Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
lượt xem 5
download
Luận văn đã làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy nói chung và trên địa bàn thực tiện của huyện Gia Lâm nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về cai nghiện ma túy và các số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận văn cho thấy bức tranh về thực trạng cai nghiện ma túy này ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUANG TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Mẫn Hôi đồng chức danhGSNN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402 Nhà A, Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 15h ngày 27 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Triển khai thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết và các Chương trình hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ, công tác cai nghiện và kiểm soát ma túy ở nước ta đã được tăng cường đáng kể. Nhận thức của cán bộ, công chức và đông đảo người dân trong xã hội về tác hại của ma túy được nâng lên, đặc biệt là nhận thức của cán bộ, đảng viên về trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác cai nghiện ma túy.Vì vậy đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Cụ thể như: công tác cai nghiện và tạo việc làm sau cai đạt được kết quả; tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy được tăng cường chiều rộng và chiều sâu; hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy ngày một tăng cường và đẩy mạnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước cai nghiện ma túy ở nước ta vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, giáo cai nghiện ma túy chưa tập trung đúng đối tượng, địa bàn cần tuyên truyền nên nhận thức của người dân về tệ nạn ma túy và công tác cai nghiện ma túy còn chưa đồng bộ, kém hiệu quả; công tác cai nghiện phục hồi chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác thống kê, quản lý người nghiện ma túy còn thiếu chặt chẽ; chất lượng cai nghiện còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nghiện còn cao, có nhiều địa phương, tỷ lệ tái nghiện chiếm trên 85%; công tác quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện chưa được giải quyết tốt; số vụ phạm pháp hình sự do người nghiện ma túy gây ra còn nhiều. Từ năm 2012 đến nay, huyện Gia Lâm đã tổ chức cai nghiện tập trung tại các Trung tâm cai nghiện của Thành phố Hà Nội cho hơn 600 lượt người nghiện. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng hoạt động cai nghiên ma túy còn đặt ra những vẫn đề chưa có giải pháp giải quyết triệt để. Tỷ lệ tái nghiện trong rất cao, số người đi cai nghiện thành công chỉ vào khoảng 10 – 20%. 1
- Trong khi đó hoạt động của đội ngũ nhân viên công tác xã hội cơ sở còn tương đối mờ nhạt, chưa phát huy được hết vai trò, cũng như các hoạt động trợ giúp trực tiếp đối với đối tượng nghiện và người có nguy cơ cao. Điều đó cho thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên xã hội trong các hoạt động tại cơ sở. Những tồn tại, hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân gây ra, song chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trong cả nước nói chung và huyện Gia Giâm nói riêng chưa thực sự khoa học và hiệu quả. Với những yêu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn địa phương để xây dựng góp phần bảo vệ lực lượng lao động chính của huyện theo hướng khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, khi ma túy trở thành tệ nạn xã hội làm tha hóa, băng hoại đạo đức, lối sống và sức khỏe của xã hội, trong đó có một bộ phận là thanh thiếu niên, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này như sau Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài - Nghiên cứu: “Hiệu quả trong việc kết nối, điều phối dịch vụ dành cho người sử dụng ma túy” của Martin SS, Scapitti FS (1993) - Theo Ari Rosmarin và Niamh Eastwood, 2012, Một cuộc cách mạng thầm lặng – Các chính sách phi hình sự hóa ma túy trên toàn cầu Về tính hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu về vấn đề cai nghiện ma túy được các nhà nghiên cứu trong nước tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động này còn là một khoảng trống mà trong luận văn tác giả muốn hướng tới. - Nghiên cứu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Chemonics(2012) 2
- - Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài” Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến nghiện ma túy lần đầu ở người sau cai nghiện ma túy” - Đề tài cấp Bộ của tác giả Nguyễn Văn Minh về “ Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị, phục hối” - Tác giả Lê Hồng Minh 2007, trong nghiên cứu “ Tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; - Phân tích và đánh giá thực trạng những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng của hoạt động quản lý nhà nước đối với việc hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; - Nghiên cứu, đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, hình thức và phương pháp quản lý nhà nước về cai nghiên ma túy của các cơ quan có chức năng, có thẩm quyền và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 3
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và thực tiễn triển khai công tác này ở huyện Gia Lâm theo xu hướngchung các quốc gia trong quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy. - Về thời gian và không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nướcvề cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 6/2018. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết và đánh giá tình hình cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành trên cơ sở sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nhóm phương pháp nghiên cứu mang tính lý thuyết + Nghiên cứu tài liệu, sách, các tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và các báo cáo khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về đổi mới công tác cai nghiện ma túy và quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy để tiếp thu có chọn lọc các thành quả nghiên cứu trước đó về những vấn đề có liên quan đến đề tài. + Phân tích, tổng hợp những dữ liệu thu thập được làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài luận văn, từ đó xây dựng cách tiếp cận toàn diện, khách quan những nội dung nghiên cứu. + Vận dụng phương pháp mô hìnhhóa nhằm tăng tính trực quan trong việc nghiên cứu và đề xuất tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trong giai đoạn hiện nay. 4
- - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phân tích tài liệu thu thập được nhằm phát hiện những vấn đề trong cai nghiện ma túy để tìm giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với tệ nạn này ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn đã làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy nói chung và trên địa bàn thực tiện của huyện Gia Lâm nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về cai nghiện ma túy và các số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận văn cho thấy bức tranh về thực trạng cai nghiện ma túy này ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây dựng chính sách về hoạt động cai nghiện ma túy và phòng chống các tệ nạn xã hội. Cũng có thể làm tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản lý công, chính sách công, chuyên ngành luật học và các chuyên ngành có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Chương 3: Quan điểm và giải pháp về quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn ở huyện Gia Lâm hiện nay. 5
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY 1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của QLNN về cai nghiện ma túy 1.1.1. Khái niệm về ma túy, nghiên ma túy, cai nghiện ma túy Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã qui định chất ma túy, tội phạm về ma túy. Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô ca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; cocain;các chất ma túy khác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn [15]. Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2008 qui định: “1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được qui định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. 2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. 3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [14.tr9-10]. Cai nghiện ma tuý: là tổng hợp các biện pháp từ cắt cơn, giải độc, phục hồi sức khoẻ, điều trị các bệnh cơ hội đến các biện pháp điều trị tổng hợp trị liệu như giáo dục, tâm lý, lao động, giải trí đối với người nghiện. Việc tiến hành tổng hợp các biện pháp trên, cùng với hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hoá thể thao,[4]… nằm trong một quy trình thống nhất của công tác cai nghiện phục hồi. Hoạt động cai nghiện, phục hồi có hiệu quả khi chúng ta làm thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi của người nghiện, dẫn tới họ từ bỏ được ma tuý. 1.1.2. Khái niệm về QLNN về cai nghiện ma túy Theo Giáo trình Quản lý học đại cương, Học viện Hành chính Quốc gia: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định trước [7]. 6
- Theo từ điển thuật ngữ hành chính nhà nước (Học viện chính trị quốc gia) thì: “Quản lý hành chính Nhà nước là toàn bộ hoạt động của cơ quan hành chính từ trung ương đến xã phường, thị trấn, dựa trên cơ sở những quy định của luật pháp do Nhà nước ban hành, có tính chất mệnh lệnh, nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều hành của Nhà nước” Từ khái niệm này, ta có thể hiểu quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy. Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy là một nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội . Quản lý nhà nước về cai nghiện ma tuý: là công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cai nghiện ma tuý và sau cai nghiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước về các vấn đề xã hội. Theo đó, nhà nước có trách nhiệm ban hành các khung pháp lý về việc áp dụng các biện pháp cai nghiện đối với những đối tượng nghiện khác nhau, về phác đồ điều trị cai nghiện, quy trình cai nghiện gồm các biện pháp hỗ trợ người nghiện để rèn luyện và phục hồi các yếu tố cả về thể chất lẫn tinh thần để giúp người nghiện cai nghiện và phòng chống tái nghiện. Ban hành các chế độ chính sách áp dụng cho những người nghiện và người làm công tác cai nghiện cũng như quản lý sau cai nghiện. Đối với người đã chấp hành xong thời gian cai nghiện tập trung, Nhà nước tiếp tục các chính sách quản lý sau cai nghiện. 1.1.4. Đặc điểm quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy - Chủ thể quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy là các cơ quan hành chính nhà nước. - Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy là hệ thống thể chế, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến cai nghiện ma túy. 7
- - Về khách thể quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy liên quan đến các đối tượng trực tiếp và gián tiếp sử dụng ma túy và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động trên. - Về đối tượng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy bao gồm các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi sử dụng các chất ma túy. - Về mục tiêu quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy: ngăn chặn việc sử dụng trái phép chất ma túy, hướng tới mục tiêu chung của toàn xã hội. 1.1.5. Sự cần thiết của QLNN về cai nghiện ma túy Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách rất đầy đủ đã điều chỉnh công tác cai nghiện ma tuý trong suốt hơn một thập kỷ qua. Chính hệ thống pháp luật và chính sách nói trên đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, góp phần tạo điều kiện cho người nghiện ma tuý được hưởng các dịch vụ cai nghiện tập trung và được tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện. Tại Điều 61 của Hiến pháp 1992 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, theo đó “…Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa bệnh xã hội nguy hiểm…’’. Quy định định này là định hướng cơ bản cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật trên lĩnh vực cai nghiện cho người nghiện ma tuý tại Việt Nam trong những năm qua. Bằng tổng kết, đánh giá trong quá trình thực thi nhiệm vụ này được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, điều hành và chấp hành của chủ thể và khách thể quản lý. Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước còn xem xét, đánh giá các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách của nhà nước về cai nghiện và sau cai nghiện. Để đánh giá hiệu quả của công tác này hiện nay chúng ta đã có bộ chỉ số đánh giá thông qua các tiêu chí như sau - Ý thức chấp hành của đối tượng sau khi được cai nghiện và trải qua thời gian quản lý sau cai nghiện. - Tội phạm về ma túy giảm - Giảm tổn thất kinh tế 8
- - Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS giảm 1.2. Nội dung và hình thức QLNN về cai nghiện ma túy 1.2.1. Nội dung QLNN về hoạt động cai nghiện ma túy Để đạt mục tiêu cai nghiện ma túy ở mỗi quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước đều phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực hoạt động bao gồm: - Xây dựng thể chế, chính sách về cai nghiện ma túy; - Tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy; - Hợp tác giữa các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và nhân dân. 1.2.2. Các hình thức quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy - Đối với công tác cai nghiện ma tuý có các hình thức sau : Thứ nhất, cai nghiện tại gia đình Thứ hai, cai nghiện tại cộng đồng dân cư Thứ ba, cai nghiện tập trung tại các trung tâm cai nghiện - Đối với quản lý sau cai nghiện có các hình thức sau : + Quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú + Quản lý sau cai nghiện tại các trung tâm quản lý sau cai nghiện 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới QLNN về cai nghiện ma túy 1.3.1 Yếu tố quốc tế 1.3.3.2. Yếu tố trong nước - Yếu tố kinh tế - Yếu tố vị trí địa lý - Yếu tố văn hóa - xã hội 1.4. Kinh nghiệm QLNN về cai nghiện ma túy ở một số địa phƣơng và giá trị tham khảo đối với huyện Gia Lâm - Mô hình tổ chức cai nghiện 3 giai đoạn ở Tuyên Quang: - Mô hình tổ chức, quản lý, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh - Mô hình ở Thanh Hóa (cai nghiện tại cộng đồng) * Giá trị tham khảo đối 9
- Mô hình cai nghiện 3 giai đoạn có chi phí thấp hơn nhiều so với cai nghiện tập trung tại Trung tâm. Kinh nghiệm xã hội hóa công tác cai nghiện, khuyến khích các tổ chức từ thiện, các tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động cai nghiện phục hồi để tăng nâng cao hiệu quả, chất lượng và số lượng cai nghiện. Các chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách dạy nghề và các hoạt động hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện. Mô hình cai nghiện tại công đồng của Thanh Hóa giúp người nghiện duy trì được sự liên kết với gia đình nhưng vẫn đảm bảo tham gia đầy đủ quá trình trị liệu. 10
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Thực trạng tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm Tình hình nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm có diễn ra hết sức phức tạp. Độ tuổi người nghiện ma túy rất trẻ, từ 18-25 tuổi chiếm 69,37%. Dự báo trong thời gian tới, nếu không có biện pháp quyết liệt thì số người nghiện ma túy sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt trong thanh thiếu niên, công nhân viên chức và người lao động. Số người nghiện ma túy tổng hợp, số người nghiện ma túy bị nhiễm HIV, số người phạm tội về mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn, quy mô lớn ngày càng nhiệt và mang tính phức tạp. Theo thống kê của phòng LĐ – TB và XH huyện Gia Lâm thì số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương trong giai đoạn từ năm 2012 - 2017 như sau: Bảng 2.1: Số lượng người nghiện và tỉ lệ tăng người nghiện trong giai đoạn 2012-2017 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số ngườinghiện 433 221 228 194 199 298 Tỉ lệ (%) 100 51 53 45 46 69 (Nguồn : Phòng Lao Động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm) Bảng 2.2: Đặc điểm của người nghiện trong giai đoạn 2012-2017 Độ tuổi Trình độ văn hóa Nghề nghiệp Giới tính Dưới 18 0.62% Mù chữ 2.75% Không 81.25% Nam 97,2% 18-25 68.75% Cấp I 15% nghề nghiệp 26-35 30% Cấp II 59.75% Có nghề 18.75% Nữ 2,8% Trên 35 0.63% Cấp III 22.5% nghiệp (Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm Tổng số người nghiện trên địa bàn huyện có những dịch chuyển đặc biệt những năm gần đây lại đổi chiều tăng lên cho thấy công tác ma túy ngày càng 11
- phức tập. Đặc điểm người nghiện trên địa bàn huyện có trình độ học vấn thấp chủ yếu là các đối tượng không có công ăn việc làm ổn định. Đây là những thách thức lớn đối với huyện Gia Lâm trong công tác quản lý cai nghiện và sau cai nghiện ma túy. 2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách QLNN về cai nghiện ma túy ở huyện Gia Lâm 2.2.1. Về tổ chức và bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức trong công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức từ cấp huyện đến 22 xã, thị trấn trong toàn huyện. Chủ tịch Hội đồng cai nghiện huyện do Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa xã hội đứng đầu cho thấy đây là một hoạt động quan trọng được sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp chính quyền. Trong đó bộ máy tham mưu chính là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện. Đây là cơ đơn vị trực thuộc UBND huyện Gia Lâm có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý, chỉ đạo công tác cai nghiện phục hồi cho các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn huyện. * Hội đồng Tư vấn xét duyệt đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cơ quan có thẩm quyền xét duyệt đưa người đi cai nghiện và trực tiếp quản lý người sau cai nghiện khi trở về địa phương. * Hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo Nghị Định 94/2010/ NĐ – CP của Chính phủ đã quy định về việc thành lập Tổ công tác cai nghiện ma tuý gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ trưởng. Các thành viên gồm: cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, công an, cán bộ y tế cấp xã; đại diện khu dân cư (tổ dân phố, trưởng thôn, xóm, ấp, bản), đại diện Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận; người có chuyên môn về y tế, về cai nghiện ma túy, người tự nguyện tham gia công tác cai nghiện.Căn cứ vào số lượng người nghiện ma túy, tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng thành viên Tổ công tác và chỉ định Thường trực Tổ công tác theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chức năng nhiệm vụ của tổ công tác được quy định cụ thể và rõ ràng. Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực trong hoạt động cai nghiên ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm được thiết lập ổn định và không có sự thay đổi. Những cán 12
- bộ tham gia công tác này 100% là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách về cai nghiện ma túy. 2.2.2. Về hệ thống chính sách Luật phòng chống ma túy ra đời (năm 2013) đã tạo khung pháp lý ổn định, vững chắc để bắt đầu triển khai công tác tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện cho những người đã được cai nghiện ma túy. Các văn bản hướng dẫn thi hành cũng từng bước được cụ thể, hoàn chỉnh và đi vào thực hiện. Hệ thống các văn bản pháp luật đã đưa ra nhiều hình thức và biện pháp cai nghiện để áp dụng cho nhiều loại đối tượng nghiện khác nhau. Thực hiện đổi mới công tác cai nghiện ma túy theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Chính Phủ và Kế hoạch số 05/KH- UBND ngày 5/1/2015 Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án đồi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội, phòng LĐ- TB và XH đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác cai nghiện ma túy trên địa bản huyện như: Kế hoạch số 52/KH – UBND ngày 2014; Kế hoạch số 43 – UBND ngày 30/1/2015 về việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và 22 xã, thị trấn trên địa bàn; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngay 14/1/2016 về việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy; Công văn số 73/CV – LĐTBXH ngày 23/2/2016 của UBNd huyện Gia Lâm về việc kiện toàn Đội công tác xã hội tình nguyện. Bên cạnh đó huyện đã ban hành các hướng dẫn chi tiết các văn bản pháp lý đến từng đơn vị, chính quyền cơ sở nhằm đưa những đường lối chủ trương vào thực tế cuộc sống. Phòng LĐ – TB và XH còn tham mưu UBND huyện tổ chức tổng kết công tác phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS năm 2016, triển khai thực hiện kế hoạch công tác năm 2017; kế hoạch về thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện năm 2017; kế hoạch tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ năm 2017; kế hoạch thực hiện đợt cao điểm tập trung trấn áp các loại tội phạm và TNXH đảm bảo ANCT, bảo đảm TTATXH trên địa bàn huyện trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017; Trong 6 13
- tháng đầu năm 2018, phòng LĐ-TB và XH đã tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch 22/KH – UBND ngày 22/1/2018 về việc thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm. Hệ thống các quy định trên của nhà nước, Đảng bộ Thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm đã tạo ra sự phù hợp với nhu cầu thực tế về việc thực hiện công tác cai nghiện và sau cai nghiện của các địa phương Đánh giá về các chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện tác giả chỉ ra những hạn chế và những ưu điểm trong công tác này như: Về từ ngữ và tên gọi, về hoãn thi hành cai nghiện bắt buộc, chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức tham gia công tác cai nghiện ma túy và những người cai nghiện. 2.3. Thực trạng QLNN về hoạt động cai nghiện ma túy ở huyện Gia Lâm 2.4.1. Đối với công tác cai nghiện ma túy Bảng 2.6 Tình hình tiếp nhận và quản lý người nghiện ma túy Số đối tƣợng nghiện Số đối tƣợng nghiện có đƣợc đƣa vào Năm Tỷ lệ Hồ sơ đang quản lý trung tâm để cai nghiện 2012 433 90 20.8 % 2013 221 87 39.4 % 2014 228 123 53,9 % 2015 194 62 31,9 % 2016 199 32 16,1 % 2017 298 51 17,1 % ( Nguồn : Phòng lao động Thương Binh và Xã hội huyện Gia Lâm) Như vậy, số đối tượng nghiện được tập trung cai nghiện đạt tỷ lệ không cao so với số lượng người nghiện hiện trên địa bàn, các đối tượng này ở cộng đồng gây rất nhiều phức tạp về mặt an ninh trật tự, điều đó chưa đáp ứng được nhu cầu làm trong sạch địa bàn nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Hoạt động cai nghiện tập trung Hiện nay mô hình cai nghiện được xem là có tác dụng cai nghiện vì thời gian cai dài (24 tháng), trong thời gian này người nghiện sẽ cách ly hoàn toàn với môi 14
- trường xã hội, được chữa bệnh, rèn luyện và học tập. Họ không có điều kiện tiếp xúc với môi trường có ma túy. Qua quá trình rèn luyện, lao động, tình trạng sức khỏe đã được phục hồi đáng kể so với khi bắt đầu vào cai nghiện. Quá trình cai nghiện tập trung bắt buộc sẽ được trung tâm thực hiện những nội dung như sau: - Giai đoạn tiếp nhận phân loại - Điều trị cắt cơn - Giáo dục phục hồi hành vi nhân cách thông qua các liệu pháp trị liệu tâm lý - Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng Kiểm tra lại sức khỏe, tổng kết bệnh án, lập sổ theo dõi sau cai nghiện. Biên bản bàn giao người nghiện về cộng đồng gồm những nội dung cơ bản : tình hình sức khỏe, nhân cách, tâm lý. Giai đoạn giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách và giai đoạn lao động trị liệu phải được hoạt động xen kẽ, trong ngày làm việc (8 giờ) phải có 30% thời gian giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, 70% thời gian lao động trị liệu. Thời gian thực hiện hai giai đoạn từ 12-18 tháng. Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng Trong những năm qua, huyện Gia Lâm đã thực hiện các chức năng về công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật tiếp nhận, giáo dục, tuyên truyền cai nghiện.. đã đạt được một số kết quả nhất định như cai nghiện tập trung được 1573 lượt người nghiện được quản lý ( 2012 – 6/2018), toàn bộ số đối tượng này vào trung tâm đều được cắt cơn giải độc, điều trị và tổ chức hoạt động học tập và rèn luyện khác. Các kết quả này có tác động rất tích cực đến tất cả các mặt về kinh tế, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Quá trình cai nghiện tự nguyện Để thực hiện mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm tiếp tục đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng nhâ cao năn 15
- ện ma túy tại gia đình và cộng đồng huyện đều tổ chức kiểm tra kết quả cai nghiện và hỗ trợ sau cai cai nghiện. Trong đó, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác cai nghiện ma túy; thẩm định hồ sơ cai nghiện tại các xã, thị trấn và thành lập hội đồng giám - - nghi Bảng 2.8: Thực trạng cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn huyện Gia Lâm Tiêu chí 2015 2016 2017 6/2018 Số người tham gia 1 11 49 7 Hoàn thành cai nghiện 1 5 16 2 Chuyển hình thức cai nghiện khác 3 0 18 3 Giảm do các nguyên nhân khác 6 2 22 0 (Nguồn : Phòng LĐ-TB và XH huyện Gia Lâm) Từ năm 2012 - 2014, Huyện Gia Lâm chưa thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình. Chỉ duy nhất năm 2016 thực hiện 01 quyết định cai nghiện tuy nhiên tỷ lệ tái 49 trườ huyện. Đến 6/2018 số lượng hồ sơ mới tham gia cai nghiện tại công đồng mới là 16
- 07 đối tượng. Từ những chuyển biến tích cực trên cho thấy đây là một mô hình ngày càng hiệu quả và phù hợp với nhu cầu thực tế của người nghiện. 2.4.2. Đối với công tác sau cai nghiện Quá trình thực hiện công tác quản lý sau cai nghiện ở huyện Gia Lâm đã đạt được những hiệu quả ban đầu : - Tiết kiệm, không tăng chi phí vì tận dụng toàn bộ cơ sở vật chất và nguồn lực tại chỗ ở trung tâm, không mở rộng đầu tư xây dựng hoặc tuyển thêm cán bộ làm công tác sau cai. - Tiếp tục quản lý các đối tượng cai nghiện tại trung tâm nhằm hạn chế việc họ quay trở về cộng đồng tiếp tục tái nghiện và gây nên những điều không tốt về an ninh trật tự ở địa phương. - Bước đầu đã tạo sự chuyển biến về mặt nhận thưc trong những người đã cai nghiện sắp chuyển sang giai đoạn sau cai nghiện cũng như sự đồng thuận trong các cấp, các ngành khi triển khai và thực hiện công tác sau cai nghiện. Bên cạnh những kết quả ban đầu còn có những hạn chế như : - Công tác chuẩn bị chưa được tốt về cả công tác xây dựng ban hành văn bản cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức, quản lý người sau cai nghiện. - Mô hình lao động sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm và thu nhập cho người sau cai nghiện chưa được tổ chức, chưa có chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác sau cai nghiện cũng như chế độ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào điah phương để sử dụng nguồn lao động này. - Công tác tuyên truyền, vận dộng để các ngành, các cấp cũng như các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng về sự cần thiết và tác dụng của việc thực hiện Công tác quản lý sau cai theo mô hình CLB B93: 02 Câu lạc bộ B93 quản lý sau cai nghiện ở xã Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ thường xuyên bảo đảm việc sinh hoạt đểu đặn từ 01 đến 02 buổi/ tháng, kết nạp và vận động số hội viên mới ( là những người nghiện sau cai nghiện) tham gia sinh hoạt, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt phong phú, phù hợp và hiệu quả. - Mặc dù tệ nạn ma túy trong các xã và thị trấn của huyện nhà còn phức tạp, song học viên CLB được quan tân của các cấp lãnh đạo vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn, thừng xuyên thu hút được hội viên thường xuyên sinh hoạt từ 8-10 hội viên. 17
- - CLB B93 sinh hoạt có nội quy và quy chế cụ thể, các hội viên tự giác tham gia sinh hoạt và nếu vắng mặt đều có báo cáo lý do phù hợp. Qu tham gia sinh hoạt câu lạc bộ các hội viên có cơ hội chia sẻ những vẫn đề gặp phải trong cuộc sống. Các hội viên quan tâm đến cuộc sống của nhau như những người trong gia đình như ốm đau được thăm hỏi động viên, được tư vấn sức khỏe thường xuyện, được chia sẻ chuyện gia đình trong việc hiếu, việc hỷ. Sự giúp đỡ của các thành viên trong CLB rất trân tình và gần gũi. Công tác quản lý sau cai nghiện theo mô hình phân công tổ chức, đoàn thể, cá nhân quản lý, giúp đỡ: - Số cán bộ được phân công, quản lý, giúp đỡ đối tượng: 158 người. Trong đó: thành viên đội thuộc các ban, ngành là: Công an xã 52 người, Hội phụ nữ 7 người, Hội cựu chiến binh 17 người, các ban ngành đoàn thể khác và quẩn chúng nhân dân 82 người. - 100% đối tượng quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú đều có quyết định phân công quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những kết quả đạt được - Hầu hết các xã đã đầu tư nâng cấp, cải tạo và mở rộng các Trung tâm y tế để tổ chức công tác cai nghiện tại địa phương cho những người nghiện; - Mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng được triển khai và có hiệu quả; một số mô hình cai nghiện hiệu quả đã được tổng kết, đánh giá để triển khai nhân rộng; - Tiến hành điều trị thí điểm cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm y tế Thị trấn Yên Viên và Xã Đa Tốn bước đầu đã đạt được kết quả khích lệ. - Triển khai thực hiện một số mô hình, phương pháp cai nghiện mới, phù hợp với từng địa bànvà đối tượng như: Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 835 “Thí điểm mô hình xã, phường phòng ngừa, ngăn chặn phátsinh mới tệ nạn ma túy, mại dâm và cai nghiện, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòanhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, người mại dâm” tại 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm; - Mô hình câu lạc bộ giúp đỡ người sau cai nghiện tại cộng đồng (câu lạc bộ B93) được thiết lập tại tất cả các thị trấn và các xã. Thông qua việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ B93, những người sau cai được học tập, nâng cao kiến thức, 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn