intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nhằm vận dụng lý luận về chi ngân sách Nhà nước, quản lý chi NSNN để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thành phố Cao Bằng. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại thành phố Cao Bằng trong những năm qua để chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐINH NGỌC KHÁNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TOÀN THẮNG Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402, Nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia Số:77 Đường Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa, TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 14giờ 30 ngày 02 tháng 2 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Từ khi có Luật Ngân sách Nhà nước đến nay, việc quản lý chi tiêu ngân sách Nhà nước đã đạt một số kết quả nhất định, ý thức chấp hành kỷ luật Tài chính ở các ngành, các cấp được nâng lên một bước. Tuy nhiên, tình hình sử dụng công quỹ có thể nói còn rất nhiều lãng phí và phô trương hình thức, tình trạng tùy tiện sử dụng ngân sách Nhà nước chưa được ngăn chặn triệt để, công tác quản lý ngân sách còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải được điều chỉnh. Trong giai đoạn nước ta đang tập trung các nguồn lực tài chính để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện đất nước còn nghèo, nền kinh tế phát triển chưa cao thì việc kiểm soát chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách Nhà nước là yêu cầu hết sức cần thiết và đó là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mọi ngành, mọi cấp. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc lành mạnh nền tài chính quốc gia và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu chi tương đối hợp lý đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước còn thấp, còn dàn trải, thiếu tập trung gây thất thoát, lãng phí và tiêu cực… Do đó, yêu cầu quản lý chi NSNN bảo đảm đúng kế hoạch, mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng được các nhu cầu phát triển của huyện đang là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Do vậy, nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể cả lý luận và thực tiễn quản lý chi NSNN để qua đó hoàn thiện quản lý chi NSNN đáp ứng được lộ trình cải cách hành chính công phù hợp với xu thế phát 1
  4. triển kinh tế xã hội, đặc biệt tại thành phố Cao Bằng đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho chính quyền địa phương. Vì vậy, sau khi được học tập, nghiên cứu chương trình cao học chuyên quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia tôi quyết định chọn vấn đề: “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Với mục đích vận dụng những kiến thức lý luận đã học vào hoạt động thực tiễn tại địa phương, đồng thời thông qua nghiên cứu luận văn, tôi được nâng cao trình độ, kiến thức trong lĩnh vực này. CHƢƠNG 1: 2
  5. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1 Tổng quan về chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước cấp huyện  Khái niệm về Ngân sách Nhà nước  Chi ngân sách huyện 1.1.2. Vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.1.2.1. Đảm bảo nguồn tài chính 1.1.2.2. Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện 1.1.2.3. Thực hiện mục tiêu công, đảm bảo công bằng xã hội 1.1.2.4. Tác động đến việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 1.1.3. Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.1.1. Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước cấp huyện Một là: Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện Hai là: Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện Ba là: Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.1.2. Kiểm soát, thanh tra, kiểm tra các khoản chi ngân sách nhà nước cấp huyện  Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước  Ý nghĩa  Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát chi NSNN huyện: 1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Cao Bằng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH 3
  6. NHÀ NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG, THÀNH PHỐ CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, có diện tích đất tự nhiên là 6.690,72 Km2 chiếm 2,12 diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 83.524,19 ha, chiếm 12,40% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp 514.891,19 ha, chiếm 76,63%, diện tích rừng sản xuất 234 nghìn ha. Các phía tiếp giáp, phía Bắc và Đông Bắc giáp khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới dài trên 333 km; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn. Cao Bằng có ba cửa khẩu chính và quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ, lối mở, trong đó cửa khẩu Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Sóc Giang (Hà Quảng) là cửa khẩu chính và cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hoà) là cửa khẩu quốc tế. Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện và 01 thành phố trực thuộc tỉnh với 199 xã, phường, thị trấn. Dân số toàn tỉnh là 515,2 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số (dân tộc Tày) chiếm khoảng 94% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Thành phố Cao Bằng nằm gần giữa trung tâm tỉnh lỵ Cao Bằng, có diện tích 10.762,81ha diện tích tự nhiên và 84.421 nhân khẩu, 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường: Hợp Giang; Sông Bằng; Sông Hiến; Ngọc Xuân; Tân Giang; Duyệt Trung; Hòa Chung; Đề Thám và 3 xã Vĩnh Quang; Hưng Đạo; Chu Trinh. Mật độ dân số 784 người/km2; thành phần dân tộc chủ yếu là người tày và người kinh. 4
  7. Trong nghiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ thành phố Cao Bằng tập trung thực hiện 16 chỉ tiêu chủ yếu: Tiếp tục đẩy nhanh tỷ trọng CN-TTCN (chiếm trên 50% tỷ trọng CN-TTCN trên địa bàn); Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17%/năm; giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân 20%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng từ 16% trở lên/năm; phấn đấu giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,2%. Ngoài ra chủ trương, chính sách của thành phố tập trung ưu tiên: Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thành phố Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020"; Phát triển đô thị gắn với phát triển dịch vụ thương mại; Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới; Tập trung thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật quan trọng… cũng tác động đến hiệu quả quản lý chi ngân sách ở các lĩnh vực tương ứng. 2.1.2. Tình hình tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng Trong những năm vừa qua tình hình chi ngân sách ở thành phố Cao Bằng về cơ bản đã thực hiện đúng nguyên tắc và nhiệm vụ chi đã được phân cấp. 5
  8. Bảng 2.1: Tổng hợp chi ngân sách qua các năm 2015 - 2017 (Đơn vị: Triệu đồng) 2016/2015 2017/2016 Chỉ Tiêu 2015 2016 2017 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) TỔNG CHI NS HUYỆN 314.194 373.499 430.701 59.305 118,9 57.202 115,3 A Tổng chi cân đối NS huyện 253.380 279.801 337.673 26.421 110,4 57.872 120,7 I Chi đầu tƣ phát triển 31.991 30.832 60.461 -1.159 96,4 29.629 196,1 II Chi thƣờng xuyên 221.389 248.969 277.212 27.580 112,5 28.243 111,3 B Chi chuyển nguồn 16.042 41.312 48.206 25.270 257,5 6.894 116,7 C Chi BS cho NS cấp dƣới 31.312 32.592 35.514 1.280 104,1 2.922 109,0 D Nộp NS cấp trên 22 8.279 738 8.257 37.631 -7.541 8,9 E Các khoản chi đƣợc quản lý qua NSNN 13.435 11.513 8.568 -1.922 85,7 -2.945 74,4 Tổng thu NS xã 30.050 32.372 32.309 2.322 107,7 -63 99,8 Tổng chi NS xã 29.710 32.934 32.309 3.224 110,9 -625 98,1 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cao Bằng) 6
  9. Qua bảng trên, phân tích tốc độ tăng quy mô và tăng trưởng chi NSĐP ta thấy tốc độ chi ngân sách Thành phố tăng dần qua các năm từ 2015 – 2017 đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố như sau: 314.194 triệu đồng năm 2015; 373.499 triệu đồng năm 2016; và 430.701 triệu đồng năm 2017  Chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được Thành phố chú ý đầu tư năm 2017 tăng 29.629 triệu đồng tương ứng 196 % so với năm 2016. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách Thành phố, nó tăng dần theo các năm: năm 2015 là 240.565 triệu đồng; năm 2016 là 247.779 triệu đồng; năm 2017 là 288.258 triệu đồng  Các khoản chi chuyển nguồn, chi bổ sung cho NS cấp dưới và các khoản chi được quản lý qua NSNN cũng có xu hướng tăng và tăng mạnh so với các năm trước. Nguyên nhân các khoản chi tăng so với kế hoạch và so với các năm trước đó thì do trong năm 2017 bên cạnh những khoản đã giao từ đầu năm thì còn phát sinh nhiều khoản ngoài dự toán như: chi hỗ trợ tiền tết Nguyên Đán; chi phục vụ 02 Tiểu đội dân quân thường trực; chi thực hiện chính sách giảm biên chế theo NĐ 108/2014/NĐ-CP và Nghỉ hưu 26/2015/NĐ- CP; Chi phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021....từ đó dẫn đến chi vượt khỏi dự toán cũng như chi nhiều hơn các năm khác. Mặc dù tình trạng chi vượt dự toán cũng như tăng đều qua các năm nhưng nhờ công tác chỉ đạo nỗ lực quản lý của UBND thành phố, điều hành ngân sách theo quy định, bố trí kịp thời các khoản phát sinh; đồng 7
  10. thời việc điều hành chi của các cán bộ quản lý thành phố và sự đôn đốc thực hiện ở các xã,phường công tác quản lý thu chi ngân sách xã, phường cũng được tiến hành nghiêm túc, thu vượt chi không để tình trạng bội chi xảy ra. Điều đó thể hiện qua bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2: Bảng cân đối thu chi ngân sách qua các năm (Đơn vị: Triệu Đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng thu NS huyện 314.545 374.504 431.982 2 Tổng chi NS huyện 314.194 373.499 430.701 3 Kết dư ngân sách huyện 351 1.005 1.280 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cao Bằng) 2.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Cao Bằng 2.2.3.1 Lập dự toán chi ngân sách nhà nước Tình hình dự toán chi của thành phố Cao Bằng trong ba năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3: Tổng hợp dự toán chi ngân sách STT NỘI DUNG ĐƠN VỊ NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1 Dự toán Triệu đồng 189.587 236.168 252.578 2 Thực hiện Triệu đồng 314.194 373.499 430.701 3 Tỷ lệ TH/DT % 319 223 266 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cao Bằng) 8
  11. Chi NSNN đã thực hiện phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm. Tổng chi NSNN giai đoạn 2015 – 2017 có chiều hướng tăng lên qua các năm. Qua bảng 3 ta thấy, tỷ lệ giữa thực hiện NS trong năm với dự toán NS trước đó của các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 319%, 223% và 266%. Từ đó ta có thể nhận định được tỷ lệ này rất lớn qua các năm. Trong đó, năm 2015 dự toán chi NSNN là 189.587 triệu đồng; năm 2016 dự toán chi NSNN là 236.168 triệu đồng, tăng 46.581 triệu đồng tương ứng tăng 24,5% so với năm 2015; năm 2017 con số này là 252.578 triệu đồng, tăng 16.410 triệu đồng tương đương tăng 6,9% so với năm 2016. Chứng tỏ việc chi vượt kế hoạch vẫn đang diễn ra trong từng năm và có xu hướng tăng dần qua các năm. Về cơ bản, do tính lồng ghép trong hệ thống NSNN mà quy trình ngân sách khá phức tạp, thời gian xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài. Chưa có quy định tiêu chí để xác định nhiệm vụ nào cấp bách được bổ sung từ dự phòng. Trách nhiệm xem xét tổng hợp dự toán còn phân tán chưa tập trung dẫn đến thiếu sự gắn kết giữa dự toán chi. Công tác lập dự toán ngân sách chưa sát với thực tế, cho thấy việc nhìn nhận và đánh giá tình hình chi tiêu còn hạn chế, không lườm trước được các khoản phát sinh có thể diễn ra trong năm đó. 9
  12. Bảng 2.4: Tổng hợp chi ngân sách năm 2017 (Đơn vị: Triệu đồng) DT Tỷ lệ (%) TH/DT Chỉ Tiêu DT Huyện Thực hiện Tỉnh DT tỉnh DT huyện Với 2016 Tổng chi NS Huyện 252.578 252.578 430.701 170 170 115,3 A Chi cân đối NS huyện 248.423 248.423 422.133 169,9 169,9 116,6 I Chi đầu tư phát triển 47.101 47.101 60.461 128,3 128,3 196 II Chi thường Xuyên 201.322 201.322 277.212 137,6 137,6 111,4 C Chi chuyển nguồn 48.206 D Dự phòng 4.155 4.155 E Chi BS cho NS cấp dƣới 35.514 Các khoản chi đƣợc quản lý F 8.568 qua NSNN 10
  13. 2.2.3.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước  Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi Dưới sự lãnh đạo và điều hành của UBND Thành phố, sự tập trung của các cơ quan trong hệ thống tài chính, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2015 - 2017 được phòng TCKH thành phố Cao Bằng đánh giá là triển khai kịp thời, đảm bảo quy định của Nhà nước. Việc cấp phát quản lý vốn đầu tư XDCB, kinh phí thường xuyên, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí bổ sung ... được thực hiện đúng tinh thần luật NSNN và các văn bản quy định về PCTN, THTK, CLP. Ngân sách Thành phố đã đảm bảo tốt nhiệm vụ chi thường xuyên và đã dành một phần không nhỏ ngân sách để chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt công tác chi cho giáo dục và đào tạo luôn được chú trọng. 11
  14. Bảng 2.5. Tình hình chấp hành chi NSNN theo dự toán qua các năm 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 Nội dung chi Thực Tỷ lệ Thực Tỷ lệ Dự Thực Tỷ lệ Dự toán Dự toán hiện đạt hiện đạt toán hiện đạt 252.57 430.70 Tổng số 189.587 314.194 166 236.168 373.499 158 8 1 170,5 1. Chi đầu tư phát triển 16.920 31.991 189 30.970 30.832 99,5 47.101 60.461 128,3 201.32 277.21 2. Chi thường xuyên 169.171 221.389 131 200.803 248.969 124 2 2 137,6 3. Chi dự phòng 3.496 4.395 4.155 4. Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN tại ĐP 13.435 11.513 8.568 5. Chi chuyển nguồn 16.042 41.312 48.206 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Cao Bằng) 12
  15. Thông qua bảng 2.5 bên trên ta có thể nhận định tình trạng chấp hành dự toán chi NSNN trên địa bàn 3 năm gần đây đang có xu thế năm sau cao hơn năm trước và đều vượt dự toán chi đầu năm. Cụ thể: + Năm 2015: Thực tế chi NS là 314.194 triệu đồng, vượt 66% so với dự toán. + Năm 2016: Thực tế chi NS là 373.499 triệu đồng, vượt 58% so với dự toán + Năm 2017: Thực tế chi NS là 430.701 triệu đông, vượt 70,5% so với dự toán Qua tình hình trên phần nào đánh giá được tình hình lập dự toán của Thành phố còn nhiều yếu kém. Đội ngũ kế toán, nhân sự, các cấp dự toán chưa thực sự làm việc tốt và trình độ chuyên môn chưa cao. Số liệu dự toán chủ yếu là dựa vào dự toán thực hiện năm trước để lập dự toán cho năm kế hoạch. Đặc biệt những khoản chi khác như chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới qua các năm, chi chuyển nguồn có mức chênh lệch lớn. Mặc dù nhìn qua số liệu phần nào đánh giá được sự thiếu sót trong khâu lập dự toán của các cơ quan chuyên môn tại Thành phố nhưng đây là những khoản nhằm bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện mục tiêu, công trình, dự án ý nghĩa... hoặc hỗ trợ xử lý khó khăn đột xuất như khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng nên khó có thể nắm bắt và thực hiện đúng dự toán. 13
  16. Bảng 2.6. Tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN các năm 2015 – 2017 (Đơn vị: Triệu đồng) Tỷ lệ % Chi Tỷ lệ % chi ST Tổng chi Chi đầu chi Năm thƣờng XDCB/tổng T NSNN tƣ XDCB TX/tổng xuyên chi chi 1 2015 314.194 221.389 31.991 70,0 10 2 2016 373.499 248.969 30.832 66,6 8 3 2017 430.701 277.212 60.461 64,3 14 Cộng 1.118.394 747.570 123.284 66,8 11  Về chi đầu tư XDCB: Từ năm 2015 - 2017, nguồn ngân sách thành phố chi cho đầu tư XDCB gồm chủ yếu là nguồn chi các dự án, công trình cho giáo dục đào tạo và chi cho khoa học công nghệ. Phân tích tình hình biến đổi quy mô chi đầu tư XDCB thì tổng chi đầu tư XDCB trong các năm gần đây thì quy mô nhỏ và không ổn định, năm 2015 là 31.991 triệu đồng, nhưng năm 2016 lại chi là 30.832 triệu đồng giảm 4,7% so với năm 2015 và đến năm 2017 thì chi cao hơn là 60.461 triệu đồng tăng 96% so với năm 2016. Trong năm 2017 có khoản chi đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng lớn hơn so với hai năm trước đó, đồng thời chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và một số công trình chỉnh trang đô thị... Chi đầu tư XDCB chiếm tỉ lệ nhỏ trong chi NSNN tại thành phố Cao Bằng, từ năm 2015 - 2017 chi 123.284 triệu đồng, chỉ chiếm 11% chi ngân sách thành phố, trong đó: năm 2015 chi 31.991 triệu đồng, chiếm 10%; năm 2016 chi 30.832 triệu 14
  17. đồng, chiếm 8%; và năm 2017 chi 60.461 triệu đồng, chiếm 14% tổng chi ngân sách năm đó. Mặc dù tỉ lệ đầu tư XDCB từ ngân sách huyện chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng chi XDCB đã đạt được những hiệu quả nhất định, việc phân bổ nguồn vốn hợp lý kịp thời đối ứng các dự án có nguồn vốn từ cấp trên, từng bước xây dựng hoàn thiện những công trình thiết yếu, đặc biệt là về giáo dục và khoa học công nghệ, từ đó phục vụ học tập và sản xuất kinh doanh đời sống cho nhân dân trên địa bàn.  Về chi thường xuyên: Trên cơ sở dự toán được giao, khả năng tiến độ thu ngân sách, UBND thành phố đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, chỉ đạo cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các khoản chi chưa thực hiện cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi công tác, tham quan học tập bồi dưỡng... thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc một cách hợp lý để thực hiện nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Qua các năm gần đây, các lĩnh vực như chi kinh tế, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý nhà nước, chi an ninh – quốc phòng, và chi giáo dục và đào tạo tại Thành phố Cao Bằng luôn là những lĩnh vực chiếm tỉ lệ chi ngân sách lớn. Chi thường xuyên chiếm tỉ lệ khá lớn trong chi NSNN tại Thành phố, từ năm 2015 - 2017 chi 747.570 triệu đồng, chiếm 66,8% chi ngân sách, trong đó: năm 2015 chi 221.389 triệu đồng, chiếm 70%; năm 2016 chi 248.969 triệu đồng, chiếm 66,6%; và năm 2017 chi 277.212 triệu đồng, chiếm 64,3% tổng chi ngân sách năm đó. Mặc dù tỉ lệ chi thường xuyên từ ngân sách chiếm tỉ lệ lớn nhưng UBND Thành phố vẫn luôn cố gắng điều chỉnh các khoản chi sao cho hợp lý, có tính ưu tiên nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu chi và chi thường xuyên đã đạt được những hiệu quả nhất định, việc phân bổ nguồn vốn hợp lý kịp thời đối ứng các hoạt động phát triển KTXH trên địa bàn Thành phố, từng bước xây dựng hoàn thiện đảm bảo AN-QP trên địa bàn từ đó ổn định xã hội phát triển đời sống kinh tế nhân dân trên địa bàn. 15
  18.  Tình hình kiểm soát quản lý chi NSNN - Đối với tình hình chấp hành chi theo dự toán: Trên cơ sở dự toán được UBND Thành phố giao, các đơn vị sử dụng ngân sách đã chủ động điều hành theo dự toán. Phòng TCKH và KBNN Thành phố đã luôn kiểm soát đối chiếu các khoản chi so với dự toán, hỗ trợ giúp các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời cắt giảm các khoản chi không có trong dự toán hoặc vượt dự toán. - Đối với việc đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ chứng từ: Phòng TCKH và KBNN thành phố luôn đảm bảo trên hết tính hợp pháp và hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi và đã đặc biệt nghiêm túc trong quá trình xử lý các sai phạm một cách nhanh chóng và giảm thấp nhất hệ quả xấu đối với những khoản chi sai, chi không hợp lệ. 2.2.3.3. Quyết toán chi NSNN thành phố Cuối năm tài chính, công tác quyết toán được thực hiện theo quy trình của luật định: Quyết toán từ cấp xã, phường sau đó tổng hợp quyết toán toàn Thành phố. Cơ quan thực hiện công tác quyết toán là Phòng Tài chính - kế hoạch Thành phố. Số liệu quyết toán sau khi được tổng hợp sẽ báo cáo UBND Thành phố trình HĐND phê chuẩn. Công tác tổng hợp quyết toán thu, chi ngân sách hiện nay do Phòng Tài chính - kế hoạch Thành phố thực hiện có đối chiếu với số liệu của cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước và các cơ quan có liên quan. 2.2.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý chi ngân sách tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị được Phòng Tài chính - kế hoạch Thành phố Cao Bằng thực hiện nghiêm túc, trong một năm Phòng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chi tiêu của các đơn vị ít nhất là 1 lần/năm, việc tổng kết sơ kết chưa được làm thường xuyên. 16
  19. 2.3. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong thời gian qua, cùng với công cuộc cải cách và đổi mới tài chính công thì công tác quản lý chi NSNN của thành phố Cao Bằng đã đạt được một số kết quả nổi bật sau: Thứ nhất, công tác quản lý, điều hành chi ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn thu giành cho chi đầu tư và chi thường xuyên được phân định rõ ràng theo luật NSNN, cơ cấu chi tương đối hợp lý giữa nguồn chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Dù các khoản chi có tăng qua các năm nhưng ngân sách thành phố vẫn luôn đảm bảo thu vượt chi. Không để tình trạng thâm hụt ngân sách. Ngân sách thành phố đã đảm bảo tốt nhiệm vụ chi thường xuyên, đặc biệt công tác chi cho giáo dục và đào tạo luôn được chú trọng và đã dành một phần không nhỏ ngân sách để chi cho đầu tư phát triển. Thứ hai, điều hành chi đảm bảo được nguyên tắc thứ tự ưu tiên, chi thường xuyên được đảm bảo tốt, các chế độ liên quan đến con người được chi trả kịp thời, chi hành chính, chi hội nghị, tiếp khách và các dịch vụ khác được quản lý chặt chẽ, tương đối đúng định mức, chế độ nhà nước quy định. Thứ ba, thời hạn gửi dự toán chi thường xuyên của các đơn vị đến kho bạc nhà nước của năm 2016 và 2017 sớm hơn so với năm 2015. Chất lượng phân bổ và giao dự toán của các đơn vị chủ quản được chú trọng hơn qua các năm, đặc biệt dự toán cho thường xuyên đã được giao chi tiết đến các mục rất cụ thể, điều này thể hiện tính chặt chẽ, kĩ càng trong khâu quản lý việc sử dụng kinh phí ngân sách. Thứ tư, công khai ngân sách thành phố được thực hiện theo quy định và đạt được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Tất cả các loại báo cáo đều được ban 17
  20. kinh tế của HĐND thành phố thẩm định giám sát trước khi đưa trình HĐND phê chuẩn sau đó giao cho ngành tài chính thông báo chi tiết từng đơn vị. Thứ năm, các báo cáo, số liệu, tài liệu kế toán ngân sách được phản ánh đầy đủ, được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và gắt gao hơn. Từ đó mà các sai sót vi phạm trong lĩnh vực tài chính của thành phố đã được hạn chế rất nhiều. Số lượng các đơn vị vi phạm cũng như các khoản sai phạm đã giảm rõ rệt qua các năm. 2.3.2. Những tồn tại 2.3.2.1. Hạn chế trong lập dự toán ngân sách 2.3.2.2. Hạn chế trong chấp hành chi ngân sách 2.3.2.3. Hạn chế trong công tác kế toán và quyết toán ngân sách 2.3.2.4. Hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách nhà nước 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại a. Việc quản lý chi và bố trí các khoản chi chưa hợp lý, chưa có tính ưu tiên nhiều b. Sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý chi NSNN vẫn chưa thực sự rõ ràng, rành mạch và chặt chẽ c. Công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy trình về quản lý chi NSNN thành phố, việc quản lý chi tiêu của các đơn vị sử dụng NS còn bất cập d. Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và kế toán còn nhiều hạn chế 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2