intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng. Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng giai đoạn tiếp theo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ KHÁNH DƢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ THÙY NHI Phản biện 1: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY Phản biện 2: PGS.TS. LƢU NGỌC TRỊNH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 401, Nhà A, Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 14h00 ngày 13 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài luận văn) Để thực hiện tốt hơn Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững ở các huyện, xã, thôn bản ĐBKK trong những năm tiếp theo, đòi hỏi cần phải hoàn thiện các khâu trong quá trình quản lý Chương trình. Đó cũng là lý do chủ yếu tác giả lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Quản lý Nhà nƣớc đối với Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Trong bất kỳ một thời kỳ, giai đoạn nào của quá trình phát triển đất nước, giảm nghèo luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và được nhiều cơ quan trong nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Nhưng đáng chú ý là một số công trình của các tác giả sau: - PGS.TS Lê Quốc Lý (2012) với “Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp” - Nguyễn Thị Minh Nguyệt, “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. - Nguyễn Thế Tân, “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2015. - Nguyễn Sơn, “Các Huyện ở tỉnh Hà Giang lãnh đạo công tác xoá đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. - Phạm Trung Kiên (2015), Quản lý Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn (2012 - 2015), Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học kinh tế Hà Nội. - Phạm Bình Long (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm Quốc Cường (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia. - Liêu Khắc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Dựa trên những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước thực hiện 3
  4. Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, phân tích thực tiễn quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa có bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về Quản lý nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. + Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng. + Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng giai đoạn tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu ở tỉnh Cao Bằng. + Về thời gian: Năm 2016- 2018. + Về nội dung: Chủ thể quản lý nhà nước nghiên cứu trong luận văn là chính quyền cấp tỉnh và các cấp địa phương thuộc tỉnh Cao Bằng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu, Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết, Phương pháp thực chứng, Phương pháp thống kê, so sánh tổng hợp số liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Góp phần hoàn thiện lý luận về Quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. - Dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng viên, sinh viên trong trường đại học chuyên ngành chính sách công, hành chính hoặc tài liệu tham. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 03 Chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 4
  5. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Những vấn đề chung về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 1.1.1. Khái niệm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. CTMTQG giảm nghèo bền vững là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ dành cho các huyện, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), là một trong những chính sách dân tộc quan trọng nhất trong hệ thống chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. 1.1.2. Nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 1.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Chương trình Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra. 1.1.2.2. Mục tiêu cụ thể Chương trình - Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; - Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần); - Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; - Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới. 1.1.1.3. Các hợp phần chính của Chương trình 5
  6. a) Dự án 1: Chương trình 30a - Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo - Tiểu dự án 2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo - Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. - Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài b) Dự án 2: Chương trình 135 - Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. - Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. - Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn. c) Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 d) Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin đ) Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình 1.1.3. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức đối với việc bố trí, huy động nguồn vốn ngân sách thực hiện chương trình: Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là sự tác động của Nhà nước bằng cơ chế, chính sách của tổ chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao nhất, từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo. 6
  7. 1.2.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhà nước cần phải tăng cường quả lý nhà nước đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững vì những lý do sau: - - Đây là Chương trình mang tính chất thực hiện chính sách nhà nước - - Đây là Chương trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ - - Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự công bằng xã hội, sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với tầng lớp nghèo trong xã hội. - - Hiệu quả chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 1.2.3.1. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 1.2.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 1.2.3.3 Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 1.2.3.4. Lập kế hoạch vốn, quyết định giao vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 1.2.3.6. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Yếu tố Chính trị; Điều kiện kinh tế; Pháp luật; Văn hóa, phong tục, tập quán; Hội nhập quốc tế. 1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quôc gia giảm nghèo bền vững ở một số địa phƣơng và một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo Tỉnh Lạng Sơn 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo Tỉnh Bắc Kạn 7
  8. 1.3.2. Một số Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cao Bằng Một là, tăng cường nâng cao vai trò của bộ máy quản lý nhà nước đặc biệt là vai lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị. Hai là, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện đầy đủ, kịp thời, bám sát các hướng dẫn của Trung ương, đồng thời cũng phải xây dựng được các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương. Ba là, Phải thường xuyên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cán bộ công tác thực hiện xóa đói giảm nghèo ở các cấp; mặt khác cần tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực trong sản xuất nông nghiệp cho người dân, đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động ở nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Bốn là, cần đẩy mạnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo của địa phương. Năm là, các Sở, ban, ngành cần chủ động xây dựng kế hoạch để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bảo đảm theo đúng chủ trương, tinh thần chỉ đạo của tỉnh, đúng với quy hoạch được duyệt. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1 Luận văn đã nêu được đầy đủ các cơ sơ khoa học về quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và kinh nghiệm quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở một số địa phương từ đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với tỉnh Cao Bằng làm cơ sở để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng. 8
  9. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nƣớc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 333km; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được nhiều kết quả nổi bật: chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số chương trình lớn, trọng tâm mang tính đột phá, nhiều cơ chế chính sách được ban hành đang phát huy hiệu quả; kinh tế ổn định và tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được quan tâm đầu tư; một số tiềm năng lợi thế bước đầu được khai thác; sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, xoá đói, giảm nghèo đạt được những kết quả tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên, diện mạo nông thôn và đô thị thay đổi và phát triển; quốc phòng – an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt được nhiều kết quả; khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc. Tuy nhiên, là một tỉnh có vị trí địa địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi xa các trung tâm kinh tế của đất nước, giao thông đi lại khó khăn, nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn, thiếu thốn... đến nay, Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo và chậm phát triển. 9
  10. 2.2. Tổng quan về tình trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Bảng 2.1: Tổng hợp hộ nghèo tỉnh Cao Băng giai đoạn 2011 – 2017 Số hộ nghèo Số hộ thoát Số hộ phát Số hộ tái Số hộ nghèo Tổng đầu năm nghèo sinh nghèo nghèo cuối năm TT Năm số hộ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tỷ lệ dân Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ % % % hộ % % Theo chuẩn nghèo cũ 1 2011 117.401 44.233 38,06 8.240 7,02 2.169 1,85 556 0,47 38.718 32,98 2 2012 118.856 38.718 32,98 7.746 6,52 2.059 1,73 514 0,43 33.545 28,22 3 2013 120.333 33.545 28,22 6.530 5,43 1.686 1,40 421 0,35 29.122 24,20 4 2014 121.658 29.122 24,20 6.094 5,01 1.095 0,90 273 0,22 24.396 20,05 5 2015 122.940 24.397 20,05 5.069 4,12 128 0,10 38 0,03 19.494 15,86 Theo chuẩn nghèo đa chiều 1 2016 124.531 52.409 42,53 5.837 11,14 1.433 2,98 65 0,14 48.070 38,06 2 2017 125.378 48.106 38,63 6.293 13,08 1.601 3,67 178 0,41 43.592 34,77 (Nguồn: Các báo cáo điều tra hộ nghèo hộ cận nghèo từ 2011-2017 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng) 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 10
  11. Hình 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CTMTQG GNBV Ở CÁC CẤP: Uỷ ban nhân dân tỉnh Ban chỉ đạo CTMTQG cấp tỉnh Sở LĐTB&XH (Cơ Các sở, ngành MTTQ tỉnh và quan thường trực) các đoàn thể UBND các huyện/thành phố Ban chỉ đạo CTMTQG cấp huyện Phòng LĐTB&XH (cơ Các phòng, ban MTTQ huyện, quan thường trực) Các đoàn thể UBND xã, phường, thị trấn Ban chỉ đạo CTMTQG cấp xã 2.3.2. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn Tỉnh Cao Bằng. Hằng năm, trên cơ sở Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành và Ban Chỉ đạo Trung ương, UBND tỉnh Cao Bằng và các Sở Ban ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, như: Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020; 2.3.3. Quản lý công tác lập đề án, kế hoạch thực hiện Chƣơng trình 2.3.3.1. Quảng lý công tác Quy hoạch thực hiện Chương trình 6 huyện nghèo thực hiện Chương trình 30a đều đã thực hiện xong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án từ năm 2009. Đối với công tác quy hoạch các xã nghèo gắn với quy hoạch phát 11
  12. triển nông thôn mới các xã hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 176/177 xã thực hiện xong. 2.3.3.2. Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Đối với việc xây dựng kế hoạch hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện của tỉnh trong năm; căn cứ kế hoạch đươc duyệt các cấp, các ngành của tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của các cấp, ngành mình gắn với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của các cấp ngành mình. 2.3.4. Quản lý công tác giao kế hoạch vốn, cấp phát vốn, huy động vốn đầu tƣ cho Chƣơng trình 2.3.4.1. Thông báo vốn ngân sách đầu tƣ trung hạn giai đoạn 2016-2020 Ban hành Nghị quyết số 37/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 về điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch đầu tư công năm 2018 tỉnh Cao Bằng và Thông báo số 3979/UBND-TH ngày 14/12/2017 của UBND tỉnh về việc thông báo nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, dự kiến năm 2018 cho UBND các huyện, Thành phố. 2.3.4.2. Phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương triển khai thực hiện Chương trình theo từng năm như sau: Bảng 2.4. phân bổ vốn nguồn ngân sách Trung ƣơng thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2018. - Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 STT Nội dung phân bổ Đầu tư Sự nghiệp Đầu tư Sự nghiệp Đầu tư Sự nghiệp Tổng 270.800 111. 34 287.375 107.097 295.267 125.930 1 Chương trình 30a 105.000 54.840 121.575 46.746 113.835 55.578 2 Chương trình 135 165.800 54.494 165.800 56.361 181.432 61.849 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa 3 dạng hóa sinh kế và 1.000 1.500 3.145 nhân rộng mô hình giảm nghèo Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực và 4 1.500 1.560 3.858 giảm nghèo, giám sát đánh giá Dự án truyền thông 5 và giảm nghèo về 930 1.500 thông tin (Nguồn: Kế hoạch giao vốn các năm của UBND tỉnh Cao Bằng) 12
  13. 2.3.4.3. Kết quả huy động và phân bổ nguồn vốn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. + Nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương: Năm 2016: 382.634 triệu đồng; Năm 2017: 394.472 triệu đồng; Năm 2018: 421.197 triệu đồng. + Nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện: Giai đoạn 2016-2018 tỉnh đã cân đối ngân sách tỉnh, ngân sách các huyện hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia là 61.427 triệu đồng. + Nguồn vốn từ các chương trình dự án khác đầu tư khu vực các huyện nghèo, xã nghèo trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 2.635.547 triệu đồng. 2.3.5. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng phát triển Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Để nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh Cao Bằng đã chú trọng nhiều đến phát triển nguồn nhân lực như: Tổ chức nhiều lớp đào tạo năng lực cho cán bộ chuyên môn các cấp, đầu tư phát triển công tác giáo dục tại địa phương. 2.3.6. Thanh kiểm tra, giám sát thực hiện Chƣơng trình Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định. HĐND tỉnh đã tổ chức các đoàn giám sát chuyên đề về công tác giảm nghèo bền vững, bên cạnh đó Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh đã tiến hành nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra công tác giảm nghèo bền vững Qua kiểm tra, thanh tra, giám sát đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng măc cho cơ sở và kiến nghị với cấp trung ương, các cấp ngành đia phương một số giải pháp để thực hiện chương trình được tốt hơn. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2.4.1. Những kết quả đạt được 2.4.1.1. Kết quả thực hiện các hợp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018 - Dự án 1 (Nghị quyết 30a): + Tiểu dự án 1- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo + Tiểu dự án 3 - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: + Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế. + về nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo. 13
  14. + Tiểu dự án 4 - Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho 646 cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở xã, thôn xóm. - Dự án 2: Chương trình 135. - Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135. - Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin - Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiên Chương trình cận nghèo, hộ chính sách bảo trợ xã hội với 52 hoc viẻn tham dự. 2.4.1.2. Những thành tựu cơ bản trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Trong thời gian qua cùng với đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, thu hút được các tầng lớp tham gia, trong đó có cả người nghèo; tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo bền vững; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo. Với kết quả nêu trên, chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Cao Bằng đã được đánh giá là một trong những chương trình kinh tế xã hội có hiệu quả trong những năm qua; đồng thời Cao Bằng còn được các Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương công nhận là một trong những tỉnh giảm nghèo nhanh và là điểm sáng về giảm nghèo bền vững của cả nước. 2.4.1.3. Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Về chủ trương: Việc tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững luôn được sự đón nhận đồng tình ủng hộ của nhân dân vùng miền núi nói chung, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Về phát triển kinh tế - xã hội: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực sự là một đòn bẩy kinh tế, có tác động sâu sắc mang lại hiệu quả nhiều mặt về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Về xoá đói giảm nghèo: Tốc độ xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng tương đối cao, giai đoạn 2011-2015 bình quân mỗi năm giảm 4,44 %/năm; Năm 2016 tỷ lệ giảm nghèo là 3,93%, năm 2017 tỷ lệ giảm nghèo là 3,86%. 14
  15. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu Góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước 2.4.1.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo: - Năm 2016 toàn tỉnh giảm được 5.837 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm 3,93% đưa tỷ lệ hộ nghèo từ đầu năm 2016 la 42,53% xuống còn 38,60%. - Năm 2017 toàn tỉnh giảm được 6.293 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm 3,86%, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ đầu năm 2017 là 38,63% xuống còn 34,77%. Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được so với Kế hoạch sổ 449/KH-UBND ngày 24/02/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020: Có 4/12 chỉ tiêu đạt so với kế hoạch. 2.4.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế 2.4.2.1. Trong bộ máy quản lý, tổ chức thực hiện chương trình: + Tồn tại, hạn chế: - Công tác chỉ đạo điều hành chương trình giảm nghèo bền vững mang tính chất liên ngành dẫn đến việc phối hợp, thống nhất quy chế quản lý thực hiện gặp khó khăn, nhất là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải xin ý kiến nhiều sở ngành nên thường kéo dài thời gian. - Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo bền vững các cấp, nhất là ở cấp xã thiếu tính ổn định; hoạt động chủ yếu là bộ phận chuyên trách trò và trách nhiệm của ngành, đơn vị mình trong phối hợp hoạt động giảm nghèo bền vững theo hệ thống gắn với từng địa phương cơ sở; nhiều nơi chưa thường trực, các thành viên cơ cấu trong ban chỉ đạo chưa chủ động phát huy vai thực hiện tốt chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho cấp Ủy và chính quyền, còn nặng về công tác quản lý, điều hành theo nghiệp vụ chuyên môn, còn xem nhẹ công tác vận động, xác định phong trào theo hướng xã hội hóa chương trình. + Nguyên nhân: - Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ ở các cấp còn yếu dẫn đến việc sắp xếp bố trí nhân sự chưa hợp lý như còn phải kiêm nhiệm, bố trí công việc không đúng chuyên môn, năng lực và ý thức cán bộ thấp... - Chưa phân công rõ trách nhiệm của các cấp các nghành và chưa xây dựng được mô hình hoạt động hiệu quả và quy chế phối hợp, thực hiện. - Do nhận thức thiếu sự thống nhất và đầy đủ nên một số ban, ngành và 15
  16. tổ chức đoàn thể ở địa phương chưa thật sự gắn trách nhiệm của mình trong việc phối hợp, kết hợp chỉ đạo và thực hiện chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. 2.4.2.2. Trong công tác xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình: + Tồn tại, hạn chế: - Đề án giảm nghèo bền vững tại các huyện nghèo thực hiện chương trình 30a xây dựng đã lâu không còn phù hợp, đề án giảm nghèo bền vững tại các xã nghèo thực hiện chương trình 135 và các hợp phần khác của CTMTQG GNBV chưa xây dựng được đề án. - Việc xây dựng kế hoạch hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, kế hoạch đưa ra còn quá chung chung, mang tính hình thức cho có; chưa đưa ra bản kế hoạch hành động cụ thể một số ngành, huyện, xã thậm chí còn không xây dựng kế hoạch thực hiện. + Nguyên nhân: - Đề án thực hiện Chương trình giảm nghèo các huyện nghèo theo Nghị Quyết 30a được xây dựng từ năm 2008, đến nay một số nội dung không phù hợp với các quy định hiện hành cần phải điển chỉnh, bố sung. - Giai đoạn 3 của chương trình 135 tỉnh chưa xây dựng được đề án giảm nghèo bền vững của các xã, do không có hướng dẫn xây dựng đề án của các cấp bộ ngành vì vậy phải thực hiện lồng ghép với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên khi xây dựng quy hoạch nông thôn mới nguồn lực thực tế không đáp ứng được theo quy hoạch được duyệt dẫn đến việc không hoàn thánh được các mục tiêu giảm nghèo bền vững đề ra. - Các hợp phần khác của Chương trình do các văn bản hướng dẫn của Trung ương ban hành chậm, không đồng bộ, tỉnh phải vừa mò mấm thực hiện vừa chờ các văn bản hướng dẫn , gây khó khăn cho địa phương trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện. - Cấp cơ sở chưa xem trọng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện, chủ yếu xây dựng kế hoạch để đối phó, các bản kế hoạch còn chung chung chưa được cụ thể hóa, vì vậy hiệu quả thực hiện Chương trình chưa cao. 2.4.2.3. Trong công phân bổ nguồn vốn và huy động nguồn lực thực hiện chương trình: + Tồn tại hạn chế: - Nguồn lực thực hiện hoạt động giảm nghèo bền vững chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn phân tán, dàn trải, chưa ưu tiên để giải quyết những vấn đề bức xúc nhất, địa bàn trọng điểm nhất, chưa có cơ chế lồng ghép giữa các chương trình. 16
  17. - Nguồn vốn huy động xã hội hóa đạt thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảm nghèo tại địa phương. - Cơ chế phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương mang tính giao chỉ tiêu chung chung, cào bằng, chưa linh hoạt theo điều kiện cụ thể của vùng miền. + Nguyên nhân: - Mục tiêu giảm nghèo bền vững đề ra với nhiều chính sách được ban hành đòi hỏi phải được cân đối với nguồn kinh phí tương ứng và giải ngân theo tiến độ. Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu để đạt được mục tiêu đề ra; việc phân bổ và giao chỉ tiêu cho các xã, xóm thực hiện theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 nam 2016 và Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh muốn bố trí tập trung vốn cho xã, xóm để kết hợp về đích nông thôn mới theo mục tiêu của tỉnh gặp khó khăn. - Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh còn cao, điều kiện sinh sống, kinh tế của người dân còn thấp so với mặt bằng chung của các tỉnh miền núi nên việc huy động các nguôn lực trong nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc huy động nguồn vốn hỗ trợ từ doanh nghiệp cũng còn rất hạn chế do các doanh nghiệp ở tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực về tài chính còn hạn hẹp. - Chuẩn nghèo của tỉnh hiện cao gấp 2,5 lần so với chuẩn nghèo của quốc gia, hiện đang là một vấn đề nan giải cho tỉnh. 2.4.2.4. Trong công tác ban hành chỉ thị, nghị quyết, các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình: + Tồn tại, hạn chế: - Việc ban hành các văn bản hướng dẫn đôi lúc còn lúng túng, chưa kịp thời; nhất là đối với các văn bản cần có sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. - Các văn bản hướng dẫn có chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ, đôi lúc tham mưu các văn bản còn chồng chéo chưa phù hợp với chỉ thị, nghị quyết, chưa sát với thực tế của địa phương gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện. + Nguyên nhân: - Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dân của Trung ương ban hành chưa kịp thời, gây khó khăn, lúng túng cho công tác triển khai thực hiện tại địa phương như: Đối với nguồn kinh phí sự nghiệp, Trung ương hướng dẫn một số nội dung chi hỗ trợ theo CT 30a, CT 135 và giao chỉ tiêu cho tỉnh năm 2017 chậm. - Năng lực chuyên môn cán bộ tham mưu ban hành văn bản còn hạn chế, 17
  18. do không được đào tạo chuyên sâu công tác giảm nghèo, làm trái ngành trái nghề hoạch chỉ là kiêm nhiệm, chưa thật sự tâm huyết trong việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. 2.4.2.5. Hạn chế, tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện chương trình: + Hạn chế, tồn tại: - Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình có lúc còn hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng chưa cao nên vẫn còn sai sót. - Một số một số địa phương còn còn lúng túng trong việc xây dựng khung giám sát, đánh giá, chưa kiên quyết trong việc xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm. Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện có nơi chưa được quan tâm, hoặc đánh giá chưa đúng, nhất là cấp cơ sở. + Nguyên nhân: - Một số cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại các ngành các cấp, nhất là đối với các cấp cơ sở chưa có chuyên môn vững, chưa có kinh nghiệm, sức khỏe và tinh thần trách nhiệm cao, có biểu hiện còn thiếu trung thực, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ. - Một số nơi chưa tạo điều kiện nâng cao trình độ, cũng như các điều kiện vật chất cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. 2.4.2.6. Trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực thực hiện chương trình: + Tồn tại, hạn chế: - Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhất là cấp cơ sở năng lực còn yếu, công tác quy hoạch, đào tạo nhiều nơi chưa thực hiện tốt dẫn đến bố trí trái ngành, chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, vì vậy việc hướng dẫn thực hiện chính sách và chế độ thông tin, báo cáo còn hạn chế. - Trình độ dân trí, kỹ năng, kỹ thuật canh tác của người dân còn thấp, thiếu thông tin về giảm nghèo bền vững. - Một bộ phận khá lớn các hộ nghèo vẫn thiếu quyết tâm và tự chủ vươn lên, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng còn phổ biến. Nhiều hộ nghèo thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, khi được hỗ trợ vay vốn thì không biết phát huy hiệu quả của đồng vốn, dẫn đến không hoàn được nợ. + Nguyên nhân: - Trình độ dân trí của người nghèo thấp, khó tiếp thu khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới tư duy trong thay đổi cách phát triển kinh tế. 18
  19. - Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. - Đối với khu vực đô thị, một bộ phận người nghèo, người có thu nhập thấp có xu hướng phát sinh do quá trình đô thị hóa, di cư nông thôn - đô thị. - Một bộ phận hộ nghèo khác không dám vay vốn, vì không biết sử dụng đồng vốn vào mục tiêu sản xuất, kinh doanh để giảm nghèo. Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hộ làm điểm thực hiện chưa nhiều và hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ nghèo ở nông thôn còn chậm thay đổi cách nghĩ và cách làm cũ nên hiệu quả tác động của các chương trình, dự án đầu tư đạt thấp. Tiểu kết chƣơng 2 Trong chương 2 luận văn đã khái quát được những đặc điểm tự nhiên, dân số và tình hình kinh tế - xã hội cũng như tình trạng nghèo đói ảnh hưởng đến quản lý nhà nước thưc hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đồng thời tác giả cũng đã thống kê đầy đủ những kết quả cụ thể trong công tác quản lý nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn vừa qua. Từ số liệu được thu thập được, kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Qua đó tác giả cũng chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác quản lý nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. 19
  20. Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH CAO BẰNG 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng 3.1.1. Quan điểm quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2020 Quan điểm lãnh chỉ đạo của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn tới cần tập trung vào các mặt trọng tâm như sau: - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và cả hệ thông chính trị để tổ chức triển khai thực hiện Chưong trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt hiệu quả. - Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu. - Huy động thêm nguồn lực và chịu trách nhiệm về sử dụng nguồn lực đúng mục đích, đạt hiệu quả, tiết kiệm, tránh thất thoát. 3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu quản lý nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 3.2.2.1. Mục tiêu chung Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo. 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo,. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3%/năm trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. - Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh cuối năm 2020 tăng lên 1,5-2 lần so với cuối năm 2015. - Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2