intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá đúng cơ cấu chi và thực trạng chi ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính từ năm 2015 - 2017; làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý chi thời gian qua và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ở Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong thời đại kinh tế tri thức, thì GDĐT được xem là nhân tố có tính quyết định trong sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, bởi thông qua đó hình thành nên nguồn nhân lực có chất lượng cao.Chính vì vậy, tất cả các nước đều rất chú trọng mở rộng và nâng cấp chất lượng GDĐT. Ở Việt Nam những năm qua, công tác GDĐT đã được đảng và nhà nước hết sức quan tâm, luôn coi GDĐT là “quốc sách” và đã đề ra nhiều giải pháp phù hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Chính vì thế mà lĩnh vực này ở nước ta những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nguồn nhân lực của đất nước ngày càng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng, có những đóng góp tích cực trong những thành tựu phát triển kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, xét về thực chất thì lĩnh vực GDĐT nước ta vẫn còn nhiều bất cập cả về cơ cấu đào tạo lẫn chất lượng công tác đào tạo, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn nhân lực có chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lý chi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị định Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo: nguồn thu thấp trong khi chi thường xuyên và chi cho đầu tư rất lớn, các khoản chi thực hiện chưa đúng kế hoạch, chưa đạt hiệu quả cao, gây lãng phí ngân sách. Trường Bồi dưỡng cán bộ (BDCB) tài chính là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài Chính, thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ về quản lý kinh tế vĩ mô và tài chính kế toán cho cán bộ công chức, viên chức trong ngành Tài chính. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đã đạt được một số kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, cơ chế quản lýchi Ngân sách nhà nước của Trường BDCB tài chính hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế, khiếm khuyết. Để góp phần làm cho công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước của Trường BDCB tài chính ngày càng hoàn thiện hơn hơn, phù hợp hơn với tiến trình đổi mới của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, em nghiên cứu đề tài:“Quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính” để phân tích thực trạng quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại đơn vị. 1
  2. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hoàng Thị Bích Ngọc (2004) trong Luận án Tiến sĩ Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Y tế (Học viện Tài chính, 2004). Hoàng Thị Ngọc Ánh (2014) trong Luận văn Thạc sĩ Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (Học viện Hành chính Quốc gia, 2014). Bùi Thị Bích Nê (2016) trong Luận án Tiến sĩ Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các Trường quân đội ở Việt Nam (Học viện Ngân hàng, 2016) 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua phân tích cơ cấu chi NSNN và thực trạng chi NSNN ở Trường BDCB tài chính, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, trong đó có quản lý chi NSNN đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới ở Trường BDCB tài chính. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất,hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Thứ hai,Phân tích, đánh giá đúng cơ cấu chi và thực trạng chi ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính từ năm 2015 - 2017; làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý chi thời gian qua và nguyên nhân của những hạn chế. Thứ ba, đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ở Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính. Đồng thời, đề tài tập trung nghiên cứu tình hình quản lý chi ngân sách nhà nước về thực hiện phần ngân sách nhà nước cấp trong thực hiện nhiệm vụ được giao cho Trường4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu được triển khai tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính. Về thời gian: Số liệu được dẫn chứng từ năm 2015 đến năm 2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
  3. - Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế, nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách, kế thừa chọn lọc các công trình khoa học có nội dung gần gũi với đề tài. Đồng thời vận dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, so sánh, chứng minh; phương pháp thu thập thông tin, tổng kết kinh nghiệm để phân tích thực tiễn quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thông qua việc nghiên cứu đề tài được phản ánh trong nội dung của luận văn, mong muốn được đóng góp và đưa ra những điểm mới của luận văn là: Về lý luận: Hệ thống hóa những đề lý thuyết về quản lý tài chính, ngân sách trong đó có quản lý chi ngân sách nhà nước làm trọng tâm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN tại Trường BDCB tài chính – Bộ Tài chính trong thời gian tới. Về thực tiễn: Thông qua đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại Trường BDCB tài chính – Bộ Tài chính, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc điều hành, lãnh đạo thu, chi NSNN góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tải chính cho chiến lược phát triển Trường trong giai đoạn tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý chi Ngân sách nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 2: Thực trạng quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính. 3
  4. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1.1. Khái niệm Theo Luật Viên Chức (số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010) định nghĩa: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. Theo Điều 2 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015: “Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. 1.1.1.2. Đặc điểm Thứ nhất, Đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Thứ hai, Kết quả của hoạt động sự nghiệp chủ yếu là tạo ra các dịch vụ công, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ ba, Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. 1.1.2. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao…có chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thứ hai, thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao; khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ, cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật…phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ ba, đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 4
  5. Thứ tư, thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã góp phần tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động sự nghiệp của nhà nước trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình phương thức hoạt động một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đồng thời qua đó cũng thực hiện xã hội hóa bằng cách thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp. 1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập  Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập theo nội dung hoạt động  Phân loại đơn vị sự nghiệp theo nguồn thu 1.2. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1. Chi ngân sách nhà nƣớc 1.2.1.1. Khái niệm, bản chất chi ngân sách nhà nước Theo Khoản 2, Điều 2 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Về mặt pháp lý, chi NSNN là những khoản chi tiêu của Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Về mặt bản chất, chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy Nhà nước và thực hiện chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. 1.2.1.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước - Chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia. Bộ máy nhà nước càng lớn, đảm đương nhiều nhiệm vụ chi thì mức độ cũng như phạm vi chi của NSNN càng lớn. - Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước quyết định các nhiệm vụ kinh tế - chính trị, xã hội và là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi của NSNN. - Chi NSNN gắn liền với các chỉ tiêu kinh tế xã hội và hiệu quả được xem xét qua mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội mà các khoản chi đảm nhiệm, điều đó có nghĩa là các khoản chi ngân sách Nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. 5
  6. - Các khoản chi NSNN phần lớn mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu bởi không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới các khoản chi của NSNN. Nó được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của Nhà nước, từ tính chất này ta phân biệt được các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng Nhà nước. - Các khoản chi NSNN luôn gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và nói chung là các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ. 1.2.1.3. Vai trò chi ngân sách nhà nước - NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước - Điều tiết về mặt kinh tế - Điều tiết về mặt xã hội - Điều tiết về mặt thị trường 1.2.1.4. Phân loại chi Ngân sách nhà nƣớc Phân theo mục đích KT-XH Phân theo lĩnh vực chi Phân theo các yếu tố 1.2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước Quản lý chi NSNN là tổng hợp các biện pháp, các cách thức mà nhà nước sử dụng để hình thành, tập trung, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính thuộc quỹ NSNN nhằm phục vụ chi tiêu cho Bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước 1.2.2.2. Mục đích quản lý chi Ngân sách nhà nước - Bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước - Thu hút vốn đầu tư - Điều chỉnh chu kỳ kinh tế - Tái phân phối thu nhập xã hội 1.2.2.3. Nguyên tắc quản lý chi Ngân sách nhà nước - Dựa trên khả năng các nguồn thu để hoạch định chi tiêu - Tiết kiệm và hiệu quả - Trọng tâm, trọng điểm - Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp theo luật pháp để bố trí các khoản chi cho thích hợp 1.2.2.4. Phân cấp quản lý chi Ngân sách nhà nước Phân cấp ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức 6
  7. Phân cấp về mặt vật chất: Đây luôn là vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, gây nhiều bất đồng nhất trong quá trình xây dựng và triển khai các đề án phân cấp quản lý ngân sách. 1.2.3. Công cụ, phƣơng pháp 1.2.3.1. Công cụ quản lý chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập a) Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước b) Công tác kế hoạch c) Quy chế chi tiêu nội bộ d) Hạch toán, kế toán, kiểm toán e) Hệ thống thanh tra, kiểm tra 1.2.3.2. Phương pháp quản lý chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập Phương pháp tổ chức được chủ thể quản lý sử dụng để thực hiện sắp xếp, bố trí các hoạt động chi theo khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động tương ứng. Phương pháp hành chính là phương pháp được chủ thể quản lý sử dụng các mệnh lệnh hành chính để điều chỉnh các hoạt động chi trong đơn vị. Phương pháp kinh tế là phương pháp mà chủ thể quản lý sử dụng các đòn bẩy kinh doanh, tài chính tác động lên các đối tượng tài chính để đạt được mục tiêu đặt ra. Phương pháp quản lý theo quy trình là phương pháp chủ thể quản lý bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự toán chi ngân sách, sau đó là việc quản lý chấp hành dự toán và cuối cùng là việc quyết toán chi ngân sách nhà nước. 1.2.4. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.4.1. Tổ chức bộ máy 1.2.4.2 Tổ chức thực hiện Lập dự toán Ngân sách Chấp hành dự toán chi Ngân sách nhà nước Quyết toán chi Ngân sách nhà nước 1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc 1.2.5.1. Nhân tố chủ quan 1.2.5.2. Nhân tố khách quan 1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trung Quốc, Việt Nam và bài học rút ra 7
  8. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI TRƢỜNG BỒI DƢỠNG CÁN BỘ TÀI CHÍNH – BỘ TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2015 ĐẾN 2017 2.1. Khái quát chung về Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập theo Quyết định số 564/QĐ- TTg ngày 10/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tiền thân là Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ tài chính thuộc Bộ Tài chính được thành lập năm 1995. Trong những năm tới, Trường phấn đấu xây dựng và phát triển Trường trở thành Học viện cán bộ Tài chính: đào tạo nguồn nhân lực tài chính chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành Tài chính và của đất nước trong điều kiện hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế 2.1.2. Nhiệm vụ, Quyền hạn của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức, viên chức; Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức khác cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính theo sự phân công, phân cấp quản lý của Nhà nước và của Bộ Tài chính; Bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ vể tài chính, kế toán và các kiến thức khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính a) Ban Giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. b) Các Hội đồng tư vấn: Hội đồng khoa học và Đào tạo và các Hội đồng tư vấn khác. c) Các Phòng chức năng - Phòng Tổ chức – Hành chính; - Phòng Quản lý Đào tạo và Khoa học; - Phòng Hợp tác quốc tế; - Phòng Tài chính – Kế toán; 8
  9. d) Các Khoa chuyên môn - Khoa Quản lý hành chính Nhà nước; - Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo quản lý; - Khoa Bồi dưỡng chuyên ngành; e) Các đơn vị trực thuộc: - Trung tâm phát triển đào tạo và tư vấn tài chính. - Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ miền Trung. - Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ miền Nam. f) Ban điều hành hoạt động ĐTBD lý luận chính trị và Sau đại học 2.1.4. Đặc điểm Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính - Đối tượng đào tạo bồi dưỡng - Phương thức đào tạo có tính chất đặc thù - Xác định tính phí đào tạo theo giá thị trường gặp khó khăn 2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính từ năm 2015 đến năm 2017 2.2.1. Tình hình chi ngân sách nhà nước tại Trường BDCB tài chính – Bộ Tài chính Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính được phân loại là đơn vị tự chủ một phần. Nguồn kinh phí NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng đối với đơn vị để thực hiện nhiệm vụ chi của mình. Dự toán chi Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính giao cho Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính trong 3 năm từ năm 2015-2017 như sau: Cơ cấu nguồn tài chính của nhà Trường được thể hiện qua bảng 2.1. 9
  10. Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn tài chính của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính Đơn vị tính: 1000 VND 2015 2016 2017 T Tỷ Tỷ Tỷ Nội dung T Số tiền lệ Số tiền lệ Số tiền lệ (%) (%) (%) 6.150.66 7.548.00 7.548.00 1 Kinh phí thường xuyên 16% 13% 9% 6 0 0 Kinh phí không thường 15.429.0 20.468.0 22.930.3 2 40% 39% 28% xuyên 00 00 47 Nguồn thu từ hoạt động sự 16.925.8 23.443.0 51.163.0 3 44% 48% 63% nghiệp 05 00 82 38.505.4 51.459.0 81.641.4 Tổng 71 00 29 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường BDCB tài chính các năm 2015, 2016, 2017) Qua bảng 2.1 ta thấy tỷ trọng các nguồn tài chính của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có sự thay đổi rõ rệt qua các năm: - Trong năm 2015, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 16.925 triệu đồng, tương đương 44% nguồn tài chính. Tiếp đó là nguồn kinh phí thường xuyên với 15.429 triệu đồng, tương đương 40% nguồn tài chính.Thấp nhất là nguồn kinh phí thường xuyên với 6.150 triệu đồng, tương đương 16% nguồn tài chính. - Trong năm 2016, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 23.443 triệu đồng, tương đương 48% nguồn tài chính. Tiếp đó là nguồn kinh phí thường xuyên với 20.468 triệu đồng, tương đương 39% nguồn tài chính.Thấp nhất là nguồn kinh phí thường xuyên với 7.548 triệu đồng, tương đương 9% nguồn tài chính. - Sang năm 2017, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 51.163 triệu đồng, tương đương 63% nguồn tài chính. Tiếp đó là nguồn kinh phí thường xuyên với 22.930 triệu đồng, tương đương 28% nguồn tài chính.Thấp nhất là nguồn kinh phí thường xuyên với 7.548 triệu đồng, tương đương 13% nguồn tài chính. 2.2.2. Tình hình thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính 2.2.2.1. Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách Trường BDCB tài chính là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần. Hàng năm, Trường được giao kinh phí tự chủ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính nên 10
  11. kinh phí hoạt động của Trường còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp. Trong những năm qua, Trường BDCB tài chính thực hiện tốt các văn bản pháp luật của Nhà nước.Các quy định được áp dụng một cách linh hoạt, chặt chẽ phản ảnh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động ĐTBD, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại Trường. 2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý Hiện nay, bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính được tổ chức từ văn phòng Trường đến các Trung tâm thuộc Trường theo 2 cấp dự toán: cấp II và cấp III. Đơn vị dự toán cấp II: Là Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính. Đơn vị chủ trì, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II và tham mưu cho Ban Giám đốc Trường là Phòng Tài chính – Kế toán. Đơn vị dự toán cấp III: Là 03 Trung tâm trực thuộc Trường (Trung tâm Phát triển đào tạo và tư vấn tài chính, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính miền Trung và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính miền Nam). 2.2.2.3. Tổ chức thực hiện a. Lập dự toán chi Ngân sách nhà nước Bảng 2.2. Nguồn kinh phí NSNN cấp cho Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính Đơn vị tính: 1000 VND ST Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 T 14.000.00 21.300.00 27.060.00 Kinh phí NSNN cấp hàng năm 0 0 0 I Quản lý hành chính (463) 1.500.000 0 0 1.1 Kinh phí thực hiện tự chủ 0 0 0 1.2 Kinh phí không thực hiện tự chủ 1.500.000 0 0 12.500.00 21.300.00 27.060.00 II Sự nghiệp giáo dục đào tạo (504) 0 0 0 2.1 Kinh phí hoạt động thường xuyên 5.000.000 6.100.000 7.584.000 Kinh phí hoạt động không thường 15.200.00 27.060.00 2.2 7.500.000 xuyên 0 0 (Nguồn: Quyết định 3184, 3261 và 2652 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán năm 2015, 2016 và 2017) Từ bảng 2.2 cho thấy nguồn kinh phí NSNN do Bộ Tài chính cấp cho Trường tăng trong ba năm. Năm 2015 là 14.000 triệu đồng. Năm 2016 là 21.300 triệu đồng, 11
  12. tăng 52% so với năm 2015. Năm 2017, nguồn NSNN được cấp là 27.060 triệu đồng, tăng 27% so với năm 2016. Kinh phí không thực hiện tự chủ là nguồn kinh phí được cấp để thực hiện cá nội dung hợp tác giữa Trường với Trung tâm tài chính và phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (AFDC) và Bộ Tài chính Lào. Năm 2014, Nguồn này được cấp 1.500 triệu đồng, nhưng đến hai năm 2016 và 2017 không cấp do kinh phí năm 2014 chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm 2015 và 2016 sử dụng tiếp. Kinh phí hoạt động thường xuyên được sử dụng để đơn vị thực hiện các khoản chi lương, tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành, văn phòng phẩm, nước uống, vật tư văn phòng, cước điện thoại, vé máy bay, sửa chữa thường xuyên các tài sản cố định, chi điện nước, chi mua sắm… và các hoạt động chung của đơn vị để phục vụ nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Kinh phí thường xuyên thường được cấp ổn định trong vòng 2 năm và tăng theo các năm. Năm 2015 là 5.000 triệu đồng.Năm 2016 là 6.100 triệu đồng, tăng 22 % so với năm 2015. Năm 2017, kinh phí thường xuyên cấp cho Trường là 7.584.000 tăng 23,3% so với năm 2016. Tuy nhiên, dự toán chi thường xuyên năm 2017, Bộ Tài chính yêu cầu Trường xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn từ năm 2016 trở đi . Khi Trường xây dựng phương án tự chủ được Bộ Tài chính phê duyệt thì kinh phí hoạt động thường xuyên ở mục 2.1 mới được sử dụng. Mức cấp kinh phí thường xuyên của Trường do Cục Kế hoạch tài chính - Bộ Tài chính cân đối dựa theo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ngày càng lớn của Trường. Tháng 6 năm 2016, Bộ Tài chính ra Quyết định số 1489/QĐ-BTC về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính năm 2017 đối với Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, theo đó, kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo chi hoạt động thường xuyên được giao dự toán năm 2016 được thực hiện. Kinh phí hoạt động không thường xuyên giao cho Trường tăng đều trong ba năm. Năm 2015, nguồn kinh phí được giao là 7.500 triệu đồng. Năm 2016 là 15.200 triệu đồng, tăng 102,67% so với năm 2015. Năm 2017 kinh phí này được giao 27.060 triệu đồng, tăng 78.02% so với năm 2016. Nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên được giao tăng lên do nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Tài chính ngày càng lớn và chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù (Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa) tăng lên. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong ngành 12
  13. Tài chính nên hàng năm, nguồn kinh phí này nếu thực hiện hiện nhiệm vụ vẫn chưa giải ngân hết thì sẽ hoàn trả lại cho NSNN 2.2.2.4 Thực trạng quản lý chi NSNN tại Trường BDCB tài chính giai đoạn 2015-2017 Lập dự toán chi Ngân sách nhà nước (1) Đơn vị dự toán cấp III báo cáo bằng văn bản về cho Phòng TCKT về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước trong năm thực hiện. (2) Trên cơ sở báo cáo của đơn vị, Ban Giám đốc Trường xem xét, thẩm định nhu cầu của đơn vị. Đề nghị của đơn vị phù hợp thì Ban Giám đốc Trường sẽ thực hiện điều chỉnh, bổ sung kinh phí để đơn vị thực hiện hoặc báo cáo Cục Kế hoạch – Tài chính - Bộ Tài chính xem xét phê duyệt đối với các nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Thông qua việc kiểm soát trong khâu lập dự toán, hàng năm, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đã loại trừ được nhiều khoản chi chưa phù hợp với định hướng phát triển của Trường, nhu cầu, định mức chi tiêu… của đơn vị. Bảng 2.5. Dự toán chi Ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính giao giai đoạn 2015 - 2017 Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dự toán chi Ngân sách nhà nƣớc 21,579,666 28,016,000 30,478,347 I. Sự nghiệp giáo dục đào tạo 21,579,666 28,016,000 30,478,347 1. Kinh phí hoạt động thường xuyên 6,150,666 7,548,000 7,548,000 2. Kinh phí hoạt động không thường xuyên 15,429,000 20,468,000 22,930,347 2.1. Chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 6,700,000 12,800,000 16,000,000 a. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở trong nước 6,700,000 12,800,000 16,000,000 b. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài - - - 2.2. Chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù 8,729,000 7,668,000 6,930,347 a. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 8,729,000 7,668,000 6,930,347 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường BDCB tài chính các năm 2015, 2016, 2017) 13
  14. Bảng 2.5 phản ánh dự toán chi Ngân sách nhà nước của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính được Bộ Tài chính phê duyệt qua các năm trong giai đoạn 2015 – 2017. Dự toán được phê duyệt cho 02 hoạt động chính là Đào tạo cán bộ trong nước và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Biểu đồ 2.1. Dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo giai đoạn 2015 - 2017 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 22,930,347 20,468,000 15,000,000 15,429,000 10,000,000 5,000,000 6,150,666 7,548,000 7,548,000 - Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1. Kinh phí hoạt động thường xuyên 2. Kinh phí hoạt động không thường xuyên Qua biểu đồ 2.1 ta thấy dự toán chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục có xu hướng tăng qua các năm và tốc độ tăng của kinh phí hoạt động không thường xuyên tăng nhanh hơn so với kinh phí hoạt động thường xuyên. Biểu đồ 2.2 Kinh phí hoạt động không thƣờng xuyên giai đoạn 2015 -2017 18,000,000 16,000,000 16,000,000 14,000,000 12,800,000 12,000,000 10,000,000 8,729,000 7,668,000 8,000,000 6,700,000 6,930,347 6,000,000 4,000,000 2,000,000 - Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2.1. Chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 2.2. Chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù Qua biểu đồ 2.2 ta thấy trong khoản mục kinh phí hoạt động thường không thường xuyên bao gồm hai khoản mục chính là Chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và Chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù. Trong đó khoản mục chi phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ có xu hướng tăng mạnh trong khi chi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù có sự giảm nhẹ qua các năm. 14
  15. Biểu đồ 2.3 Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 10,000,000 9,000,000 8,729,000 8,000,000 7,668,000 7,000,000 6,930,347 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 - Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Qua biểu đồ 2.3 ta thấy hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho daonh nghiệp nhỏ và vừa cũng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự chỉ đạo từ Bộ Tài chính, yêu cầu Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của mình trong bối cảnh ngành Tài chính đã và đang bắt đầu áp dụng nhiều Thông tư, Nghị định mới, tạo ra nhu cầu đào tạo bồi dưỡng rất lớn. Bảng 2.6. Kết quả phê duyệt dự toán chi NSNN cho Trường BDCB tài chính Đơn vị tính: 1000 VND Năm Đơn vị đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt Tỷ lệ (%) 2015 22.721.685 21.579.666 94.97 2016 28.530.212 28.016.000 98.19 2017 30.641.984 30.478.347 99.46 (Nguồn: BCTC của Trường BDCB tài chính các năm 2015, 2016, 2017) Từ bảng 2.6, ta thấy, tỷ lệ dự toán được duyệt và dự toán đề nghị tăng dần theo các năm. Năm 2015, tỷ lệ này đạt 94,97 % thì đến năm 2016 là 98,19%, năm 2017 đạt 99,46 gần 100%. Từ tỷ lệ trên cho thấy công tác lập dự toán của Trường đạt hiệu quả cao.Nhà trường đã chú trọng tới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm hạn chế dự toán ào ạt, gây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước. Dự toán đề nghị sát với dự toán được duyệt. Điều này chứng tỏ, công tác lập dự toán đã bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính, phù hợp với kế hoạch và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Bộ Tài chính quy định theo Quyết định 148/QĐ-BTC. Chấp hành dự toán chi Ngân sách nhà nước 15
  16. (1) Tổng dự toán phân bổ và giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán Bộ Tài chính giao cho Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cả về tổng dự toán và chi tiết từng nội dung. (2) Việc phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước dựa trên báo cáo dự toán chi ngân sách nhà nước của các đơn vị đã được Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính thẩm định ở khâu lập dự toán. a. Chi thường xuyên Bảng 2.7. Hoạt động chi thường xuyên của Trường BDCB tài chính Đơn vị tính: 1000 VND Chi thƣờng xuyên STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Chi cho con người 5.399.515 5.608.956 6.220.029 Tăng so với năm trước - 209.411 611.073 Tỷ lệ tăng qua các năm - 3.80% 10.80% (Năm sau so với năm trước) 2 Chi về hàng hóa dịch vụ 697,988 1.378.069 1.208.709 Tăng so với năm trước 680.081 -169.36 Tỷ lệ tăng qua các năm - 97% -0.00123 (Năm sau so với năm trước) 3 Các khoản chi khác 53.167 185.975 155.262 Tăng so với năm trước - 132.08 -30.713 Tỷ lệ tăng qua các năm - 249% -16.50% (Năm sau so với năm trước) 4 Tổng 6.150.666 7.584.000 7.584.000 Tăng so với năm trước 1.433.334 0 Tỷ lệ tăng qua các năm 23.30% 0% (Năm sau so với năm trước) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường BDCB tài chính các năm 2015, 2016, 2017) Qua số liệu trên ta thấy, Về chi thường xuyên trong 3 năm từ 2015-2017 có sự thay đổi rõ rệt. So với năm 2015, năm 2016 tổng chi thường xuyên tăng 1.433 triệu đồng, mức tăng là 23.3% trong đó tăng khoản chi cho con người là 3,8%, chi hàng hóa dịch vụ tăng 97%, tăng chi khác 249%. Nguyên nhân là do năm 2016, Trường có đợt xét tuyển cán bộ, viên chức và tiếp nhận cán bộ, viên chức mới đến làm việc nên phần chi cho con người tăng lên cùng với phần tăng chi về hàng hóa, dịch vụ và chi 16
  17. khác. Số liệu năm 2017 so với năm 2016: Tổng chi thường xuyên không đổi tuy nhiên các khoản chi cho con người tăng 10.8% đồng thời tiết kiệm các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ (giảm 12.3%), chi khác giảm 16.5% do trong năm này Trường thu hồi xe ô tô của các đơn vị (3 trung tâm thuộc Trường). Nhờ tiết kiệm được các khoản chi, năm 2017, Trường chi thêm tháng lương thứ 13 cho CBVC, góp phần cải thiện đời sống, tinh thần cho CBVC đang làm việc tại Trường. b.Chi không thường xuyên Hoạt động chi không thường xuyên của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính được thể hiện qua bảng 2.2.5. Bảng 2.8. Hoạt động chi không thường xuyên của Trường BDCB tài chính Đơn vị tính: 1000 VND Chi không thƣờng xuyên STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Chi quản lý HCNN 1.573.402 1.312.677 1.349.156 Tăng so với năm trước - 281.715 77.991 Tỷ lệ tăng qua các năm - 11.10% 2.77% (Năm sau so với năm trước) 2 Chi Giáo dục đào tạo 13.985.981 12.952.808 21.581.191 Tăng so với năm trước -14.732 -462.248 Tỷ lệ tăng qua các năm - -1.57% -49.94% (Năm sau so với năm trước) 3 Tổng 15.559.348 16.058.966 22.930.347 Tăng so với năm trước Tỷ lệ tăng qua các năm 0 5.11% -9.89% (Năm sau so với năm trước) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường BDCB tài chính các năm 2015, 2016, 2017) Trong chi không thường xuyên, tỷ lệ chi cho đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức chiếm chủ yếu, phù hợp với đặc thù nhiệm vụ chính trị được giao của Trường là Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài chính. Trong nguồn kinh phí Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức theo nhiệm vụ được giao, Trường được trích 10% trong tổng dự toán để chi cho quản lý đào tạo. Đây là khoản chi để phục vụ cho hoạt động quản lý đào tạo bao gồm: chi ăn nghỉ đi lại cho cán bộ quản lý lớp, chi phí cấp chứng chỉ, chi phí vận chuyển tài liệu...Tuy nhiên những lớp tổ chức tại địa điểm xa thì chi phí này không đủ cho cho đơn vị bù đắp chi phí tổ chức. 17
  18. Bảng 2.9. Tình hình giải ngân kinh phí NSNN cấp cho Trường giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: 1000 VND Tỷ lệ Năm Số đƣợc cấp Số đã sử dụng Số dƣ kinh phí giải ngân (%) 2015 23.311.323 21.710.049 1.601.274 93.13 2016 30.057.659 23.642.966 6.414.693 78.65 2017 31.305.180 30.514.347 1.290.832 97.47 (Nguồn: BCTC của Trường BDCB tài chính các năm 2015, 2016, 2017). Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2015, tỷ lệ giải ngân đạt 93.13%, năm 2016, tỷ lệ giải ngân đạt 78.65%, thấp hơn 14.48% so với năm 2015. Nguyên nhân là do năm 2016, Trường cắt giảm biên chế của Trung tâm ĐTBD cán bộ tài chính miền Trung để chuyển sang Trường Nghiệp vụ thuế - Tổng cục thuế nên một số nhiệm vụ ĐTBD được giao từ đầu năm không thực hiện được làm cho số dư kinh phí năm 2016 cao nhất trong các năm. Sang năm 2017, bám sát kế hoạch, kiểm soát các khoản chi ngay từ đầu nên tỷ lệ giải ngân đạt 97.47%, cao nhất trong 3 năm. Có thể nói, tỷ lệ giải ngân tương đối cao tuy nhiên chưa đạt 100% so với kỳ vọng. Việc chấp hành dự toán chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Trường cần phải nỗ lực giải ngân hết số kinh phí, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quyết toán chi Ngân sách nhà nước Thực hiện quản lý thống nhất về hạch toán kế toán của Bộ Tài chính, hiện nay Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đang thực hiện theo chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính. Đồng thời, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đã sử dụng phần mềm kế toán do Bộ Tài chính cung cấp tạo thuận lợi cho cán bộ kế toán trong việc hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, giúp cho công tác quản lý đầy đủ, hiệu quả hơn. 18
  19. Bảng 2.10. Kết quả phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước từ năm 2015 – 2017 Đơn vị tính: 1000 VND Số dự toán Số đề nghị Số đƣợc Tỷ lệ Năm Số đã sử dụng đƣợc cấp quyết toán phê duyệt (6)/(1) (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2015 23.311.323 21.710.049 21.710.049 21.710.049 93.13% 2016 30.057.659 23.642.966 23.642.966 23.642.966 78.65% 2017 31.305.180 30.514.347 30.514.347 30.514.347 97.47% (Nguồn: BCTC của Trường BDCB tài chính các năm 2015, 2016 và 2017) Từ bảng số liệu 2.10 cho thấy việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước tại Trường BDCB tài chính trong 3 năm tương đối tốt, cao nhất là năm 2017 với tỷ lệ đạt 97.47%, thấp nhất là năm 2016 với tỷ lệ đạt 78.65%. Nguyên nhân là do cắt giảm biên chế nên không thực hiện được một số nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Thêm vào đó, một số đơn vị đã đăng ký kế hoạch ĐTBD, song do yếu tố khách quan, đến thời hạn lại không thực hiện được, làm cho dư kinh phí. Tỷ lệ giữa số đề nghị quyết toán và số được phê duyệt năm 2015 đạt 100%. Tỷ lệ này đạt liên tiếp trong hai năm 2016 và 2017. Điều này cho thấy việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Trường rất tốt, nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước trong khâu chấp hành dự toán và khâu quyết toán NSNN. * Thanh tra, kiểm tra  Công tác kiểm tra kế toán định kỳ  Công tác tự kiểm tra thường xuyên. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ tài chính – Bộ Tài chính giai đoạn 2015-2017 2.3.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao Thứ hai, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tương đối minh bạch. Thứ ba, các đơn vị trong Trường tuân thủ chế độ, chính sách hiện hành tương đối tốt. Thứ tư, tỷ lệ dự toán dự toán được duyệt và dự toán đề nghị tương đối cao. 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Tồn tại Thứ nhất, việc tuân thủ các quy định quản lý chi ngân sách nhà nước chưa được 19
  20. thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong tất cả khâu của chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước. Thứ hai, tỷ lệ giải ngân chưa cao Thứ ba, số lần giao dự toán trong năm còn nhiều 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, thời gian xây dựng dự toán chưa phù hợp Thứ hai, hệ thống văn bản pháp luật, hướng dẫn chưa đầy đủ, đồng bộ Thứ ba, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính b. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước từ Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính các đơn vị trực thuộc chưa được quan tâm xây dựng, củng cố và tăng cường ngang tầm nhiệm vụ Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính còn hạn chế về số lượng và yếu về chất lượng Thứ ba, các cấp quản lý chi ngân sách nhà nước chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán Thứ tư, chưa có hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý thống nhất từ khâu lập dự toán, thẩm định, phân bổ, giao dự toán đến khâu chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1