intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

77
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không. Trên cơ sở tiến hành đánh giá thực trạng việc quản lý nhà nước về mô hình PPP để xác định rõ quan điểm, định hướng các giải pháp cụ thể quản lý nhà nước về mô hình PPP và khuyến nghị về mặt cơ sở pháp lý và chính sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không

PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1/ Lý do chọn đề tài luận văn<br /> Hình thức hợp tác công tư (PPP) là quan hệ hợp đồng dài hạn<br /> giữa nhà nước và tư nhân về thiết kế, xây dựng, tài trợ và vận hành hạ<br /> tầng công cộng do đối tác tư nhân đảm nhiệm với các phần chi trả<br /> được thực hiện trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng thông qua<br /> phí dịch vụ do người sử dụng chi trả cho bên tư nhân để sử dụng dịch<br /> vụ hạ tầng. Nói tóm lại, mục tiêu chính của mô hình PPP là để nhà<br /> nước chuyển giao các rủi ro có liên quan đến dự án cho bên đối tác tư<br /> nhân vốn được coi là có khả năng tốt hơn trong quản lý các rủi ro như<br /> vậy.<br /> Theo đề án "Huy động vốn XHH để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng<br /> không" vừa được Bộ trưởng Bộ GT-VT phê duyệt, ước tính nhu cầu<br /> vốn dành cho lĩnh vực này lên tới 230.215 tỷ đồng cho giai đoạn<br /> 2015-2020. Trong số này, dự kiến khả năng sử dụng nguồn vốn ngân<br /> sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ 30.724 tỷ đồng (13,3%); nguồn<br /> vốn XHH từ doanh nghiệp 23.968 tỷ đồng (10,1%); nguồn vốn ODA<br /> 60.541 tỷ đồng (26,4%); vay thương mại 4.615 tỷ đồng (1,7%); phần<br /> còn lại (110.367 tỷ đồng) dự kiến huy động nguồn vốn góp cổ phần và<br /> hợp tác công - tư (48,4%).<br /> Chủ trương xã hội hóa nhượng quyền khai thác các cảng hàng<br /> không của Bộ GT-VT đã được các nhà đầu tư đón nhận, thể hiện qua<br /> việc hàng loạt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đề xuất xin được<br /> làm chủ các cảng hàng không Phú Quốc, Đà Nẵng, T1 Nội Bài…<br /> Thậm chí, một số cảng hàng không, nhà ga sân bay còn có tới vài nhà<br /> đầu tư cùng quan tâm. Nhưng cùng với đó là không ít ý kiến lo ngại<br /> những bất cập có thể phát sinh từ chủ trương này, bởi việc chuyển<br /> nhượng quyền khai thác hạ tầng cảng hàng không dân dụng vốn chưa<br /> có tiền lệ tại Việt Nam và chưa có khung pháp lý cụ thể.<br /> Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng đã đề ra mục tiêu giai<br /> đoạn 2011-2015 “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với mô hình<br /> tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất<br /> lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Chính vì vậy, đầu tư công sẽ là<br /> một trong ba nhiệm vụ quan trong nhất của tái cơ cấu đầu tư công ở<br /> Việt Nam.<br /> Tuy nhiên, thực tế việc phát triển mô hình hợp tác công –tư<br /> (PPP) trong đầu tư hạ tầng hàng không đang phải đối mặt với những<br /> khó khăn cả trên khía cạnh lý luận khoa học, khuôn khổ pháp lý,<br /> chính sách và năng lực triển khai mô hình PPP.<br /> 1<br /> <br /> Thứ nhất, chưa có một khung lý luận khoa học về mô hình PPP<br /> phù hợp với điểu kiện kinh tế, xã hội và chính trị ở Việt Nam.<br /> Thứ hai, các kinh nghiệm quốc tế thành công cũng như thất bại<br /> trong phát triển mô hình PPP về đầu tư CSHT vẫn chưa được hệ thống<br /> hóa một cách khoa học nhất để đúc rút ra những bài học thực tiễn áp<br /> dụng trong điều kiện của Việt Nam.<br /> Thứ ba, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến mô hình PPP<br /> vẫn còn thiếu và chưa phù hợp với tình hình phát triển của mô hình<br /> PPP trong đầu tư hạ tầng hàng không ở Việt Nam.<br /> Thư tư, chưa có nhiều các công trình khảo sát, phân tích đánh<br /> giá tổng thể về các yếu tố tác động đến phát triển mô hình PPP cũng<br /> như đánh giá thực trạng đối các dự án đầu tư theo mô hình PPP nhằm<br /> làm cơ sở thực tiễn cho ban hành chính sách và bổ sung văn bản pháp<br /> lý.<br /> Thứ năm, thể chế quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư<br /> theo mô hình PPP chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, chưa đưa ra được<br /> những chính sách phù hợp và kịp thời cho phát triển mô hình PPP.<br /> Từ đó có thể thấy QLNN đối với hợp tác công tư trong đầu tư cơ<br /> sở hạ tầng ngành hàng không cho đã có những vấn đề cấp thiết đặt ra<br /> cần nghiên cứu, từ đó tác giả xin chọn “Quản lý nhà nước đối với hợp<br /> tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không” làm đề tài<br /> luận văn thạc sỹ quản lý công.<br /> 2/ Tình hình nghiên cứu<br /> 3/Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br /> 3.1. Mục đích<br /> Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các<br /> vấn đề lý luận quản lý nhà nước về mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư<br /> cơ sở hạ tầng ngành hàng không. Trên cơ sở tiến hành đánh giá thực<br /> trạng việc quản lý nhà nước về mô hình PPP để xác định rõ quan<br /> điểm, định hướng các giải pháp cụ thể quản lý nhà nước về mô hình<br /> PPP và khuyến nghị về mặt cơ sở pháp lý và chính sách.<br /> 3.2. Nhiệm vụ:<br /> Luận văn có nhiệm vụ khái quát hóa các khái niệm, đưa ra các<br /> định nghĩa, đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước về mô hình PPP.<br /> Tìm hiểu các kinh nghiệm thực tế của nước ngoài, so sánh đối chiếu<br /> những điểm tương đồng với tình hình Việt Nam từ đó rút ra các bài<br /> học kinh nghiệm phù hợp. Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động<br /> quản lý nhà nước các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp<br /> dụng mô hình PPP đã thực hiện tại Việt Nam, xem xét sự đóng góp<br /> 2<br /> <br /> của các dự án đó vào quá trình phát triển của ngành và của nền kinh<br /> tế, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn trong quá<br /> trình triển khai từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.<br /> 4/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> - Đối tượng nghiên cứu:Khuôn khổ pháp lý và chính sách đối<br /> với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không áp dụng mô<br /> hình hợp tác công- tư (PPP).<br /> - Phạm vi nghiên cứu:Các dự án đầu tư vận dụng mô hình hợp<br /> tác công- tư (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ngành hàng không<br /> được lựa chọn khảo sát trong các lĩnh vực cụ thể như đầu tư cơ sở hạ<br /> tầng ngành hàng khôngtừ năm 2012-2016.<br /> 5/ Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của<br /> luận văn<br /> - Phương pháp luận:Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật<br /> lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm phương pháp luận, đồng thời kết<br /> hợp các phương pháp tư duy trừu tượng, phân tích, tổng hợp... để làm<br /> rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra và đề ra các giải pháp đề xuất, các giải<br /> pháp khả thi.<br /> - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp;<br /> Phương pháp đối chiếu so sánh; Phương pháp thống kê; để đánh giá<br /> thực trạng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô<br /> hình PPP. Bên cạnh đó luận văn có những số liệu thực tế từ đó đưa ra<br /> chính sách quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không<br /> theo mô hình PPP nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển và có<br /> những quan điểm, phương pháp, giải pháp quản lý nhà nước đối với<br /> các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không theo mô hình PPP<br /> phù hợp với tình hình phát triển của ngành và của đất nước.<br /> 6/ Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn<br /> - Về lý luận: Cung cấp cơ sở lý luận về quản lý nhà nước mô<br /> hình hợp tác PPP, nêu ra được khái niệm, nội dung và đặc điểm của<br /> mô hình PPP. Chỉ ra nội dung quản lý nhà nước về mô hình PPP trong<br /> đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không.<br /> - Về thực tiễn: Nêu được kinh nghiệm của các nước trong vận<br /> dụng PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không đồng thời chỉ<br /> ra bài học kinh nghiệm khi áp dụng mô hình này tại Việt Nam. Nêu<br /> được thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng<br /> không ở Việt Nam khi áp dụng mô hình PPP và đề xuất giải pháp<br /> nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về mô hình này trong thời<br /> gian tới.<br /> 3<br /> <br /> 7/ Kết cấu của luận văn<br /> Kết cấu của luận văn có 3 phần là: Mở đầu, Nội dung và Kết<br /> luận. Trong đó, phần nội dung gồm có 3 chương:<br /> Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không.<br /> Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác công – tư<br /> (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam.<br /> Chƣơng 3: Hoàn thiện quản lý nhà nước về hợp tác công - tư<br /> (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không tại Việt Nam.<br /> CHƢƠNG 1<br /> CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỢP TÁC<br /> CÔNG - TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG NGÀNH<br /> HÀNG KHÔNG<br /> 1.1. Hợp tác công - tƣ trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngành hàng<br /> không<br /> 1.1.1. Cơ sở hạ tầng ngành hàng không<br /> 1.1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng ngành hàng không<br /> * Kết cấu hạ tầng (hay là cơ sở hạ tầng)<br /> Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các công<br /> trình vật chất kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch<br /> vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các<br /> luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến<br /> của sản xuất và đời sống xã hội.<br /> * Cơ sở hạ tầng ngành hàng không<br /> Từ khái niệm trên có thể quan niệm cơ sởhạ tầng ngành hàng<br /> thông là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình<br /> kiến trúc để tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát<br /> triển của ngành hàngkhông và nền kinh tế. Hạ tầng ngành hàng không<br /> bao gồm hệ thống sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ:<br /> thông tin tín hiệu, biển báo...<br /> 1.1.1.2.Vai trò củacơ sở hạ tầng ngành hàng không<br /> - Đối với phát triển kinh tế<br /> - Đối với phát triển công nghiệp hàng không<br /> - Đối với phát triển văn hóa, xã hội<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1.1.2. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng<br /> không<br /> 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp tác công - tư (PPP)<br /> – tư<br /> Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về PPP, nhưng chúng<br /> đều có đặc điểm chung,nó đều thể hiện rằng quan hệ đối tác công-tư là<br /> sự thỏa thuận giữa khu vực công (Chính phủ hoặc cơ quan có thẩm<br /> quyền khác) và khu vực tư nhân, dẫn đến khu vực tư nhân cung cấp<br /> các dự án hoặc dịch vụ được cung cấp theo truyền thống của khu vực<br /> công cộng. Yếu tố chính của một sự hợp tác Công - Tư là một chuyển<br /> giao đầu tư, rủi ro, trách nhiệm và lợi ích từ các đối tác khu vực công<br /> cho các đối tác khu vực tư nhân.<br /> – tư (PPP)<br /> * Phân loại hợp đồng hợp tác công – tư (PPP)<br /> - Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là<br /> Hợp đồng BOT)<br /> - Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (gọi tắt là<br /> Hợp đồng BTO)<br /> - Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là Hợp đồng BT)<br /> - Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (gọi tắt là Hợp<br /> đồng BOO)<br /> - Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (gọi tắt là<br /> Hợp đồng BTL)<br /> - Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (gọi tắt là<br /> Hợp đồng BLT)<br /> - Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là Hợp đồng<br /> O&M)<br /> 1.1.2.2. Vai trò mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ<br /> tầng<br /> Vai trò của mô hình PPP được thể hiện trên nhiều khía cạnh<br /> khác nhau:<br /> 1.1.2.3. Nhân tố tác động đến hợp tác công - tư trong đầu tư cơ<br /> sở hạ tầng<br /> + Nhân tố chính trị<br /> + Nhân tố thương mại quốc gia<br /> + Nhân tố về luật pháp quốc gia<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2