intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng phát triển bền vững kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua; Đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 tầm nhìn 2050

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

  1. Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ ANH ĐỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ NGỌC HÀ Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng …. nhà …. - Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi ………. ngày …. tháng … năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên Cổng thông tin điện tử của Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển bền vững (PTBV) bao gồm phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội, văn hóa và giáo dục, khoa học và công nghệ, phát triển về con người và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế bền vững (PTKTBV) là sự tăng tiến nhanh, an toàn và có chất lượng về mọi mặt của nền kinh tế (như quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế,…). PTBV là nhu cầu tất yếu đồng thời cũng là thách thức của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính phủ đã ban hành “ Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam gồm: Những định hướng làm cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện, và thể hiện rõ cam kết của Việt Nam với Quốc tế về PTBV. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thông qua nhiều văn kiện về phát triển bền vững kinh tế đất nước và khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía bắc, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, đang trên đà phát triển mạnh. Năm 2021, Thái Nguyên là tỉnh đông thứ 25 về số dân với 1.307.871 người, xếp thứ 14 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP đạt 134.956 tỉ đồng (với 5,9 tỉ USD) đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 5 vùng thủ đô, nằm trong top 10 tỉnh thành phố có mức thu nhập bình quân đầu người GNI cao nhất cả nước năm 2020 (12.960 USD). 1
  4. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều lợi thế về địa lý, chỉ cách thủ đô Hà nội 75km, có khí hậu thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất đai thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, có nhiều khu công nghiệp, khu du lịch, có nhiều trường đại học và viện nghiên cứu, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao đảm bảo để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã đạt nhiều thành tựu qua trọng, nhưng chưa tương xứng với các lợi thế đang có, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững. Do còn một số tồn tại như: Tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiệu quả thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp; phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thương hiệu mạnh, giá trị gia tăng cao còn hạn chế. Các khu đô thị chưa đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch chưa phong phú. Việc ưu tiên cho những vùng trọng điểm, có sức lan tỏa lớn chưa được ưu tiên một cách đúng mức. Đời sống một bộ phận người dân ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Những yếu tố trên đã tác động tới sự phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do vậy, Việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp có hệ thống, phù hợp với điều kiện của tỉnh, có mối liên hệ tương tác mật thiết với yếu tố môi trường, xã hội để có thể phát huy hết mọi tiềm năng kinh tế tỉnh Thái Nguyên là hết thức cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, học viên 2
  5. chọn thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam như Kinh nghiệm phát triển bền vững trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam Một số nghiên cứu về phát triển kinh tế bền vững của địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Thủy (2018) nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng. Nguyễn Thị Thu Hà (2019). Nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững. Nguyễn Văn Thành (2012) nghiên cứu Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hoàng Mạnh Phú (2016) nghiên cứu về Kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía tây của thành phố Hà Nội”. Nguyễn Thị Hằng (2021) Nghiên cứu tài nguyên rừng ở tỉnh Bắc Giang vì mục đích phát triển kinh tế bền vững Một số nghiên cứu về PTKTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Về lĩnh vực công nghiệp: Nguyễn Thị Phương Thảo (2014)“Giải pháp phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên’; Đỗ Xuân Tám. Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên”; Về lĩnh vực nông nghiệp :Tạ Thị Thanh Huyền. Giải pháp cho sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững”; Lê 3
  6. Thị Nguyệt (2011), Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên hướng tới phát triển bền vững”; Ngô Thị Lan Hương (2019), “Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”; Về lĩnh vực dịch vụ: Đỗ Thị Vân Hương và Nguyễn Khánh Vân (2010) trong bài Đánh giá cảnh quan huyện Đại Từ - Tỉnh Thái nguyên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp; Hoàng Thanh Tùng (2019). Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên”; Hoàng Thị Huệ, Nguyễn Thị Gấm. Du lịch sinh thái trong xu thế phát triển du lịch bền vững tại Thái Nguyên; Về sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế và phát triển kinh tế bền vững có các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2013) Phát triển bền vững kinh tế thành phố Thái Nguyên đến năm 2020”; Phạm Thị Nga Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững: Từ lí luận đến kinh nghiệm và bài học rút ra đối với Tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Văn Sơn Đánh giá sự bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững giai đoạn 2000-2009. Trong những nghiên cứu trên mới chỉ thực hiện ở từng lĩnh vực riêng và ở từng địa phương (huyện, thành phố) của tỉnh mà chưa có nghiên cứu nào chung về phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, do vậy đề tài “ Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” thực hiện sẽ đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế Tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển bền vững kinh tế Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 4
  7. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh tế Tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển bền vững kinh tế Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế bền vững của địa phương - Phân tích thực trạng phát triển bền vững kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn vừa qua. - Đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 tầm nhìn 2050 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Nghiên cứu phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: giai đoạn 2015 – 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 5
  8. 5.2.3. Phương pháp phân tích 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế bền vững và phát triển bền vững. Nghiên cứu phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đó rút ra những bài học có ích cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu những vấn đề đang được đặt ra nhằm phát triển nền kinh tế của tỉnh nhanh, mạnh và bền vững. Phân tích tác động tích cực và lan tỏa đến môi trường xã hội. - Đề xuất và định hướng những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và vận dụng vào trong thực tiễn quản lý đối với tỉnh Thái Nguyên. 7. Kết cấu luận văn Mở đầu Chương 1.Cơ sở khoa học về phát triển kinh tế bền vững tại địa phương Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Kết luận 6
  9. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Khái quát về phát triển kinh tế bền vững 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển, phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững 1.1.1.2. Phát triển bền vững 1.1.1.3. Phát triển kinh tế bền vững 1.2. Phát triển kinh tế bền vững của địa phương 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế bền vững của địa phương 1.2.3. Tiêu chí của phát triển kinh tế bền vững 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế bền vững 1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững và bài học cho tỉnh Thái Nguyên 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững của một số chương trình, địa phương 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên - Xây dựng và duy trì mô hình kinh tế thị trường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của tỉnh (Khu CN Gang Thép, Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình). - Dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển các ngành có hàm lượng vốn, công nghệ cao, có khả năng tiếp ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 7
  10. -Tập trung các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát huy những lợi thế sản phẩm của địa phương (cây chè, cây công nghiệp), quy hoạch quy mô, đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất nông sản hàng hóa. - Hoàn thiện cơ cấu hạ tầng, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh., thu hút nguồn vốn nước ngoài, phát huy nguồn vốn nội lực, thực hiện đầu tư theo cơ cấu ngành. - Định hướng và phát triển cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp, tăng kim ngạch xuất khẩu. - Phát triển ngành dịch vụ du lịch văn hóa, du lịch sinh thái (như vườn chè Tân Cương, Hồ Núi Cốc…), các khu di tích lịch sử truyền thống cách mạng của tỉnh (như ATK Định hóa, khu tưởng niệm Thanh niên xung phong đại đội 915..). Tóm tắt Chương 1 Phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Phát triển bền vững là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Trong chương 1 đã nêu một số khái niệm về phát triển, phát triển bền vững, phát triển kinh tế bền vững, nội dung của triển kinh tế bền vững, các tiêu chí đánh giá triển kinh tế bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến triển kinh tế bền vững và kinh nghiệm về triển kinh tế bền vững 8
  11. của một số địa phương và bài học cho tỉnh Thái Nguyên về triển kinh tế bền vững trên địa bàn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hưởng tới phát triển bền vững kinh tế tỉnh Thái Nguyên 2.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội và được xác định là một trong những trung tâm vùng của các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên trên 3.500 km2.Tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên có diện tích đất đai, rừng, sông, hồ lớn, có lợi thế canh tác được các loại cây nông nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè đặc sản. Tỉnh Thái Nguyên có truyền thống phát triển ngành công nghiệp như khu công nghiệp Gang thép, trong những năm gần đây tỉnh đã phát triển nhiều khu công nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài như khu công nghiệp SAMSUNG tại Phổ Yên, Phú Bình và nhiều nhà máy công nghiệp phụ trợ khác. Vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và các tỉnh xung quanh tỉnh có đường giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa. Tỉnh Thái Nguyên có bản sắc văn hóa lâu đời và đa dạng do có nhiều dân tộc anh em cùng chung 9
  12. sống, kết hợp với nhiều khu du lịch nổi tiếng như an toàn khu ATK Định Hóa, Hồ Núi Cốc,… do vậy tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 2.1.4. Dân số, tiềm năng nguồn nhân lực 2.1.5. Điều kiện cơ sở vật chất - hạ tầng 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Tỉnh Thái Nguyên đã đạt tất cả các mục tiêu kinh tế - xã hội, có một số chỉ tiêu vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) vượt 1,1 %. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân/năm là 1,3%; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 90 triệu đồng, vượt 4 triệu đồng. Kết quả trên tạo đà thuận lợi cho Tỉnh phát triển kinh tế bền vững ở những năm tiếp theo. 2.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên một số năm gần đây, cụ thể năm 2019 và 2020 được thể hiện qua biểu đồ 2.1 và 2.2. 10
  13. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2019 (%) 10% NN 32% CN 58% DV Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2019 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2019 tăng 9% so với năm 2018; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3,48%,; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,94%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 6,62%, mức tăng trưởng 9% là mức tăng trưởng cao so với cả nước và các tỉnh trong khu vực. Quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 107,8 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 83,5 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 5,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2018 và vượt kế hoạch đề ra (đạt 3.912 USD/người/năm) (cả nước là 62,6 triệu đồng). Ngành công nghiệp phát triển mạnh trong 6 năm trở lại đây nên khu vực công nghiệp xây dựng chuyển dịch rất nhanh, năm 2019 chiếm tỷ trọng 58%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,3%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 31,7%. 11
  14. Kết quả phát triển kinh tế trên từng lĩnh vực cụ thể năm 2020 của Tỉnh Thái Nguyên như sau: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2020 (%) 12% NN 30% CN 58% DV Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2020 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2020 tăng 4,24% so với năm 2019, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,76%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 3,03%. Quy mô GRDP đạt 116 nghìn tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 88,7 triệu đồng/người/năm, tăng 5,2 triệu đồng/người/năm so với năm 2019. Về cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 58%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm tỷ trọng 30,5%; trong đó riêng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷ trọng 4%. 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 2.3.1. Đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế 12
  15. Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 Chỉ 2015 2016 2017 2018 2019 2020 tiêu Thái 33,21 16,35 12,75 9,00 Nguyên (%) 10,44 4,24 GDP cả 6,68 6,21 6,81 7,31 7,02 2,91 nước (%) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Thái Nguyên đạt 4,24% cao hơn 1,33% so với GDP trung bình cả nước (đạt 2,91%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo từng lĩnh vực: Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng (%) theo từng lĩnh vực kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2020 Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 2015 6,88 60,45 11,59 2016 6,18 23,54 8,04 2017 2,17 17,52 7,58 2018 4,15 13,22 6,85 2019 3,48 10,94 6,62 2020 4,15 4,76 3,03 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) 13
  16. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 - 2020 của Thái Nguyên bình quân đạt 11,1%/năm. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, năm 2020 là 58%. Quy mô và năng lực sản xuất các ngành kinh tế đều tăng cao. 2.3.2. Đánh giá về mức độ phát triển bền vững qua phân tích chỉ tiêu kinh tế 2.3.2.1. Mức độ phát triển kinh tế bền vững qua phân tích các ngành kinh tế Quá trình phát triển KTBV của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Bảng 2.5. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 – 2020 (%) Năm Nông, Lâm Công nghiệp - Dịch vụ nghiệp Thủy Xây dựng sản 2015 15,1 53,4 31,5 2016 13,1 54,6 32,3 2017 11,6 56,4 32,0 2018 10,9 57,2 31,9 2019 10,3 58,0 31,7 2020 11,5 58,0 30,5 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Năm 2020 cơ cấu GDP theo ngành ở lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng chiểm tỉ trọng cao nhất đạt 58%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 30,5% và thấp nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp chiếm 11,5%. 14
  17. 2.3.2.2. Phân tích chỉ số ICOR ICOR Là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Bảng 2.6. Hệ số ICOR tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 Năm Vốn đầu tư GRDP Tốc độ ICOR (tỷ đồng) (tỷ đồng) tăngtrưởng (lần) (%) 2015 88,907.6 63,562.9 33,21 4,21 2016 53,236.1 75,513.7 16,35 4,31 2018 45,121.9 98,518.2 10,44 4,38 2019 40,432.3 107,820.0 9,00 4,16 2020 41,302.7 116,008.2 4,24 8,39 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Nhận xét: chỉ số ICOR tại Tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015 – 2020 trung bình đạt 4,16 -4,38 lần, riêng năm 2020 đạt 8,39 lần. 2.3.2.3 Năng suất lao động xã hội Năng suất lao động xã hội tỉnh Thái Nguyên năm từ 2015 đến 2020 tăng dần từ 84 triệu lên đến 153 triệu/lao động/năm. Năm 2020 tăng 1,82 lần so với năm 2015. Qua chỉ số này chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh một cách vượt bậc trong giai đoạn này, góp phần phát triển và ổn định xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân trong toàn tỉnh. 2.3.3. Đánh giá tác động tăng trưởng kinh tế đến xã hội, văn hóa, môi trường 15
  18. Tỉnh Thái Nguyên đã xác định xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, do đó trong những năm qua tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo và đã đạt được những kết quả nổi bật. Năm 2015 tỉ lệ hộ nghèo chiếm 7,06 %, nhưng đến năm 2020 tỉ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 2,82 % (giảm 4,24%). Có được kết quả trên là do tỉnh đã phát triển kinh tế và chú trọng đến chính sách xã hội cho lao động thất nghiệp như đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, cho vay vốn ưu đãi,.. kinh tế phát triển, đầu tư tăng lên, các ngành nghề phát triển sẽ càng thu hút thêm nhiều lao động. Bảng 2.8. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số hộ nghèo (hộ) 22.123 35.683 28.810 20.705 14.341 9.492 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 7,06 11,21 9,00 6,39 4,35 2,82 Tỷ lệ thất nghiệp 2,92 2,17 1,68 1,19 1,61 1,70 (%) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Thái Nguyên cũng giảm rõ rệt, đến năm 2020 chỉ còn 1,7% giảm 1,22% so với năm 2015. Một số chỉ tiêu đời sống xã hội vê y tế, viễn thông Số giường bệnh/vạn dân của tỉnh Thái Nguyên tăng dần qua các năm, năm 2015 đạt 42,6 giường thì đến năm 2020 đạt 58,8 giường (tăng 16,2 giường) và số bác sĩ/vạn dân cũng tăng 5,7 bác sĩ. Tỷ lệ người dùng điện thoại di động đến năm 2020 đạt 80,5%. Đời sống xã hội của nhân dân được quan tâm trên lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, thông tin liên lạc được thuận lợi, công nghệ 16
  19. thông tin phát triển đã nâng cao dời sống của người dân như có thể tìm kiếm các thông tin khoa học phục vụ cho nông, lâm nghiệp và cho các lĩnh vực khác, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Tái tạo và bảo vệ môi trường sinh thái 17
  20. Bảng 2.10. Diện tích trồng rừng mới hàng năm của tỉnh Thái Nguyên (2017 – 2020) Diện tích 2017 2018 2019 2020 rừng trồng mới Tổng diện 7.391 5.950 5.400 4.721 tích rừng trồng mới + Rừng sản 7.030 5.550 4.994 4.274 xuất (ha) + Rừng phòng 361 400 406 447 hộ (ha) (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) Hàng năm tỉnh Thái Nguyên đều trồng rừng đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Việc trồng rừng góp phần vào phát triển sản xuất lâm nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái, rừng phòng hộ giúp giữ nguồn nước, chống sói mòn và thiên tai lũ lụt, giúp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong tỉnh được đảm bảo, tạo cảnh quan sinh thái phục vụ phát triển du lịch, góp phần làm tăng thu nhập, công ăn việc làm cho người dân, làm tăng thu ngân sách cho tỉnh. 2.3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Thái Nguyên Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015 đến 2020 diễn ra trong bối cảnh diễn biến phức tạp, từ năm 2020 đến nay đại dịch Covid-19 diễn ra nghiêm trọng cả trong nước và trên thế giới. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2