Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý Công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
lượt xem 3
download
Luận văn "Quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, luận văn đề uất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động này trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý Công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỖ MINH ANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐƢA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG Chuyên ngành: Quản lý Công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH BÌNH Phản biện 1: PGS. TS Lê Thanh Hà Phản biện 2: TS. Vũ Thị Minh Ngọc Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 8B, Nhà G – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77- Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP. Hà Nội Thời gian: vào hồi 15 giờ ngày 29 tháng 6 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện nay ngày càng khẳng định được vai trò và ưu thế của một phương thức đổi mới giúp nguồn lao động của Việt Nam có giá trị hơn. Xóa đói giảm nghèo bền vững đồng thời thúc đẩy sự luân chuyển giá trị nguồn ngoại tệ để góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tại Việt Nam, trong gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (trước đây gọi là Xuất khẩu lao động - XKLĐ). Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai thi hành Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, một số quy định pháp luật đã bộc lộ những hạn chế vướng mắc, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và công tác quản lý của nhà nước, chưa điều chỉnh hết mọi đối tượng đi làm việc ở nước ngoài, chế tài chưa đủ mạnh, một số quy định chưa có sự tương thích với luật pháp nước tiếp nhận lao động và các luật mới ban hành đã tạo không ít khó khăn khi tổ chức thực hiện, thiếu những quy định cụ thể ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện tái hòa nhập khi người lao động hết hạn hợp đồng về nước. Nhận thấy những tồn tại, hạn chế trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
- 2 việc ở nước ngoài theo hợp đồng” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công nhằm làm rõ những vấn đề lý luận thực hiện chính sách đưa lực lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng. Thực trạng việc thực hiện quản lý đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã giải quyết được đến đâu, còn vướng mắc khó khăn và tồn đọng những gì từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp tăng cường công tác quản lý nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc quản lý trong tương lai. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay” – Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Trần Thị Thu (2006); Đề tài: “Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” - Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2010); Đề tài: “Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam” – Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Xuân Hưng (2015); Đề tài: “Xuất khẩu lao động theo qui định của của pháp luật Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” - Luận văn thạc sỹ luật của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm (2004); Đề tài: “Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước hữu quan” – Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Kim Khuyên (2011). 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá
- 3 thực trạng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, luận văn đề uất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cở sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các quy phạm pháp luật Việt Nam đối với vấn đề này; Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, từ đó đánh giá những điểm đạt được, những hạn chế của hoạt động này trong thời gian qua; Đề uất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Cục Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐNN) trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi Việt Nam nói chung và tại Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) nói riêng.
- 4 - Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu giai đoạn 2018-2022, đề uất giải pháp đến 2025. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Cục quản lý lao động ngoài nước là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; căn cứ vào chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập các nguồn tư liệu thứ cấp, thực tiễn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đánh giá. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một số cơ sở lý luận gắn với quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, từ đó có thể cung cấp những căn cứ khoa học để đánh giá thực trạng và ây dựng các giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- 5 Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên, học viên chuyên ngành quản lý công và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐƢA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 1.1. Hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng “Quản lý nhà nước” là cụm từ chia thành hai vế Quản lí và Nhà nước. Đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo hướng tích cực. Hoạt động quản lí nhà nước được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước. “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. “Hợp đồng lao động” là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. “Người sử dụng lao động ở nước ngoài” là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. [28] “Bên nước ngoài tiếp nhận lao động” là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài. [28]
- 7 “Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. [28] 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 1.2.1. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Chủ thể quản lý: Căn cứ Điều 70, Luật số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 gồm các chủ thể sau: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 4. Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOL B) là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- 8 5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong phạm vi địa phương. Đối tượng quản lý: Theo Điều 2, Luật số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 thì đối tượng quản lý bao gồm: - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 1.2.2. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Theo Điều 5, Luật số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 thì các hình thức bao gồm: - Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế. - Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: - Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
- 9 1.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Thứ nhất, tránh những hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và nhập cư trái phép. Thứ hai, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật mua bán người qua biên giới, mua bán trái phép các chất ma túy xuyên biên giới Thứ ba, giải quyết việc làm cho một số bộ phận người lao động trong nước đặc biệt là các địa phương nghèo, khó khăn, bà con dân tộc thiểu số,... Thứ tư, góp phần ổn định thị trường lao động trong nước và dự báo u hướng phát triển thị trường lao động. Thư năm, góp phần quản lý xây dựng cộng động người Việt Nam tại nước ngoài. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Căn cứ Điều 69 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 thì nội dung quản lý bao gồm: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH của đất nước trong từng thời kỳ. 2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ
- 10 biến, giáo dục pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 4. Thực hiện quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng mã số, tích hợp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 5. Xúc tiến mở rộng, ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước. 6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 7. Kiểm tra, thanh tra, ử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 1.2.5. Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Thứ nhất, theo dõi dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thứ hai, phối hợp với các tổ chức lao động quốc tế ILO và tổ chức di cư quốc tế IOM để quản lý các biến động về thị trường lao động. Thứ ba, phối hợp với các Ban Bộ ngành liên quan như Bộ Công n (Cục Xuất nhập cảnh, Cục bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, cục
- 11 cảnh sát hình sự), Bộ Ngoại giao (Cục lãnh sự, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài). 1.2.6. Bộ máy tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy nhà nƣớc đối vƣới hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng Phòng Đài loan, Âu, Mỹ Phòng Hàn Quốc, Tây Á, Châu Phi; Phòng Nhật Bản, Vụ Hợp tác quốc tế Đông Nam Á; Cục Quản lý lao Phòng Pháp chế - động ngoài nước Thanh tra; Bộ Lao động Chính Phủ Thương binh và Xã Tổng Cục giáo dục Phòng Thông tin - hội nghề nghiệp Tuyên truyền; Sở Lao động Phòng Kế hoạch - thương binh và Xã Tài chính; hội các Tỉnh, TP Văn phòng Cục. (Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước)
- 12 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối vƣới hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng 1.3.1. Môi trường chính trị, pháp luật 1.3.2. Các nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài theo hợp đồng 1.3.3. Năng lực hoạch định và triển khai chính sách 1.3.4. Nhận thức và khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ đi nước ngoài theo hợp đồng của người lao động CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐƢA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018-2022 Bảng 2.1: Số lƣợng ngƣời lao động đi nƣớc ngoài làm việc theo hợp đồng giai đoạn 2018-2022 Đơn vị: Người TT THỊ TRƢỜNG Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 1 Đài Loan 60.369 54.480 34.573 19.531 58.598 2 Nhật Bản 68.737 82.703 38.891 19.510 67.295 3 Hàn Quốc 6.538 7.215 1.309 1.036 9.968
- 13 4 Ả rập - Xê út 1.920 1.357 0 0 0 5 Malaysia 1.102 454 0 0 399 6 Algeria 1.014 359 0 0 0 7 Qatar 73 33 776 0 0 8 Macao 263 367 0 0 0 9 Rumania 1.319 3.478 924 795 721 10 UAE 26 133 0 0 0 11 Singapore 0 0 0 713 1.822 12 Trung Quốc 0 0 0 0 910 CÁC THỊ 13 TRƯỜNG 1.499 1.951 2.168 4.186 0 KHÁC Tổng số lao 14 50.292 54.700 28.786 15.117 48.835 động nữ TỔNG SỐ 142.860 152.530 78.641 45.058 142.779 (Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước) 2.2. Thực trạng thực hiện quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng tại Cục quản lý lao động ngoài nƣớc giai đoạn 2018-2022 2.2.1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã nghiên cứu, xây dựng trình các cấp có thẩm quyền các nội dung và các văn bản có tính quan trọng trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- 14 2.2.2. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nói chung và Cục quản lý lao động ngoài nước nói riêng đã phối hợp với các UBND, sở Lao động các tỉnh thành phố tuyên truyền phổ biến thông tin chính sách về việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp động một cách chặt chẽ và rộng rãi. Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức nước ngoài, cơ quan chức năng của các nước tiếp nhận, tăng cường quản lý NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách xát xao và hiệu quả nhất. 2.2.3. Công tác tham mưu cấp và hướng dẫn cấp, cấp đổi giấy phép 2.2.4. Công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 ảnh hưởng tới việc làm, đời sống của người lao động ở nước ngoài, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị liên quan chỉ đạo Ban QLLĐ Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp nắm tình hình lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, bám sát, trao đổi với các cơ quan chức năng, đối tác nước tiếp nhận để xử lý phát sinh đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trước ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chỉ đạo các Ban QLLĐ và hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết dứt điểm một số vụ việc liên quan đến lao động tử vong, tai nạn lao động, ốm đau, bệnh tật, tuân thủ các điều kiện của hợp đồng lao động,... đảm bảo quyền lợi của người lao động;
- 15 2.2.5. Công tác đàm phán, ký kết và triển khai các thỏa thuận quốc tế Trong những năm qua Cục Quản lý lao động ngoài nước đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ và các cơ quan chức năng liên quan thúc đẩy hợp tác song phương với những quốc gia tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, các thị trường truyền thống hiện đang có số lượng lớn lao động Việt Nam đang làm việc và những nước có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có lao động Việt Nam. Cục đã tham gia đàm phán với các cơ quan chức năng nước ngoài các Thỏa thuận, Bản ghi nhớ hợp tác. 2.2.6. Công tác thanh, kiểm tra, xử lý phát sinh liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tiếp nhận, xử lý và đôn đốc các doanh nghiệp giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết phát sinh liên quan đến các doanh nghiệp trong đó có một số doanh nghiệp có Giấy phép, doanh nghiệp không có Giấy phép và các cá nhân. Xác nhận không vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; trả lời công văn theo yêu cầu của cơ quan Công an, Cảnh sát, Tòa Án về việc phối hợp cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử, thông tin của người lao động, doanh nghiệp. 2.2.7. Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin 2.2.8. Công tác quản lý tài chính và dự toán ngân sách
- 16 2.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng tại Cục quản lý lao động ngoài nƣớc thời gian qua 2.3.1. Những ưu điểm Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gia tăng. Thứ hai, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Lãnh đạo Bộ, sự phối hợp hiệu quả và kịp thời của các đơn vị trong và ngoài Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương. Thứ ba, thị trường lao động không ngừng được mở rộng, nhất là các thị trường có mức thu nhập cao và điều kiện lao động tốt. Thứ tư, về công tác ây dựng văn bản. Thứ năm, về công tác đàm phán, ký kết và triển khai các Thỏa thuận quốc tế. 2.3.2. Những hạn chế Thứ nhất, một bộ phận người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài thiếu ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động; Thứ hai, Cục QLLĐNN còn chưa thực hiện tốt các công tác tuyển chọn, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài… Thứ ba, cơ chế hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Cục QLLĐNN còn chưa phù hợp với thực tiễn. Thứ tư, việc tập trung nhiều lao động Việt Nam tại một thị
- 17 trường dễ ảy ra rủi ro khi quốc gia đó gặp suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị hoặc các sự cố do biến đổi khí hậu gây ra. Thứ năm, hiện đang thiếu một hành lang pháp lý và mô hình quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài hiệu quả. Thứ sáu, cách quản lý lao động hiện nay còn thô sơ, thủ công mang nặng tính thụ động. Thứ bảy, sự gia tăng nhanh chóng của các trung tâm, tổ chức có chức năng uất khẩu lao động. Thứ tám, các cơ quan quản lý nhà nước còn tỏ ra thiếu hiệu quả. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐƢA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG 3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng đến năm 2025 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Một là, đảm bảo thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về vấn đề phát triển việc làm ngoài nước đối với công dân Việt Nam; Hai là, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo đảm sự thống nhất giữa pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ba là, bảo đảm danh dự, nhân phẩm và các quyền tự do cơ bản của người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- 18 Bốn là, tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. 3.1.2. Mục tiêu đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Một là, tạo môi trường minh bạch, thông suốt và đồng bộ cho hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân người lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ba là, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ và đơn giản những quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3.1.3. Phương hướng thực hiện của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Tiếp tục giữ vững, ổn định các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, khai thác thị trường mới. - Tiếp tục tham mưu Bộ về công tác quản lý, ổn định và phát triển thị trường lao động Hàn Quốc, đặc biệt là chương trình E7 lĩnh vực đóng tàu. - Tiếp tục phối hợp các cơ quan liên quan của Nhật Bản triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn