intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa, bổ sung để làm rõ thêm khung lý thuyết về công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH; Phân tích, đánh giá tình hình lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa và thực trạng công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH trên địa bàn huyện; Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HẢI DIỆU THỦY PHÕNG, CHỐNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRANG THỊ TUYẾT Phản biện 1: GS.TS. ĐINH VĂN TIẾN Học viện Hành Chính Quốc Gia Phản biện 2: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 203, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 201, Phan Bội Châu, Trường An, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian: vào hồi 07 giờ, ngày 19 tháng 10 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân và phát triển bền vững đất nước. Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước sớm ban hành các chính sách về BHXH đối với cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước và quân nhân; chính sách BHXH luôn được xem xét, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển về chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Trước năm 2007, chính sách BHXH mới chỉ được quy định ở những văn bản dưới Luật. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XI thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ ngày 01/01/2009 đối với bảo hiểm thất nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để tất cả các bên tham gia BHXH cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Trên cơ sở quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Trong đó, có Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ở cấp tỉnh và cấp huyện có Quyết định số 1414/QĐ-BHXH, ngày 04/10/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội của địa phương. 1
  4. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, BHXH huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức triển khai việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội trên cơ sở quy định của pháp luật và ban hành các quy định nghiệp vụ hướng dẫn thực hiện trong các lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, giải quyết và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cơ bản đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật và đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện đã phát hiện các hành vi lạm dụng Quỹ bảo hiểm xã hội với diễn biến ngày càng phức tạp, quy mô lớn và khó kiểm soát. Các hành vi lạm dụng không chỉ dừng ở mức độ vi phạm hành chính mà trong một số trường hợp hành vi lạm dụng đã chuyển sang mức độ tội phạm, phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi lạm dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức và trong mọi lĩnh vực như: trốn đóng BHXH, giả mạo, khai man hồ sơ, lập hồ sơ khống, xác nhận khống... và xảy ra từ phía người lao động, người sử dụng lao động, thực hiện không đúng quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ, lợi dụng quyền hạn trong thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương có liên quan để trục lợi. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng lạm dụng Quỹ BHXH cũng như phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp phòng chống lạm dụng Quỹ BHXH để một mặt đảm bảo việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH kịp thời, đúng quy định, công bằng cho người tham gia BHXH. Mặt khác, đáp ứng được yêu cầu quản lý là phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả các hành vi lạm dụng quỹ BHXH. Xuất phát từ thực tế nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” để làm luận văn thạc sỹ của mình. 2
  5. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, cụ thể như: - Đề tài khoa học cấp Bộ “Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả chế độ BHXH hiện nay”, thực hiện năm 1996 do TS. Dương Xuân Triệu làm chủ nhiệm. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH”, thực hiện năm 2000, do TS. Dương Xuân Triệu làm chủ nhiệm. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo sự cân đối ổn định giai đoạn 2000-2020”, thực hiện năm 2001 do TS. Đỗ Văn Sinh làm chủ nhiệm. - Đề tài khoa học cấp Bộ “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH”, thực hiện năm 2007 do TS. Phạm Đỗ Nhật Tân làm chủ nhiệm. - Tiểu đề án “Hoàn thiện quy chế chi BHXH”, thực hiện năm 2005 do TS. Trần Đức Nghiêu làm chủ nhiệm. - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, thực hiện năm 2005 của tác giả Đỗ Văn Sinh. - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam”, thực hiện năm 2010 của tác giả Phạm Trường Giang. - Luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, thực hiện năm 2005 của tác giả Nguyễn Trọng Thản. - Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH”, thực hiện năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Chính. 3
  6. - Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thành Hưng “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam”, thực hiện năm 1999. - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Hữu Vinh “Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH ở Hà Nội”, thực hiện năm 2010. - Đề án khoa học: “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN”, chủ nhiệm đề án, Thạc sĩ Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu BHXH Việt Nam. - Đề án nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT”, thực hiện năm 2011 của tác giả Dương Xuân Triệu, Viện nghiên cứu khoa học - BHXH Việt Nam. Qua nắm bắt tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên nhận thấy cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu trên đều đứng trên góc độ quản lý quỹ BHXH và đi sâu phân tích vào vấn đề như thu, chi, cân đối quỹ và đầu tư quỹ BHXH... chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH để đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng khi tham gia BHXH, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an toàn quỹ BHXH... Đó là những khoảng trống để học viên tiếp tục nghiên cứu. Như vậy, có thể khẳng định những nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Trên cơ sở khoa học và phân tích thực trạng về công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH tại huyện Hướng Hóa. Từ đó, đề xuất 4
  7. các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Nhiệm vụ Để đạt được những mục đích nêu trên luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa, bổ sung để làm rõ thêm khung lý thuyết về công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH cấp huyện; - Phân tích, đánh giá tình hình lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa và thực trạng công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH trên địa bàn huyện; - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng lạm dụng quỹ BHXH và công tác phòng chống lạm dụng quỹ BHXH cấp huyện. - Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu về việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, các quy định nghiệp vụ về hồ sơ; quy trình thu BHXH; giải quyết hưởng các chế độ BHXH, quản lý đối tượng hưởng BHXH (không bao gồm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tăng trưởng quỹ, chi phí quản lý; hoạt động của BHXH khối lực lượng vũ trang). - Về không gian: Tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2014 - 2018 và thời gian xác định cho các giải pháp, đề xuất đến năm 2023. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5
  8. - Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phòng chống lạm dụng quỹ BHXH. - Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổng hợp một số các phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Luận văn đã trình bày để làm sáng tỏ một số vấn đề: - Đã tiến hành phân loại các loại hành vi lạm dụng quỹ BHXH và đồng thời đã phân tích được biểu hiện của các loại hành vi lạm dụng quỹ BHXH; - Phân tích hai nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH; - Nghiên cứu toàn diện nội dung của công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn này khi hoàn thiện có thể trở thành tài liệu tham khảo và là cẩm nang cho các nhà quản lý, viên chức cơ quan BHXH huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trong công tác phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH. 7. Kết cấu của luận văn 6
  9. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể đó là: Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội và công tác phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 7
  10. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Lý luận về lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 1.1.1. Quỹ Bảo hiểm xã hội 1.1.1.1. Khái niệm và nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. [26, tr.2] 1.1.1.2. Các loại quỹ Bảo hiểm xã hội Theo quy định của chính sách BHXH thì quỹ BHXH gồm có: Quỹ BHXH bắt buộc, Quỹ BHXH tự nguyện và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong 03 loại quỹ này thì cấp huyện chỉ được phân cấp quản lý 02 loại quỹ đó là: quỹ BHXH bắt buộc và quỹ BHXH tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. [26, tr.2] Quỹ BHXH bắt buộc được chia ra thành các quỹ thành phần gồm: Quỹ ốm đau, thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí tử tuất. - Quỹ ốm đau, thai sản: Đây là quỹ ngắn hạn, sử dụng số thu trong năm để chi trả trợ cấp trong năm với mức đóng cho quỹ này theo quy định là 3% tổng quỹ tiền lương. - Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Quỹ này được quy định mức đóng hiện nay là 0,5% tổng quỹ tiền lương để chi trả trợ cấp hàng tháng và các khoản trợ cấp một lần. - Quỹ hưu trí, tử tuất: Đây là quỹ thành phần chính của Quỹ BHXH và là quỹ dài hạn để chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng và 8
  11. chi trả các khoản trợ cấp một lần với mức đóng cho quỹ này theo quy định hiện nay là 22% tổng quỹ tiền lương. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. [26, tr.2] Do mới bắt đầu thực hiện từ năm 2008, trong khi quy định sau 20 năm đóng BHXH mới đủ điều kiện hưởng lương hưu nên trong những năm đầu chủ yếu thu BHXH vào quỹ, các khoản chi từ quỹ này đang còn ít. 1.1.1.3. Đặc điểm của quỹ bảo hiểm xã hội - Thứ nhất, quỹ BHXH là quỹ an toàn về tài chính. - Thứ hai, quỹ BHXH mang tính tích lũy. - Thứ ba, quỹ bảo hiểm xã hội vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. 1.1.1.4. Vai trò quỹ bảo hiểm xã hội 1.1.2. Lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 1.1.2.1. Khái niệm lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Lạm” là vượt lấn quá phạm vi, giới hạn được quy định, cho phép. Ví dụ: tiêu lạm vào công quỹ; lấy lạm sang phần của người khác... Lạm dụng là việc dùng, sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định. Ví dụ: lạm dụng quyền hành; lạm dụng lòng tốt của người khác; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật...Như vậy, lạm dụng là việc sử dụng quá mức, quá phạm vi giới hạn, ảnh hưởng đến một vấn đề cụ thể nào đó và đây là hành vi có chủ ý. 9
  12. Từ khái niệm “Lạm dụng” trên chúng ta có thể hiểu lạm dụng BHXH là: Người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan thực hiện chính sách BHXH lợi dụng sự sơ hở trong các quy định của pháp luật về BHXH; sự quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng, tìm mọi cách trục lợi, kiếm lợi cho cá nhân hoặc cho lợi ích nhóm. Từ các khái niệm trên có thể nói: Lạm dụng BHXH xuất phát từ tâm lý lợi ích, tận dụng triệt để quyền lợi được hưởng, không những thế còn sử dụng lạm sang quyền lợi của người khác nhằm mục đích trục lợi quỹ BHXH. 1.1.2.2. Các biểu hiện và đặc điểm lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 1.1.2.3. Tác hại của việc làm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 1.2. Lý luận về công tác phòng chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 1.2.1. Khái niệm phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH Phòng, chống lạm dụng quỹ BHXH là hoạt động chủ yếu của các tổ nghiệp vụ thuộc cơ quan BHXH huyện và chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan như: Công an huyện, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Y tế, Liên đoàn Lao động huyện tăng cường công tác kiểm tra liên ngành theo kế hoạch hoặc đột xuất tại các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện. Mục đích của việc phòng chống lạm dụng quỹ BHXH là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng lạm dụng nhằm ngăn chặn hạn chế và làm giảm tình trạng lạm dụng gây thất thoát quỹ BHXH. 1.2.2. Nội dung cơ bản của công tác phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội - Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh 10
  13. Quảng Trị về thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH trên địa bàn huyện. - Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về thực hiện chính sách BHXH và tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH. - Tăng cường hậu kiểm việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH và việc lập hồ sơ đề nghị giải quyết các chế độ BHXH ngắn hạn của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của viên chức trong việc thẩm định, rà soát hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp hưởng trùng các chế độ, có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH, báo tăng, giảm không bình thường và các trường hợp gửi đóng để hưởng các chế độ BHXH. 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội 1.2.3.1. Nhân tố khách quan 1.2.3.2. Nhân tố chủ quan 1.3. Kinh nghiệm phòng chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội của một số huyện và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị 1.3.1. Kinh nghiệm 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Gio Linh 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Cam Lộ 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Bảo hiểm xã hội huyện Đakrông 1.3.2. Bài học kinh nghiệm Một là, tăng cường tổ chức đối thoại chính sách BHXH với các doanh nghiệp, trao đổi, phổ biến những văn bản, hướng dẫn mới của 11
  14. cấp trên, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện doanh nghiệp đang gặp phải. Hai là, chú trọng cập nhật tổng hợp, hệ thống sắp xếp, phân loại những văn bản liên quan về chế độ BHXH theo đề mục; cẩm nang duyệt ốm đau, thai sản, dưỡng sức, cẩm nang duyệt chế độ BHXH một lần, cẩm nang hồ sơ hưu trí tử tuất, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp trên mạng nội bộ cơ quan BHXH nhằm giúp cán bộ, viên chức thuận tiện tra cứu trong quá trình giải quyết hồ sơ. Ba là, xây dựng nội dung quy trình kiểm soát nội bộ; rà soát, thống kê các đơn vị thường xuyên có số chi chế độ ngắn hạn lớn hoặc tỷ lệ phần trăm tổng số tiền chi trả trên quỹ lương nộp BHXH tăng cao bất thường; kiểm tra hậu kiểm đối với những đối tượng có mức lương đóng BHXH bắt buộc cao bất thường, không đúng với tiền lương của NLĐ trong cùng đơn vị sử dụng lao động, không đúng với tiền lương, tiền công thực tế chi trả của NLĐ. Bốn là, thường xuyên kiểm tra đơn vị có nhiều lao động nữ, kiểm tra xác suất hàng tháng 10% hồ sơ ốm đau, thai sản; nhắc nhở lưu ý nhân viên trong bộ phận nghiệp vụ chú ý khi duyệt hồ sơ các đơn vị sử dụng lao động trong danh sách này. Chủ động kiểm tra tất cả các trường hợp có dấu hiệu lạm dụng quỹ ốm đau, thai sản như: thai sản 6 tháng, tăng lương đột biến, nghỉ việc ngừng tham gia BHXH khi hưởng hết chế độ BHXH hoặc truy đóng BHXH cộng nối thời gian để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát kỹ hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp trùng hưởng chế độ, có giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian tham gia BHXH, báo giảm bất thường, các trường hợp gửi đóng để hưởng chế độ. 12
  15. Chương 2: THỰC TRẠNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LẠM DỤNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị có ảnh hƣởng đến công tác phòng chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội 2.1.1. Về đặc điểm, điều kiện tự nhiên Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1150,86km2, dân số đến cuối năm 2018 là: 89,7 nghìn người. Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh và các dân tộc khác; dân tộc thiểu số chiếm 50%. 2.1.2. Về kinh tế 2.1.3. Về Văn hóa - Xã hội 2.2. Tổ chức hệ thống Bảo hiểm xã hội ở huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 2.2.1. Khái quát về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 13
  16. Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa được thành lập theo Quyết định số 76 QĐ/TC-CB ngày 27 tháng 7 năm 1995 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Trị. Địa chỉ: Số 150, đường Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định. - Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh. - Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - Hiện nay, tổng số viên chức và người lao động trong đơn vị có 19 đồng chí, trong đó có 10 đồng chí nữ chiếm 52,63%. Cán bộ là người dân tộc thiểu số: 02 đồng chí chiếm10,53% (01 viên chức quản lý và 01 nhân viên). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học: 15 đồng chí chiếm 78,95%; Cao đẳng: 01 đồng chí chiếm 5,3%; 03 đồng chí là nhân viên đang làm công tác tạp vụ, bảo vệ và lái xe chiếm 14
  17. 15,79%. Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 05 đồng chí, chiếm 26,32%; sơ cấp: 03 đồng chí, chiếm 15,79%; tương đương sơ cấp: 07 đồng chí, chiếm 36,84%. Đảng viên: 11 đồng chí chiếm 57,89% (trong đó: 10 đảng viên chính thức; 01 đảng viên dự bị; đảng viên là người dân tộc thiểu số: 01 đ/c). - Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có 02 Phó Giám đốc và 03 tổ nghiệp vụ. Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ. 2.3. Thực trạng lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị 2.3.1. Lạm dụng trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội 2.3.1.1. Doanh nghiệp trốn đóng hoàn toàn - Thông qua công tác kiểm tra, cơ quan BHXH huyện đã lập biên bản vi phạm hành chính về đóng BHXH bắt buộc đối với 05 doanh nghiệp và xử lý buộc các doanh nghiệp lập thủ tục, hồ sơ đăng ký đóng BHXH cho 135 người lao động thuộc diện tham gia BHXH nhưng chưa được các doanh doanh nghệp đăng ký tham gia và đã kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. 2.3.1.2. Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia - Thực tế qua công tác kiểm tra, hậu kiểm Tổ Thu, cấp sổ, thẻ và Kiểm tra thuộc BHXH huyện thì nhiều đơn vị trên địa bàn huyện đóng không đủ số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, điển hình trong việc trốn đóng dưới hình thức này là Công ty Cổ phần Vạn Phát, công ty này sử dụng 50 lao động nhưng mới chỉ đóng BHXH 15
  18. cho 30 lao động còn 20 lao động thuộc diện tham gia BHXH chưa được tham gia theo quy định của pháp luật. 2.3.1.3. Đóng BHXH không đúng mức quy định - Đóng BHXH thấp hơn mức quy định: Qua hậu kiểm phát hiện Công ty TNHH Đại Lộc đóng BHXH thấp hơn mức quy định cho 05 lao động phổ thông với mức lương 2.000.000,đ, BHXH huyện đề nghị Công ty phải đóng cho 05 lao động với mức lương 2.920.000,đ/tháng/người theo quy định mức lương tối thiểu vùng IV và phải truy thu số tiền còn thiếu là 4.600.000,đ cho 05 lao động theo quy định. - Đóng BHXH cao hơn bất thường so với mức quy định: Điển hình lạm dụng trong hình thức này là Công ty TNHH một thành viên Đình Hùng tăng lương bất thường cho 01 lao động nữ là bà Trần Thị Nhung từ mức lương 6.300.000,đ lên 8.000.000,đ ở những tháng cuối trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản với thời tham gia BHXH là 12 tháng. Đơn vị đã làm thủ tục báo giảm và đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản với số tiền là 48.000.000,đ sau đó nghỉ việc. 2.3.1.4. Trích tiền đóng BHXH của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH: 2.3.2. Lạm dụng trong giải quyết hưởng chế độ BHXH 2.3.2.1. Lạm dụng trong lĩnh vực giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản Thông qua công tác kiểm tra, hậu kiểm 15 đơn vị sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội huyện đã xử lý thu hồi số tiền chi không đúng đối tượng với số tiền 140.064.100,đ. Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Thị Ngọc Uyên, công tác tại Công ty TNHH Thiên Phú. Hồ sơ thanh toán chế độ thai sản thể hiện ngày sinh con là ngày 16/7/2017 tại Trạm Y tế xã Tân Liên nhưng trên thực tế bà Uyên 16
  19. không sinh con tại Trạm Y tế xã Tân Liên, cơ sở khám, chữa bệnh này đã cấp khống giấy chứng sinh và trường hợp bà Lê Thị Yến, công tác tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tùng Phương thanh toán chế độ ốm đau, qua kiểm tra hồ sơ của bà Yến thì phát hiện bà Yến không có hồ sơ khám, chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa khu vực. Phòng khám đa khoa khu vực đã cấp khống khống giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH cho bà Yến. 2.3.2.2. Đơn vị SDLĐ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động không đúng quy định, thể hiện Qua công tác hậu kiểm tại Công ty TNHH MTV Trâm Anh, Công ty đề nghị thanh toán chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cho 05 lao động (sinh thường), qua đối chiếu hồ sơ BHXH huyện phát hiện công ty vẫn chấm công đi làm và trả lương đủ tháng cho 05 lao động, công ty đã đề nghị giải quyết chế độ cho 05 lao động không đúng quy định với số tiền phải thu hồi là 10.425.000,đ. 2.3.3. Lạm dụng trong lĩnh vực chi trả các chế độ BHXH 2.3.3.1. Ký thay, nhận hộ lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng mà không có giấy ủy quyền. Qua kiểm tra, giám sát công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và công tác quản lý đối tượng trên địa bàn xã, BHXH huyện đã phát hiện và thu hồi trường hợp ông Hồ Văn Hai đối tượng hưu trí, có hộ khẩu thường trú tại xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, do công tác quản lý đối tượng của đại diện chi trả (cơ quan Bưu điện huyện) bị buông lỏng, không kiểm tra giấy ủy quyền, do nể nang và quen biết nên dẫn đến trường hợp ông Hai đã chết nhưng ông Tân em ruột của ông Hai vẫn đến nhận tiền lương hưu với thời gian 01 năm (7.416.500,đ/tháng), gây thất thoát tiền quỹ BHXH với số tiền 88.998.000,đ. 17
  20. 2.3.3.2. Giám định y khoa không đúng tình trạng thương tật, bệnh tật, mức suy giảm khả năng lao động để người lao động hoặc thân nhân người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH hoặc để được hưởng cao hơn mức thực tế. 2.4. Thực trạng công tác phòng, chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 2.4.1. Thực trạng công tác phòng chống lạm dụng trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội - Tổ nghiệp vụ đã tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện để thực hiện. - Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, theo dõi, đôn đốc đơn vị đăng ký đóng BHXH cho người lao động 2.4.2. Thực trạng phòng, chống lạm dụng trong lĩnh vực giải quyết, chi trả các chế độ BHXH. 2.4.2.1. Thực trạng phòng, chống lạm dụng trong lĩnh vực giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản - Tổ thực hiện chính sách BHXH huyện xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, hậu kiểm thường xuyên tại các đơn vị SDLĐ, tập trung kiểm tra các đơn vị có số lượt và số tiền thanh toán ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe lớn, chiếm tỷ lệ cao bất thường nhằm phát hiện và ngăn chặn hành vi lạm dụng để hưởng chế độ BHXH. 2.4.2.2. Thực trạng phòng chống lạm dụng trong lĩnh vực giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0