intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột" nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn ma Thuột được UBND thành phố Buôn Ma Thuột giao nhiệm vụ thực hiện quản lý dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CHÂU ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM NGỌC ĐẠI Phản biện 1:…………………………………………… …. ………………………………………………... Phản biện 2:………………………………………………. ……………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 202... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư phát triển được xem là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa khóa của sự tăng trưởng đối với mỗi quốc gia. Đầu tư xây dựng là một hình thức đầu tư trong một thời gian dài, chính vì thế việc tính toán của dự án cũng như các vấn đề nảy sinh thường xuyên xảy ra theo tiến độ thực hiện dự án. Đầu tư xây dựng là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Vai trò quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan là rất cần thiết, tạo nên một quy trình đầu tư tương đối khép kín và đồng bộ. Trong đó, công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Buôn Ma Thuột có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng ở nhiều địa phương nói chung và ở tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn còn những tồn tại, bất cập thể hiện ở một số hạn chế, khuyết điểm như: tiến độ thi công bị kéo dài, chất lượng công trình chưa đảm bảo, sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng chưa hết thời gian bảo hành hoặc vừa hết thì đã hư hỏng, xuống cấp, các hình thức và phương pháp quản lý còn lỏng lẽo chưa chặt chẽ làm tăng chi phí, đội vốn đầu tư nhất là khâu khái toán phương án bồi thường chưa sát dẫn đến dự án nào cũng phát sinh chi phí bồi thường, công tác bồi thường, quy hoạch sử dụng đất còn chậm chưa đáp ứng tiến độ thực hiện dự án... Chính vì 1
  4. thế hoạt động quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng đóng vai trò chủ chốt để Ban quản lý dự án là cơ quan do Ủy ban nhân dân thành lập để triển khai thực hiện quản lý dự án đảm bảo hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Công tác đầu tư xây dựng (ĐTXD) cơ bản trong những năm qua của thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều chuyển biến và phát triển rõ rệt. Từ năm 2020 đến năm 2022, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã thực hiện 575 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 3.668 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý dự án. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa theo kịp xu thế phát triển thời điểm hiện nay. Qua thực tiễn công tác tại cơ quan Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, bản thân tôi nhận thức sâu sắc các vấn đề trên, xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột” làm đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình để nghiên cứu, nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua nghiên cứu một số công trình đã chỉ ra một số giới hạn nhất định đến thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước nói riêng thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quy hoạch, xây dựng, 2
  5. đấu thầu hay quản lý vốn. Như vậy, các nghiên cứu đều cung cấp và cơ sở lý luận và thực tiễn bổ ích để tác giả nghiên cứu, vận dụng vào nghiên cứu của mình. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023. Vì vậy tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” không trùng lặp với các đề tài khoa học đã công bố làm công trình nghiên cứu khoa học của tôi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề mang tính lý luận về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2020-2022 và định hướng cho giai đoạn 2023-2025, tác giả đã nghiên cứu luận văn nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn ma Thuột được UBND thành phố Buôn Ma Thuột giao nhiệm vụ thực hiện quản lý dự án. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích cần tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý về công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 3
  6. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, bất cập, kết quả đạt được và năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án ĐTXD thành phố Buôn Ma Thuột. Thứ ba, xác định mục tiêu, phương hướng, đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu côgn tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo của giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Về không gian: Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu theo phương pháp luận của triết học Mác 4
  7. – Lê Nin trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, kế thừa, áp dụng có tính chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học liên quan đã được công bố trên internet, tạp chí... trong đề tài của mình. Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã thu thập dữ liệu từ thực tiễn tại địa phương thông qua cơ quan Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và các phòng, ban chuyên môn trực thuộc đặc biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột để có cơ sở phân tích, đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, phương pháp phân tích định tính kết hợp phân tích định lượng để lý luận, đánh giá thực trạng, bất cập, tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã vận dụng các lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây 5
  8. dựng, chủ yếu tập trung tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột để giải quyết những vấn đề còn tồn tại tại trong công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột. Từ đó, có cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm có 03 chương tóm tắt như sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2020 đến năm 2022. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 6
  9. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QLNN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 Những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư xây dựng 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) là tổng thể các hoạt động với các nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với quy trình thời gian và địa điểm xác định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. 1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng có sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng (CTXD) hoàn thành đảm bảo các mục tiêu ban đầu đã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường… Luôn có mục tiêu rõ ràng: Có thể là những lợi ích về mặt kinh tế – xã hội, tài chính. Chúng luôn được thể hiện rõ ràng trong đề xuất dự án đầu tư. 1.1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng Một là, phân loại dự án đầu tư xây dựng theo công năng phục vụ và tính chất chuyên ngành của công trình Hai là, Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác. Ba là, Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư 7
  10. xây. 1.1.4. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng Gồm có 03 giai đoạn: Một là, Giai đoạn chuẩn bị dự án Hai là, Giai đoạn thực hiện dự án Ba là, Giai đoạn kết thúc xây dựng 1.2. Quản lý, quản lý nhà nước và Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng. 1.2.1. Khái niệm về quản lý và Quản lý nhà nước 1.2.1.1. Quản lý Quản lý, theo nghĩa chung là loại hình hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công lao động xã hội và hiệp tác để tiến hành những công việc nhằm mục đích chung. 1.2.1.2 Quản lý nhà nước (QLNN) Quản lý nhà nước là một nội dung trong quản lý xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. 1.2.2. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng là tổng thể các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước tác động đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và cộng đồng. 1.2.3. Chức năng của QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng Nhằm quản lý đảm bảo về tiến độ thực hiện dự án, thời gian, nguồn vốn được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, đảm bảo chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể, chi tiết đã đề ra đối với dự án. 8
  11. Đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, đạt được mục tiêu đề ra trên thực tiễn, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khả thi của dự án và đảm bảo vốn Nhà nước sử dụng đúng mục đích, không bị tham ô, lãng phí. 1.3. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án của một số địa phương 1.3.1. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTXD tại Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Buôn Đôn giai đoạn 2018÷2020 1.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng tại UBND huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 1.3.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành – Bộ Xây dựng Tiểu kết chương 1 Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với dự án đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó tác giả đưa ra các nội dung về công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng, góp phần làm rõ lý luận và ý nghĩa của việc cần thiết khách quan trong công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra các nhân tố tác động và tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về dự án đầu tư xây dựng, trong đó nêu bật các khái niệm về dự án đầu tư xây dựng, quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng; phân tích, làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng. 9
  12. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2023 2.1 Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý dự án đầu tư của Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ là thủ phủ của tỉnh ĐăkLăk, mà còn là trung tâm kinh tế - chính trị của cả khu vực Tây Nguyên. Từ thị xã nhỏ bé đến năm 1975 đã phát triển lên thành phố, năm 1995 (đô thị loại 3) và sau 10 năm xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại 2 (2005). Hiện nay đã nâng cấp lên thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đắk Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí địa lý tiếp giáp các huyện như: phía Bắc giáp huyện Cư M'gar, phía Đông giáp huyện Krông Pắc, phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông), phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin. Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền với các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước 2.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế Năm 2010, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Đăk Lăk. Đến nay tình hình kinh tế có bước phát triển vượt bậc. Lãnh đạo Tỉnh, Thành phố chú trọng, quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật; nâng cao năng lực, trình độ, trách 10
  13. nhiệm, phẩm chất đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhất là đội ngũ cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số. 2.1.3 Tình hình quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2020-2022 2.1.3.1 Quy mô vốn đầu tư Theo báo cáo tiến độ giải ngân thu thập từ phòng Tài chính kế hoạch thành phố Buôn Ma Thuột, tổng kết quả giải ngân đến 30/11/2022 là 695,572 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 50,9% là tương đương so với cùng kỳ năm trước (năm 2021 là 708,580 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 58%). Trong đó, đối với vốn ngân sách thành phố là 404,827 tỷ đồng, đạt tỷ lệ bằng với cùng kỳ năm trước là 42% kế hoạch, tuy nhiên có số vốn cao gấp 2,7 lần là 404,827 tỷ đồng /148,399 tỷ đồng. Với kế hoạch vốn còn lại là rất lớn (557,416 tỷ đồng). 2.1.3.2. Giải ngân vốn đầu tư công - Tổng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí, thực hiện trong năm 2020 sau khi điều chỉnh, bổ sung là 1.079,927 tỷ đồng; giải ngân 1.079,003 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 99,9%; - Tổng các nguồn vốn đầu tư công được bố trí, thực hiện trong năm 2021 sau khi điều chỉnh, bổ sung là 1.220,860 tỷ đồng; đã giải ngân đến 30/11/2021 là 708,580 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 58%; giải ngân cả năm 1.195,360 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97,9% kế hoạch. 2.1.3.3 Số lượng dự án đầu tư xây dựng đã thực hiện trong 03 năm từ 2020 đến năm 2022 Trong 03 năm từ 2020 đến năm 2022, thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai, thực hiện, đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và giải 11
  14. ngân 575 công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước (ngân sách tỉnh và thành phố quản lý). 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột Tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng dự án gồm có: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột; phòng Tài chính – Kế hoạch; Kho bạc nhà nước tỉnh Đắk Lắk; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên môi trường; Phòng Kinh tế; Thanh tra Thành phố; Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột. 2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc chính quyền thành phố Buôn Ma Thuột trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng dự án gồm có: Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Buôn Ma Thuột; phòng Tài chính – Kế hoạch; Kho bạc nhà nước tỉnh Đắk Lắk; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Tài nguyên môi trường; Phòng Kinh tế; Thanh tra Thành phố; Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột. 2.2.2 Thực trạng về phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở Quyết định số 34/2022/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của Ủy ban nhân dân 12
  15. tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định về thẩm quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, theo đó Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành Quyết định 525/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 về việc giao nhiệm vụ quản lý, thẩm định dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 2.2.3 Thực trạng về thực thi chính sách, văn bản pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng Việc ban hành các thể chế, luật pháp, các quy định, chính sách của Chính phủ còn chưa thống nhất, việc xây dựng luật còn chưa đi sát với thực tế, khi có luật việc ban hành nghị định hướng dẫn còn chậm. UBND thành phố Buôn ma Thuột, Ban quản lý dự án ĐTXD Thành phố đã thực hiện và tuân thủ chặt chẽ các quy định hoạt động đầu tư xây dựng như: Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015; Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và các nghị định khác. 2.2.4. Thực trạng về quản lý dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột . Các gói thầu thi công được nghiệm thu đúng tiến độ và chất lượng góp phần đưa Dự án hoàn thành đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ các sự kiện lớn của tỉnh theo nhiệm vụ thiết kế đề ra. Bên cạnh còn có một số dự án không đảm bảo tiến độ như dự án đường Đại lộ Đông Tây, dự án Hồ thủy lợi EaTam và một số công trình trọng điểm 13
  16. do vướng công tác bồi thường GPMB nên làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, chậm bàn giao đưa vào sử dụng. Tiểu kết chương 2 Trong Chương 2, luận văn đã đề cập đến một số đặc điểm tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế của Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và tình hình quản lý dự án đầu tư của Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020 - 2022. Luận văn cũng đã trình bày về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột dựa trên 5 nội dung quản lý. Những ưu điểm và những hạn chế liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã được nêu rõ. Qua đó, để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tác giả đã đề xuất các giải pháp thực hiện trong Chương 3. 14
  17. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 3.1 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 UBND thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới cần tập trung áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, BIM... trong công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đô thị trong các hoạt động quản lý dự án, thi tuyển kiến trúc, công khai minh bạch trong công tác lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu… 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của UBND thành phố Buôn Ma Thuột 3.2.1 Nhóm giải pháp chung 3.2.1.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng. Kiện toàn lại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và một số phòng chuyên môn. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột là Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng và giải ngân vốn đầu tư. Với đội ngũ nhân sự với năng lực làm việc đồng đều bên cạnh việc thực hiện những nhiệm vụ được giao làm Chủ đầu tư thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột còn thực hiện tốt chức năng ủy thác quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án và quản 15
  18. lý nguồn thu từ những hoạt động quản lý dự án. Hiện nay, một số phòng chuyên môn như phòng Kinh tế hiện nay công tác thẩm định mục cấp điện đang thiếu nhân sự trầm trọng…. Thời gian tới, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cần có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, bổ sung số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột để đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng nhân sự thực hiện công tác chuyên môn. Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột thành lập các tổ công tác thực hiện một số dự án trọng điểm. Hiện nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột đang triển khai thực hiện số dự án trọng điểm như: Dự án đường Đông Tây, dự án Hồ thủy lợi Ea Tam, dự án đường Hùng Vương, dự án đường Phan Huy Chú…, do vậy cần phải thành lập các tổ công tác chuyên trách có thành phần là đại diện của các Phòng, Ban, Ngành liên quan để thực hiện các công việc liên quan đến dự án, đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ, rút ngắn các khâu trung gian, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Bên cạnh đó, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cần phân công, làm rõ trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình phối hợp trong quá trình triển khai dự án. 3.2.1.2 Thực thi chính sách về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng Hằng năm, để đảm bảo kế hoạch đầu tư công do Ủy ban nhân dân các cấp trình phù hợp, đúng mục tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, đáp ứng đúng các quy định pháp luật của Nhà nước về đầu tư công. 16
  19. Với hệ thống văn bản pháp luật hiện nay về công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng các đơn vị thực thi chính sách không tránh khỏi việc hiểu khác nhau và lúng túng trong quá trình thực hiện. Do đó, các đơn vị chức năng cần xây dựng bộ pháp điển chuyên ngành hoặc xây dựng văn bản có sự nghiên cứu tính thống nhất tránh mâu thuẫn, đảm bảo dễ hiểu, phù hợp với thực tế công việc, có như vậy chính sách ban hành mới đi vào thực tiễn có hiệu quả và dễ áp dụng. Bên cạnh đó, khi có văn bản quy phạm pháp luật mới hướng dẫn về công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng, lãnh đạo đơn vị cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nội bộ với sự giảng dạy, hướng dẫn của các cơ quan trung ương có chuyên môn nhằm phổ biến, nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn. 3.2.1.3 Tăng cường công tác giám sát, kiểm toán trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, hạn chế chống thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. 3.2.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 3.2.2.1 Nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư xây dựng Một là, trong công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng đơn vị thực hiện cần tuân thủ đúng, chấp hành nghiêm theo 17
  20. quy định của pháp luật, các quy định về đấu thầu của Nhà nước. Hai là, tổ chức lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ đúng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt. Ba là, để nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột cần lựa chọn những giải pháp có tính chất sáng kiến, đột phá; những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế liên quan đến từng dự án, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và đáp ứng được tiến độ của dự án. 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Thứ nhất, nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột cần chú trọng tuyển dụng, ngay từ khi tuyển dụng cần đề cao những tiêu chuẩn. Thứ hai, xây dựng, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng. Thứ ba, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố cần có xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ để đảm bảo cuộc sống đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Ban quản lý dự án, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố. 3.2.2.3. Tăng cường công tác bảo đảm và đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2