nghề nghiệp với một người giáo viên đó là yếu tố cốt lõi, quan trọng hàng đầu đối với nhà giáo, tác giả cũng chỉ ra một số những tồn tại hạn chế về suy thoái phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo, Thứ tư, nhóm nghiên cứu chung về nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ giảng viên, trong đó tiêu biểu là một số nghiên cứu sau: Luận án tiến sỹ của NCS Nguyễn Văn Đệ với đề tài: “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học”. Tác giả Barica MarentiË Poæarnik (Trường đại học Ljubljana, 2009) với bài báo khoa học: “Improving the quality of teaching and learning in higher education through supporting professional development of teaching staff” đã chỉ ra những phát triển gần đây của các trường đại học ở các quốc gia châu Âu, đảm bảo chất lượng giảng dạy, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên cũng như đổi mới chương 2
  5. trình học tập dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu được khởi xướng bởi NETTLE, mạng lưới chuyên đề của các nhà giáo dục đại học. Tác giả George Wilson Kasule, tại Kyambogo University, năm 2014 với bài báo khoa học “Developing Innovation Competence Profile For Teaching Staff In Higher Education In Uganda”. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Như vậy, đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào ” là độc lập và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào để đưa ra quan điểm và giải pháp tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thứ hai, Vận dụng cơ sở lý luận vào việc đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào. Thứ ba, đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên cho Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hiện nay. 4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào. - Phạm vi nghiên cứu: +Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào. +Về thời gian: thời gian từ năm 2020 đến năm 2022; giải pháp đến năm 2025. 3
  6. + Về nội dung: luận văn tập trung phân tích phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào trên các phương diện: phát triển về số lượng, phát triển về chất lượng và xây dựng cơ cấu giảng viên hợp lý. 5. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nước Lào. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: được sử dụng để nghiên cứu tài liệu của các nhà khoa học, chuyên gia, nhằm đánh giá những thành công và những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu liên quan tới đề án, và chỉ ra những nội dung mà đề án cần phải tiếp tục làm rõ. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 2 của luận văn. Phương pháp phân tích: để lý giải, làm sáng rõ các vấn đề, nội dung lớn mà đề án cần phải giải quyết. Phương pháp được sử dụng tại các Chương 2 và Chương 3 của luận văn. Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp các báo cáo, số liệu, thông tin thu thập được qua so sánh, phân tích, … nhằm trừu tượng hoá, khái quát hoá, và luận giải các vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong các Chương 1, 2, 3 của luận văn. - Phương pháp thống kê: dùng để thu thập các số liệu, thông tin thống kê cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu nội dung phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. Phương pháp được sử dụng ở Chương 2 luận văn. - Phương pháp so sánh: được sử dụng trong so sánh, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên qua các năm tại Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào. Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 của Luận văn. 6. Những đóng góp mới của Luận văn - Góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Lào, Nước Cộng hoà Dân Chủ nhân dân Lào. - Về thực tiễn: +Vận dụng được cơ sở lý luận để phân tích được thực trạng đội ngũ giảng viên Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào, hoàn thiện và làm rõ hơn các nhân tố 4
  7. ảnh hưởng đến hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên từ đó phát hiện ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phát triển giảng viên của học viện. + Luận văn còn có thể là nguồn tài liệu cho các nhà quản lý, cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng và các Học viện, trường đại học, trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách về phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Lào. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần như: mục lục, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ biểu đồ, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo… luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào. Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào . 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Những vấn đề chung về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm giảng viên Từ phân tích ở trên, học viên đưa ra được khái niệm giảng viên như sau: “Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, quản lý giáo dục trong các trường cao đẳng, cao đẳng nghề; đại học, trường đại học và học viện được bổ nhiệm vào các ngạch giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, phó giáo sư và giáo sư”. 1.1.1.2. Khái niệm đội ngũ Từ đó, học viên đưa ra khái niệm đội ngũ như sau: “Đội ngũ là một tập hợp bao gồm nhiều người, cùng hoạt động trong một hình thái cơ cấu nhất định và hoạt động vì một mục tiêu chung”. 1.1.1.3. Khái niệm phát triển Như vậy khái niệm phát triển là quá trình tự nhiên hoặc được thúc đẩy thông qua những nỗ lực cố gắng, học tập, trải nghiệm mới, huấn luyện, đào tạo, và hỗ trợ từ môi trường xung quanh. 1.1.1.4. Khái niệm Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Khái niệm trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức là một cơ sở giáo dục hoặc tổ chức có chức năng cung cấp các khóa đào tạo, chương trình học, và hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, kiến thức, và kỹ năng của cán bộ và công chức trong các cơ quan, tổ chức và hệ thống công cộng. 1.1.1.5. Khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Như vậy khái niệm phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức là một quá trình liên tục và cần sự cam kết từ cả giảng viên và cơ sở giáo dục để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. 1.1.2. Đặc điểm đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Một là, Định hướng và mục tiêu, 6
  9. Hai là, Đánh giá và đo lường, Ba là, Tính linh hoạt, Bốn là, Tính đổi mới và sáng tạo Năm là, Kỹ năng quản lý thời gian Sáu là, Tính cập nhật và học tập liên tục: Bảy là, Tính nhạy bén và linh hoạt trong giao tiếp, Giảng viên cần có khả Tám là, Tính tương tác và tạo động lực Chín là, Tính đạo đức và tôn trọng 1.2. Nội dung và yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.2.1. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.2.1.1. Phát triển số lượng giảng viên Một là, Tuyển dụng và tuyển chọn Hai là, Đào tạo và bồi dưỡng Ba là, Hợp tác với các tổ chức khác Bốn là, Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển chuyên môn Năm là, Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích Sáu là, Sử dụng giảng viên khách mời và khóa học trực tuyến 1.2.1.2. Phát triển và nâng cao năng lực giảng viên Một là, Kiến thức chuyên môn Hai là, Kỹ năng giảng dạy Ba là, Tính cá nhân và kỹ năng quản lý lớp học Bốn là, Sự linh hoạt và thích ứng Năm là, Đánh giá hiệu quả và chất lượng Sáu là, Thi đua và khen thưởng 1.2.1.3. Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ giảng viên 1.2.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Yêu cầu phát triển của trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: - Yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo là rất quan trọng để đáp ứng với sự phát triển và thay đổi của xã hội hiện đại. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản để đổi mới giáo dục và đào tạo: - Yêu cầu của bối cảnh hội nhập quốc tế: 7
  10. 1.3. Yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.3.1 Các yếu tố bên ngoài Một là, Chính sách và quy định Hai là, Đầu tư tài chính Ba là, Khả năng tuyển dụng và cạnh tranh Bốn là, Sự thay đổi công nghệ và xu hướng giáo dục Năm là, Sự phát triển kinh tế và xã hội Sáu là, Thay đổi xã hội và yêu cầu công việc 1.3.2. Các yếu tố bên trong Một là, Chính sách và quy định nội bộ Hai là, Chất lượng giảng viên hiện tại Ba là, Đào tạo và phát triển chuyên môn Bốn là, Môi trường làm việc Năm là, Đánh giá và đền đáp công việc: Sáu là, Cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp Như vậy các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức bao gồm chính sách và quy định nội bộ, chất lượng giảng viên hiện tại, đào tạo và phát triển chuyên môn, môi trường làm việc, đánh giá và đền đáp công việc, cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp. Các yếu tố này tạo ra một môi trường và động lực để giảng viên phát triển kỹ năng, kiến thức và năng lực của mình, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu của công việc. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 của tác giả tập trung vào phân tích hệ thống hóa từ khái niệm, đặc điểm, nội dung và yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Ngoài ra, chương cũng xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực này. - Từ khái niệm: Chương đầu tiên tập trung vào việc xác định và định nghĩa đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. - Đặc điểm: Tác giả phân tích các đặc điểm quan trọng của đội ngũ giảng viên, bao gồm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu và sáng tạo, tính sáng tạo và tư duy phản biện. 8
  11. - Nội dung: Chương cung cấp cái nhìn tổng quan về nội dung đào tạo và bồi dưỡng giảng viên, bao gồm các khóa học, chương trình đào tạo, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên môn. - Yêu cầu phát triển: Tác giả nêu rõ các yêu cầu để phát triển đội ngũ giảng viên, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu và sáng tạo, hợp tác quốc tế và khả năng thích ứng với môi trường học tập đa văn hóa. Yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển đội ngũ giảng viên: - Chính sách giáo dục: Chính sách giáo dục của quốc gia có thể ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên. - Môi trường đào tạo: Môi trường đào tạo và làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ giảng viên. - Hệ thống đánh giá và thăng tiến: Hệ thống đánh giá và thăng tiến trong trường đại học có thể ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên. Sự công nhận, đánh giá và thăng tiến công bằng và có tính khách quan sẽ khuyến khích giảng viên phát triển và đóng góp vào lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu. 9
  12. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÀO 2.1. Tổng quan về Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào 2.1.1. Vị trí, chức năng Vị trí: Học viện Chính trị và hành chính quốc gia Lào là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Trung ương Đảng. Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào là một cơ quan ngang bộ. Chức năng và nhiệm vụ: Học viện đảm nhận vai trò đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và quản lý của cán bộ và công chức Lào. Đây là nơi cung cấp các khóa học đào tạo cho cán bộ từ cấp cơ sở đến cấp cao cấp, nhằm phát triển và nâng cao trình độ chính trị và hành chính quản lý và của cán bộ trong các cơ quan và tổ chức của Lào. 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn Học viện có nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và quản lý của cán bộ và công chức Lào. Họ cung cấp các khóa đào tạo và chương trình đào tạo chuyên sâu, từ cấp cơ sở đến cấp cao cấp, nhằm phát triển và nâng cao trình độ chính trị và hành chính của cửa cán bộ trong các cơ quan và tổ chức của Lào. Học viện thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phân tích và đề xuất giải pháp chính sách trong lĩnh vực chính trị, hành chính, quản lý và phát triển kinh tế xã hội. Các kết quả nghiên cứu và tư vấn chính sách của học viện được sử dụng để hỗ trợ quyết định chính sách của chính phủ Lào. Học viện tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo ngắn hạn và các hoạt động trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường kiến thức chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ và công chức. Đây là cơ hội để cán bộ và công chức nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong các lĩnh vực liên quan đến chính trị, hành chính và quản lý. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Thông thường ban giám đố của Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào bao gồm 4 người như: Ban giám đốc và 3 Phó giám đốc. Các đơn vị giúp việc của ban giám đốc bao gồm: Văn phòng, Vụ quản lý nghiên cứu, Vụ quản lý chương trình đào tạo, Vụ tổ chức , Vụ thanh tra, Trung tâm thông tin 10
  13. chính trị và hành chính, Trung tâm nghiên cứu tư tưởng Kayson Pomvihan, Khoa triết học, Khoa xây dựng đảng, Khoa hành chính, Khoa kinh tế chính trị và Khoa xã hội chủ nghĩa. 2.1.3. Một số kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào giai đoạn 2020-2022 Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào đã đào tạo và bồi dưỡng nhiều cán bộ và công chức chất lượng cao cho nhà nước. Dưới đây là một số kết quả nổi bật của học viện: Một số kết quả đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. 1. Năm 2020: - Tổng số học viên: 484 người, trong đó có 199 người là nữ. - Danh sách theo cấp bậc: - Lãnh đạo (thời gian 5 tháng): 110 người, trong đó có 45 người là nữ. - Cao cấp: 130 người, trong đó có 56 người là nữ. - Cử nhân: 134 người, trong đó có 50 người là nữ. - Thạc sĩ: 110 người, trong đó có 48 người là nữ. 2. Năm 2021: - Tổng số học viên: 484 người, trong đó có 172 nữ. - Danh sách theo cấp bậc: - Lãnh đạo: 110 người, trong đó có 30 người là nam và 80 người là nữ. - Cao cấp: 130 người, trong đó có 45 người là nữ. - Cử nhân: 134 người, trong đó có 57 người là nữ. - Thạc sĩ: 110 người, trong đó có 40 người là nữ. 3. Năm 2022: - Tổng số học viên: 220 người, trong đó có 93 người là nữ. - Danh sách theo cấp bậc: - Lý luận chính trị cao cấp: 110 người, trong đó có 45 người là nữ. - Thạc sĩ: 110 người, trong đó có 48 người là nữ. 2.2. Phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào 2.2.1. Thực trạng phát triển số lượng giảng viên Xác định được tầm quan trọng về phát triển đội ngũ giảng viên, trong nhiều năm qua, Học viện đã triển khai nhiều hoạt động thu hút, tuyển dụng giảng viên, nhằm tạo ra một thế hệ giảng viên vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu phát triển 11
  14. nhà trường và nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tế cho thấy, đội ngũ giảng viên muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải là người tuân thủ và đảm bảo những chuẩn mực về đạo đức, có lòng trung thành, tận tụy, thái độ làm việc cần mẫn với nhiệm vụ chuyên môn, có đầy đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm. Do đó, nhà trường đã gắn việc thu hút giảng viên với nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng giảng viên về làm việc tại học viện. 2.2.2. Thực trạng phát triển chất lượng giảng viên 2.2.2.1. Trình độ chuyên môn Trong xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ của nền chính trị, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục được xem là tất yếu để bắt kịp với đà phát triển. Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng, phản ánh khả năng, trí tuệ của đội ngũ giảng viên. Để công tác phát triển đội ngũ giảng viên đạt hiệu quả, phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong đó có nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo quy định của Luật Giáo dục, trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sỹ trở lên. Bảng 2.2: Tổng hợp đội ngũ giảng viên theo trình độ đào tạo năm 2022 Đơn vị tính: Người Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 STT Tên Khoa Cử Thạc GS/ Cử Thạc GS/ Cử Thạc GS/ TS TS TS nhân sỹ PGS nhân sỹ PGS nhân sỹ PGS 1 Khoa Xã hội học 0 24 9 3 0 27 9 4 0 26 10 4 2 Khoa Triết học 0 34 8 1 0 37 8 1 0 39 9 1 Mac lê nin 3 0 20 11 1 0 22 11 2 0 23 12 2 Khoa hành chính 4 Khoa Kinh tế 0 0 0 0 0 10 2 0 0 11 4 0 chính trị 5 Khoa Xây dụng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 19 3 0 Đảng 6 Khoa Đại cương 0 53 2 0 1 41 3 0 3 24 3 0 Tổng 0 131 30 5 1 137 33 7 3 142 41 7 Nguồn: Vụ tổ chức, Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào. 12
  15. Bảng 2.3: Trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV cơ hữu GĐ 2020 – 2022 Đơn vị: Người Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 STT Trình độ sư phạm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) 1 Đã có chứng chỉ 82 88.2 90 90.1 106 95.5 2 nghiệp vụ sư phạm Tổng số 93 100 99 100 111 100 giảng viên Nguồn: Vụ tổ chức, Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào. Về cơ bản, đa số đội ngũ giảng viên Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào đều đã có chứng chỉ nghiệp vụ sự phạm. Năm 2020, số giảng viên có chứng chỉ này là 82 người (chiếm 88.2% so với tổng số giảng viên). Từ năm 2020 – 2022, với sự phát triển về quy mô và nhu cầu đào tạo, số lượng đội ngũ giảng viên tăng lên đáng kể, để nâng cao chất lượng giảng viên, trong hai năm 2021, 2022, học viện đã phối hợp với trường Đại học quốc gia, Khoa sư phạm mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên. Năm 2022, số lượng giảng viên có chứng chỉ sư phạm tăng 24 người (tức tăng khoảng 29.3% so với năm 2020). Với sự quan tâm đúng mức từ phía, ban lãnh đạo nhà trường. Đội ngũ giảng viên Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy rằng, so với yêu cầu chuẩn về trình độ nghiệp vụ thì hầu hết giảng viên của trường đều đạt chuẩn, chỉ có một số ít giảng viên là sinh viên được giữ lại là chưa có chứng chỉ nghiệp vụ này. 2.2.2.3. Năng lực nghiên cứu khoa học Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác nghiên cứu khoa học của Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào cũng gặp những khó khăn nhất định. Trình độ và năng lực của giảng viên được đánh giá tương đối tốt, tuy nhiên số lượng đề tài nghiên cứu khoa học của trường còn khá thấp, số lượng đề tài cấp bộ năm 2020 là 1 đề tài, năm 2022 là 3 đề tài, tuy có tiến bộ nhưng không lớn. Bên cạnh đó, số lượng giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học chưa cao tập trung chủ yếu ở đội ngũ giảng viên trẻ. Năm 2022, có 45 giảng viên tham gia đề tài cấp bộ và giảng viên tham gia 13
  16. đề tài cấp học viện (chiếm khoảng 58.5% so với tổng số giảng viên của trường). Mặc dù gặp phải những khó khăn, hạn chế, tuy nhiên, công tác nghiên cứu khoa học của học viện đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiên cứu khoa học của giảng viên, tạo điều kiện nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bên cạnh đó, cũng tạo ra những nền tảng quan trọng cho công tác nghiên cứu khoa học trong những năm tiếp theo, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên của học viện. 2.2.2.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học Trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, học viện đã có những bước chuyển biến quan trọng, ngoại ngữ và tin học được quan tâm hơn bao giờ hết và trở thành tiêu chuẩn về trình độ đối với giảng viên trong học viện. Ngoại ngữ và tin học phát triển, tạo cơ hội cho ĐNGV dễ dàng tiếp cận với công nghệ thông tin và tri thức nhân loại; thêm vào đó quá trình học tập, nghiên cứu, trao đổi học thuật, hợp tác quốc tế vì thế cũng thuận lợi hơn. 2.2.2.5. Phẩm chất, đạo đức nhà giáo Đối với nhà giáo, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng hàng đầu, là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Trong những năm gần đây, số lượng giảng viên có biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo diễn ra ngày càng phổ biến, chạy điểm, nhận phong bì...đang là nỗi lo khiến nhà trường và xã hội hết sức quan tâm. .2.2.6. phân tích thực trạng hoạt động sử dụng đội ngũ giảng viên Hoạt động sử dụng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng viên và nâng cao chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của học viện. Việc bố trí, sử dụng giảng viên đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn không những phát huy được chính năng lực, sở trường của họ mà còn giúp họ yên tâm, nhiệt tình với công việc, đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị. 2.2.2.7. Phân tích thực trạng hoạt động đánh giá, thi đua, khen thưởng đội ngũ giảng viên 14
  17. Trong giai đoạn năm học 2020-2022, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào đã tiếp tục duy trì và đổi mới công tác thi đua và khen thưởng. Ban Giám đốc và Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của Học viện luôn quan tâm và lãnh đạo sát sao công tác này. 2.2.3. Thực trạng xây dựng cơ cấu đội ngũ giảng viên 2.2.3.1. Phân tích cơ cấu độ tuổi giới tính của đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Lào *Cơ cấu về độ tuổi *Cơ cấu về giới tính 2.2.3.2. Cơ cấu giảng viên theo khoa, chuyên ngành Với sự phát triển không ngừng về quy mô và nhu cầu đào tạo, số lượng đội ngũ giảng viên không ngừng tăng lên qua các năm, cơ cấu đội ngũ giảng viên cũng vì thế mà có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 2020 – 2022, Khoa xã hội chủ nghĩa vẫn giữ vị trí là hai khoa chủ đạo với tỷ lệ giảng viên, sinh viên lớn nhất toàn trường, năm 2022, giảng viên khoa Khoa Triết học Mac lê nin chiếm tỷ lệ cao nhất là 25.3%, sau đó đến chính trị là 20.7%, đứng thứ ba là khoa Hành chính với tỷ lệ giảng viên đạt 19.1%. 2.2.3.3. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào Trong phân công giảng dạy, công tác chuyên môn còn thiếu khoa học, đôi khi thời khoá biểu còn chồng chéo, bất hợp lý. Theo số liệu điều tra, có 44% giảng viên cho rằng việc bố trí lịch giảng còn chưa phù hợp, gây ra tình trạng có thời điểm giảng viên phải dạy quá nhiều giờ, có giảng viên dạy liên tục mấy ngày liền, có thời điểm lại phải nghỉ quá dài ngày. Thực trạng trên phản ánh những bất cập từ nhiều phía, có cả yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn cho công tác bố trí, sử dụng giảng viên, nhiều khi làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy - giáo dục của năm học. 2.3. Đánh giá kết phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào 2.3.1. Những kết quả đạt được Một là, Nâng cao trình độ chuyên môn, Học viện đã đầu tư mạnh vào việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên. Điều này giúp cải thiện khả 15
  18. năng giảng dạy và nghiên cứu của họ, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại học viện. Hai là, Đào tạo và hệ thống hóa kiến thức, Học viện đã xây dựng các chương trình đào tạo và hệ thống hóa kiến thức cho giảng viên. Điều này giúp đảm bảo rằng giảng viên có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để giảng dạy các môn học và chuyên ngành tại học viện. Ba là, Hợp tác quốc tế, Học viện đã tăng cường hợp tác với các tổ chức học viện nước nguồi để trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ các chương trình giảng dạy và nghiên cứu tiên tiến. Điều này giúp giảng viên tiếp cận được những phương pháp giảng dạy và nghiên cứu mới nhất và nâng cao trình độ chuyên môn của họ. Bốn là, Phát triển nghiên cứu, Học viện khuyến khích giảng viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu trong các tạp chí và hội nghị chuyên ngành. Điều này góp phần nâng cao uy tín và đội ngũ nghiên cứu của học viện. Năm là, Hỗ trợ nâng cao năng lực giảng dạy, Học viện cung cấp các khóa đào tạo và hoạt động hỗ trợ để giảng viên nâng cao năng lực giảng dạy của mình. Điều này bao gồm việc hỗ trợ giảng viên trong việc phát triển các tài liệu giảng dạy, sử dụng công nghệ trong giảng dạy, và đánh giá hiệu quả giảng dạy. Những kết quả trên đây cho thấy Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào đã đạt được sự phát triển trong đội ngũ giảng viên của mình. Việc nâng cao trình độ chuyên môn, hệ thống hóa kiến thức, hợp tác quốc tế, phát triển nghiên cứu và hỗ trợ nâng cao năng lực giảng dạy đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại học viện. 2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Một là, Hạn chế về trình độ chuyên môn, một số giảng viên có thể không đạt được trình độ chuyên môn cao hoặc chưa có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để giảng dạy hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại học viện. Hai là, Thiếu kinh nghiệm giảng dạy, một số giảng viên mới có thể thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy và quản lý lớp học. Điều này có thể dẫn đến khó 16
  19. khăn trong việc tạo ra môi trường học tập tích cực và đáp ứng nhu cầu của học viên, sinh viên. Ba là, Thiếu hỗ trợ và phát triển chuyên môn: Một số giảng viên có thể không nhận được đủ sự hỗ trợ và phát triển chuyên môn từ học viện. Điều này có thể làm giảm động lực và cản trở sự phát triển cá nhân và chuyên môn của giảng viên. Bốn là, Hạn chế trong hợp tác quốc tế, mặc dù học viện có nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế, nhưng có thể vẫn còn hạn chế trong việc thiết lập và duy trì các liên kết với các tổ chức và học viện quốc tế. Điều này có thể hạn chế khả năng tiếp cận các phương pháp giảng dạy và nghiên cứu tiên tiến. Năm là, Hạn chế về nguồn lực, Học viện có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ nguồn lực, bao gồm tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị, để hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và hỗ trợ phát triển của giảng viên. Sáu là, nhiều giảng viên chưa nhận thức được vai trò của nghiên cứu khoa học trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn và giảng dạy. Hoặc đã tham gia nghiên cứu khoa học các cấp nhưng chưa đề tài nào có tính ứng dụng cao. Ngoài ra, năng lực ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm của một bộ phận giảng viên chưa được cao, gây khó khăn trong quá trình cử đi đào tạo bồi dưỡng ở nước ngoài. Bảy là, nhiều giảng viên giỏi chuyển đi công tác khác do nhiều nguyên nhân. Hoặc sau khi đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn thì không ở lại học viện mà lại chuyển công tác sang đơn vị khác. 2.3.2.2. Nguyên nhân Một là, do đặc thù là Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào là trung tâm quốc gia về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nên có rất nhiều giảng viên chỉ đứng tên, số tiết giảng dạy rất ít dẫn đến sự thiếu hụt về đội ngũ giảng dạy cho nên toàn bộ giảng viên kể cả lãnh đạo khoa, bộ môn đều phải tập trung phần lớn thời gian vào việc giảng dạy nên ít có thời gian tham gia nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu khoa học chưa có hiệu quả ứng dụng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, số công trình trên tạp chí quốc tế còn ít. 17
  20. Hai là, cơ chế chính sách liên quan đến công tác tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và bố trí sử dụng đội ngũ ngũ giảng viên trong những năm qua chưa đồng bộ chưa thực sự khuyến khích được đội ngũ giảng viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Ba là, một số giảng viên chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, lượng giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học chưa nhiều, số lượng công trình nghiên cứu khoa học thấp đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ. Bên cạnh đó, các chính sách để hỗ trợ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên chưa khuyến khích được đội ngũ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Bốn là, một bộ phận cán bộ giảng viên tuổi đã cao nên việc tiếp nhận ngoại ngữ, tin học còn chậm nên khó cho việc đi nghiên cứu và dự hội thảo tại nước ngoài. Tiểu kết Chương 2 Trên cơ sở vận dụng những vấn đề lý luận đã được nghiên cứu trong chương 1, chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện chính trị và hành chính quốc gia Lào trong giai đoạn 2020 - 2022. Tổng quan về Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào: - Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào là một cơ sở giáo dục và đào tạo quan trọng tại Lào, chịu trách nhiệm đào tạo cán bộ, công chức và nhân viên chiến lược cho các cơ quan chính phủ và tổ chức công cộng. - Học viện có nhiệm vụ cung cấp các khóa học về chính trị, quản lý công, kinh tế, pháp luật và các lĩnh vực liên quan khác. - Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục và đào tạo ở Lào. - Chương 2 của luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn 2020 - 2022 tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2