intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với Cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua; đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/…….. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI VĂN HẠNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG ĐÌNH CHIẾN Phản biện 1:…………………….……………………………. Phản biện 2:………………….………………………………. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ 1996, Nghị quyết TW2, Khóa VIII, Đảng và nhà nước đã chính thức xác định quan điểm: “Thực sự coi giáo dục - đào tạo, là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã tiếp tục khẳng định quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” Luật Giáo dục 2019 cũng đã xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH). Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non (GDMN) đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy nhận thức đúng vị trí, vai trò của GDMN sẽ tổ chức tốt nội dung chương trình GDMN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến xã hội hóa giáo dục (XHHGD). Nhận thức được tầm quan trọng của GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, Thành phố Buôn Ma Thuột đã đầu tư, quan tâm rất nhiều đến giáo dục, đặc biệt là Thực hiện chủ trương XHHGD, bên cạnh việc quy 1
  4. mô, mạng lưới trường lớp mầm non không ngừng mở rộng với nhiều loại hình giáo dục đa dạng cùng những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với các cơ sở Giáo dục Mầm non ngoài công lập (GDMN NCL) trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhằm mục đích đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác QLNN, đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN của địa phương, tôi chọn đề tài:"Quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk" làm đề tài luận văn Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Có thể kể đến một số đề tài và các công trình nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài luận văn như: - sách “Quản lý giáo dục Việt Nam: Đổi mới và phát triển” do tác giả Nguyễn Mạnh Hùng làm chủ biên - Đinh Minh Dũng (2013); luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công “Quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với Giáo dục Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở vùng Đồng bằng sông Cửu long” - Trương Đình Chiến (2013), Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. - Kỷ yếu Hội thảo “Bàn về giải pháp quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 27/02/2014 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN đối với cơ sở GDMN NCL. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần 2
  5. hoàn thiện QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ Một là, hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm lý luận về QLNN đối với Cơ sở GDMN NCL. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng về QLNN đối với Cơ sở GDMN NCL trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua; Ba là, đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về Quản lý nhà nước đối với Cơ sở giáo dục Mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2018 - 2022. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng về Giáo dục; quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về XHHGD. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp thực chứng - Phương pháp tổng hợp và phân tích 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 3
  6. 6.1. Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa, làm rõ thêm các khái niệm liên quan đến QLNN đối với cơ sở GDMN NCL; xác định rõ các nội dung QLNN và những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn cấp huyện và thành phố thuộc tỉnh. 6.2. Về thực tiễn: Những vấn đề của luận văn đặt ra là cơ sở để góp phần hoàn thiện khung thể chế, hệ thống chính sách nhằm tăng cường hiệu quả QLNN đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, giáo viên và cán bộ QLGD. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Mầm non ngoài công lập Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục Mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. Quản lý, quản lý Nhà nước về giáo dục 1.1.1. Khái niệm quản lý, quản lý Nhà nước 1.1.1.1. Quản lý: Quản lý là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước: QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật và 4
  7. chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên nhiều mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.1.2. Giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục 1.1.2.1. Giáo dục: “Giáo dục là lĩnh vực trọng yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Nội hàm khái niệm giáo dục có cội nguồn từ khái niệm văn hoá được hiểu là trồng trọt tinh thần, vun đắp trí tuệ cho con người: “văn trị giáo hoá” “nhân văn giáo hoá”. 1.1.2.2. Quản lý nhà nước về giáo dục QLNN về GD&ĐT là việc Nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động GD&ĐT, hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. 1.2. Giáo dục Mầm non, QLNN về GDMN 1.2.1. Giáo dục Mầm non 1.2.1.1. Khái niệm Giáo dục Mầm non: GDMN là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi; GDMN là một cấp học tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, góp phần đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. GDMN được chia thành 02 giai đoạn: Nhà trẻ và Mẫu giáo. Giai đoàn nhà trẻ thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng đến ba tuổi; giai đoạn mẫu giáo thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi. 1.2.1.2. Vị trí, vai trò và mục tiêu đào tạo của GDMN GDMN là bậc học đầu tiên, giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người. 5
  8. 1.2.1.3. Mục tiêu đào tạo của GDMN: Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 1.2.2. Quản lý nhà nước về GDMN 1.2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về GDMN QLNN về GDMN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bởi quyền lực Nhà nước, trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động GDMN, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định nhằm phát triển sự nghiệp GDMN. 1.2.2.2. Chủ thể QLNN, phân cấp QLNN về GDMN trên địa bàn cấp huyện Chủ thể QLNN về GDMN là nhà nước. Bộ máy quản lý GDMN chính là hệ thống các cơ quan nhân danh nhà nước để thực hiện những chức năng, những nhiệm vụ cụ thể của QLNN về GDMN theo quy định của pháp luật. - Chủ thể QLNN về GDMN ở trung ương: Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các bộ - ngành liên quan; - Chủ thể QLNN về GDMN ở địa phương các cấp bao gồm: + UBND cấp tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương, Sở GD&ĐT và các Sở - ban ngành liên quan; + UBND cấp huyện, thị - thành phố thuộc tỉnh, Phòng GD&ĐT và các phòng - ban trên địa bàn huyện liên quan; UBND cấp xã. 1.3. Cơ sở Giáo dục Mầm non ngoài công lập, quản lý nhà nước đối với cơ sở Giáo dục Mầm non ngoài công lập 1.3.1. Cơ sở GDMN, cơ sở GDMN NCL 1.3.1.1. Cơ sở GDMN, các loại hình cơ sở GDMN 6
  9. Trường mầm non, trường mẫu giáo (gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục. 1.3.1.2. Cơ sở GDMN NCL - Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động. - Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ; - Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. 1.3.1.3. Vai trò của GDMN NCL: Thực hiện chủ trương XHHGD, góp phần cùng với loại hình trường mầm non công lập giải quyết nhu cầu gửi trẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh; mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ về giáo dục, tăng tính cạnh tranh đối với các cơ sở GDMN công lập. 1.3.2. Khái niệm và yêu cầu QLNN đối với cơ sở GDMN NCL 1.3.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với cơ sở GDMN NCL: QLNN đối với GDMN NCL là quá trình nhà nước định hướng, tạo ra một hành lang pháp lý, lộ trình chuẩn hoá để các cơ sở GDMN NCL đạt được mục tiêu chất lượng. 1.3.2.2. Yêu cầu quản lý nhà nước đối với cơ sở GDMN NCL: Thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch về chất lượng 7
  10. giáo dục và điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đảm bảo chủ trương của nhà nước về xã XHHGD; đảm bảo chính sách hỗ trợ, phát triển GDMN đi vào cuộc sống; Tuân thủ yêu cầu của pháp luật về điều kiện trường, lớp, giáo viên đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo quyền lợi cho trẻ học tập; Đảm bảo các yêu cầu chất lượng của GDMN 1.3.3. Nội dung QLNN đối với cơ sở GDMN NCL 1.3.3.1. Ban hành các văn bản pháp luật, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển GDMN NCL 1.3.3.2. Tổ chức thực hiện, chính sách đối với GDMN NCL 1.3.3.3. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về GDMN; nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với GDMN NCL 1.3.3.4. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL 1.3.3.5. Chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo chất lượng GDMN NCL; kiểm định chất lượng và thực hiện yêu cầu đổi mới GDMN 1.3.3.6. Thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở GDMN NCL; xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục 1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo Mầm non học ngoài công lập 1.4.1. Các yếu tố khách quan 1.4.1.1. Yếu tố chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội 1.4.1.2. Quá trình biến động dân số và đô thị hoá 1.4.1.3. Tình hình bùng phát dịch bệnh trên diện rộng trong những năm vừa qua 1.4.1.4. Truyền thông và công nghệ thông tin 1.4.2. Các yếu tố chủ quan 8
  11. 1.4.2.1. Thể chế và chính sách 1.4.2.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức 1.4.2.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất 1.5. Vai trò của quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập 5.1.1. Định hướng sự phát triển GDMN NCL 5.1.2. Điều chỉnh sự phát triển đối với GDMN NCL 5.1.3. Hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển GDMN NCL 5.1.4. Nâng cao chất lượng GDMN NCL đáp ứng nhu cầu xã hội Tiểu kết chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Buôn Ma Thuột 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, địa bàn hành chính, dân cư 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm Văn hóa, Kinh tế, Chính trị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm cấp Vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng của vùng và cả nước. 2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên: Với diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). 2.1.1.3. Địa bàn hành chính: Thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm 13 phường và 8 xã (21 xã/phường). 9
  12. 2.1.1.4. Dân số, cơ cấu dân cư: Thành phố Buôn Ma Thuột có 388.350 người, chiếm 20% dân số cả tỉnh Đắk Lắk. Có 40 dân tộc anh em với 59.999 người, chiếm khoảng 15,5%. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Kinh tế: Kinh tế Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Kinh tế Nông nghiệp - Lâm nghiệp – Thủy lợi;Tài nguyên và Môi trường Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp thành phố duy trì hoạt động sản xuất ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì ở mức tăng trưởng khá; Tổng giá trị sản xuất nông lâm sản và thủy sản năm 2022 ước đạt 2.720 tỷ đồng, bằng 102,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng diện tích gieo trồng đạt: 25.466,28 ha/25.348,44 ha, đạt 100,46%, tổng sản lượng lương thực cả năm 2022 ước đạt 35.118,85 tấn, cây hàng năm ước đạt 8.754,31 ha, cây lâu năm ước 16.711,97 ha; Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 37.718 ha, trong đó chủ yếu là nhóm đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất xám, đất đen phục vụ sản xuất nông nghiệp nên sản vật nông nghiệp rất phong phú, đa dạng như cà phê, tiêu, ca cao, bơ, ngô, các loại đậu tương,… 2.1.2.3. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững Hộ nghèo: 348 hộ/107.985 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,32% tổng số hộ dân; Hộ cận nghèo: 674 hộ/107.985 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,62%; Hộ nghèo là người dân tộc thiếu số 389 hộ/1.022 hộ, chếm 38,06% hộ nghèo toàn thành phố. 2.1.3. Tác động của những đặc thù của địa thành phố Buôn Ma Thuột đến GDMN NCL 2.1.3.1. Những đặc thù của địa bàn 10
  13. Thành phố Buôn Ma Thuột có sự chênh lệch trong quá trình phát triển, các xã vùng nông thôn phát triển thấp hơn các phường trung tâm thành phố, có sự phân hóa rõ rệt, mức sống của cộng đồng dân cư khác nhau. 2.1.3.2. Thuận lợi: Thành phố đã thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển GDMN NCL nên thành phố Buôn Ma Thuột có tỷ lệ phát triển GDMN NCL khá cao so với các huyện/thị xã khác trong tỉnh. 2.1.3.3. Khó khăn: Phát triển KT-XH giữa khu vực nông thôn với khu vực trung tâm có sự chênh lệch nên sự phát triển của GDMN NCL không đồng đếu, các cơ sở GDMN NCL chỉ phát triển ở khu vực trung tâm, còn khu vực nông thôn kém phát triển. 2.2. Khái quát về GDMN và GDMN NCL trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. GDMN trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Được sự quan tâm, chăm lo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT, phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các địa phương, GDMN thành phố phát triển nhanh về quy mô, mạng lưới trường lớp, đúng định hướng. Đến nay trên toàn thành phố có 58 trường mầm non, trong đó có 23 trường công lập, 35 trường ngoài công lập và 129 nhóm lớp được cấp phép hoạt động. Hiện nay tổng số trẻ mầm non đến trường trên địa bàn thành phố là 20.351 trẻ. 2.2.2. GDMN NCL trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển: KT-XH thành phố Buôn Ma Thuột phát triển mạnh, kéo theo là sự gia tăng nhanh dân số đã gây áp lực cho giáo dục thành phố. Thực hiện chủ trương XHHGD 11
  14. của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở GDMN NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột không ngừng phát triển, loại hình trường, nhóm, lớp mầm non tư thục độc lập cũng được đầu tư, mở rộng về quy mô thu hút trẻ độ tuổi mầm non ra lớp. Bảng 2.3. Quy mô GDMN NCL trên địa bàn Tp.Buôn Ma Thuột trong 05 năm học 2018 – 2022 Năm học Số trường Số nhóm Số trẻ Số Số NCL lớp CBQL GV,NV 2018-2019 21 91 5.088 29 525 2019-2020 35 115 12.447 47 1.147 2020-2021 39 125 13.358 56 1.332 2021-2022 38 210 13.968 53 1.397 2022-2023 35 129 12.495 51 1.339 Nguồn: Phòng GD&ĐT Tp.Buôn Ma Thuột Cơ sở GDMN NCL không ngừng tăng: năm học 2018 – 2019 có 21 cơ sở, 91 nhóm lớp với 5.088 trẻ, 525 giáo viên và người lao động; năm học 2021 – 2022 phát triển lên 38 cơ sở, 210 nhóm lớp với 13.968 trẻ, 1.397 giáo viên và người lao động. 2.2.2.2. Quy mô trường – lớp, học sinh Được đầu tư xây dựng, năm học 2018 – 2019 có 21 trường NCL và 91 nhóm lớp, sau 4 năm đã tăng lên 35 cơ sở GDMN NCL và 129 nhóm lớp chiếm tỷ lệ 60,34% GDMN của thành phố. 2.2.2.3. Đội ngũ CBQL và giáo viên các cơ sở GDMN NCL Đội ngũ người lao động của cơ sở GDMN NCL của thành phố phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2018 – 2019 có 29 CBQL và 525 giáo viên và người lao động, đến năm học 2022 – 2023 có 51 CBQL và 1.339 giáo viên và người lap động. 12
  15. 2.2.2.4. Mức học phí; điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học: Học phí và các khoản đóng góp của phụ huynh cho trẻ tại các CSGDMN NCL hiện tại từ 1,8tr đến 2trđ/tháng theo cơ chế thỏa thuận của nhà trường với phụ huynh. 2.2.2.5. Chất lượng giáo dục: Các cơ sở giáo dục GDMN NCL thực hiện kế hoạch giáo dục đảm bảo thích ứng, an toàn, linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Triển khai thực hiện các văn bản pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển GDMN NCL Phòng GD&ĐT thành phố Buôn Ma Thuột đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo tới 100% cơ sở GDMN NCL. Tham mưu với Thành ủy, UBND thành phố quán triệt trong toàn Đảng bộ, nhân dân thành phố tinh thần nghị quyết 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác XHHGD, và các văn bản có liên quan của Trung uuwng và điọa phương, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định, quy chế chuyên môn và các quy định của pháp luật về hoạt động các cơ sở GDMN NCL. 2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách đối với GDMN NCL Thực hiện Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách XHH GD&ĐT, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2016, định hướng đến 2020; Quyết định số 503/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chi tiết thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Sở GD&ĐT tỉnh đã chỉ đạo tích 13
  16. cực làm tốt công tác tuyên truyền với chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, các bậc phụ huynh. UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai các giải pháp tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng để khuyến khích, thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển GDMN NCL. 2.3.3. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN đối với GDMN Bộ máy và nhân sự QLNN đối với GDMN thành phố Buôn Ma Thuột gồm 01 Phó Chủ tịch UBND phụ trách Văn hóa - Xã hội, Phòng GD&ĐT có 01 lãnh đạo phòng phụ trách GDMN, 02 chuyên viên GDMN. Ngoài ra, ở cấp phường, mỗi phường/xã có 01 Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách, 01 công chức Văn hóa - Xã hội kiêm nhiệm theo dõi giáo dục trên địa bàn phường. 2.3.4. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL và giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL theo hướng chuẩn hoá là nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non theo Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên ở các cơ sở GDMN NCL thể hiện qua các phương diện đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. 2.3.5. Chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo chất lượng GDMN NCL; kiểm định chất lượng và thực hiện yêu cầu đổi mới GDMN 2.3.5.1. Chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo chất lượng GDMN NCL thực hiện yêu cầu đổi mới Giáo dục Mầm non 14
  17. Phòng GD&ĐT thành phố Buôn Ma Thuột đã chỉ đạo các cơ sở GDMN NCL thực hiện dạy và học đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDMN trong điều kiện triển khai thí điểm Chương trình GDMN mới với các trọng tâm là nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” và Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”. 2.3.5.2. Việc chỉ đạo, triển khai công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với một số trường MN NCL có điều kiện Các cấp QLNN và các CBQL trường MN của thành phố Buôn Ma Thuột cơ bản đã quán triệt yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục; kết quả kiểm định phản ánh chất lượng giáo dục tai các cơ sở GDMN NCL, để nắm được khó khăn, vướng mắc để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các điều kiện nhằm đạt chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, do điều kiện còn hạn chế về nhiều mặt, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng nên công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với một số trường MN NCL có điều kiện của thành phố Buôn Ma thuột vẫn chưa thực hiện được. 2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với GDMN NCL Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT thành phố đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới công tác thanh tra theo hướng tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính đối với hệ thống cơ sở GDMN NCL theo Thông tư số 39/2013/TT- BGD&ĐT, ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT về việc “hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục”. 15
  18. Xây dựng nội dung công tác kiểm tra, đánh giá GDMN tại thành phố tuân thủ theo các chuẩn, quy chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định, nội dung kiểm tra là: Kiểm tra tổ chức cơ sở giáo dục; cơ sở vật chất kĩ thuật nhà trường; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. UBND thành phố kiểm tra điều kiện thành lập các cơ sở GDMN NCL, phối hợp với UBND các phường kiểm tra tư vấn, thông báo cho UBND các phường các cơ sở GDMN NCL đủ điều kiện cấp phép thành lập, chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 2.4.1. Kết quả đạt được Công tác triển khai các văn bản QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển GDMN, GDMN NCL theo từng thời kỳ, giai đoạn được chú trọng; thực hiện đầy đủ các chính sách của tỉnh, của thành phố đối với GDMN NCL, đẩy mạnh XHHGD, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục; bộ máy tổ chức QLNN đối với các cơ sở GDMN được kiện toàn, đội ngũ công chức có trách nhiệm, đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD mầm non phát triển về số lượng và chất lượng, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; công tác thanh tra, kiểm tra đối với GDMN NCL được tổ chức thường xuyên, giúp các cơ sở GDMN NCL hoạt động hiệu quả. Hoạt động QLNN của các cấp trên địa bàn đối với GDMN NCL đi vào nề nếp. Phòng GD&ĐT thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn, hoạt động giáo dục góp phần giúp GDMN NCL hoạt động đúng quy định của pháp luật. 16
  19. 2.4.2. Những hạn chế Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật và chiến lược phát triển GDMN NCL trên địa bàn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đi sâu vào đời sống xã hội; chế độ chính sách đối với các cơ sở GDMN NCL còn bất cập; công tác XHHGD chưa phát huy hết giá trị, chính sách của địa phương về ưu đãi, hỗ trợ thu hút đầu tư thành lập các cơ sở GDMN NCL như miễn giảm thuế, bố trí quỹ đất, hỗ trợ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở GDMN NCL; Lực lượng cấn bộ chuyên trách của phòng GD&ĐT phụ trách GDMN quá ít để giải quyết công việc theo quy định; cơ chế phối hợp của các lực lượng xã hội trong QLNN đối với GDMN NCL chưa rõ ràng; công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở GDMN NCL chưa thường xuyên, thiếu biện pháp có tính khả thi để khắc phục triệt để những sai phạm; công tác sau kiểm tra chưa được chú trọng, còn tình trạng đối phó. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Thành phố Buôn Ma Thuột là vùng cao, tốc độ phát triển KT- XH có chuyển biến nhưng nhìn chung còn chậm; nơi có đông người dân tộc thiểu số sinh sống; tốc độ phát triển KT-XH của các xã, phường không đồng đều; đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian đại dịch Covil -19 vừa qua đã gây khó khăn rất lớn đến đời sống nhân dân; dân số tang cơ học nhanh, tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm gây quá tải cho trường công lập nên nhiều cơ sở GDMN NCL phát triển nhanh gây khó khăn cho công tác quản lý; thu nhập của người lao động tại các cơ sở GDMN NCL còn thấp, 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Hệ thống văn bản QLNN đối với GDMN NCL chậm đổi mới, chủ yếu tập trung nhiều vào quản lý hành chính, cấp phép hoạt động, thiếu các văn bản quy định riêng cho GDMN NCL; cơ sở vật chất 17
  20. trường, lớp, đặc biệt các nhóm trẻ tư thục nhiều nơi còn manh mún, chắp vá, tạm bợ … chưa đảm bảo điều kiện để phát triển ổn định lâu dài; đội ngũ làm công tác QLNN về GDMN còn mỏng, đặc biệt ở cấp xã/phường còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa có những quy định rõ ràng trách nhiệm. Tiểu kết chương 2 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở GDMN NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 3.1.1. Định hướng của Đảng, của nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk trong hoàn thiện QLNN đối với GDMN và GDMN NCL 3.1.2. Những yêu cầu hoàn thiện QLNN đối với GDMN NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho GDMN NCL phát triển; Đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và quyền lợi của học sinh; Tăng cường quản lý, kiểm định chất lượng; Chú trọng công tác thanh tra chuyên ngành; Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về lĩnh vực QLNN đối với GDMN NCL cho cán bộ làm công tác của phòng giáo dục. 3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các cơ sở GDMN NCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 3.2.1. Rà soát, cụ thể hoá văn bản QLNN đối với GDMN NCL 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2