intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THU HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢỢNG Phản biện 2: PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402, Nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 14h ngày 30 tháng 10 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng là trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Nội dung QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng tại địa bàn cư trú bao gồm hoạt động trợ giúp tâm lý, pháp lý, quản lý, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật, giải quyết việc làm... Đồng thời, đây cũng là nơi kiểm nghiệm, đánh giá kết quả học tập, lao động, rèn luyện của người chấp hành xong án phạt tù trở về cư trú tại địa phương Trong những năm qua, hoạt động QLNN đối với người chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng được hoàn thiện, phát triển, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Vì vậy, nghiên cứu việc quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu lý luận, yêu cầu thực tiễn, đồng thời đưa ra những ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước tới nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước có liên quan đến tư pháp nói chung, quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nói riêng. Có thể kể đến các công trình, đề tài khá liên quan như sau: Hoàng Ngọc Nhất (2000): "Quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù" đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Công an; Vũ Trọng Hách (2006) “Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt Nam”- Luận án Tiến sỹ, Học viện Cảnh sát; Vũ Văn Hòa (2013) 1
  4. “Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ -Học viện Cảnh sát nhân dân; Đặng Thị Hà (2013) “Nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước trong công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hải Phòng” Luận văn Thạc sỹ - Học viện hành chính quốc gia. Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những vấn đề mang tính tổng thể hoặc những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau của hoạt động quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có thể khẳng định, đề tài “Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội” là đề tài đầu tiên nghiên cứu về khía cạnh này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục đích: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối với người chấp hành xong án phạt tù và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm quản lý nhà nước trên lĩnh vực tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi - Đối tượng: Là hoạt động quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. 2
  5. - Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội + Thời gian: từ năm 2012 đến hết năm 2017. + Phạm vi về nội dung: những nội dung chính của quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng như: Hoạch định chính sách chiến lược, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-lênin. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu ngắn, đặc biệt chú trọng phương pháp hệ thống, phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: + Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. + Luận văn đã phân tích đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ý nghĩa thực tiễn + Luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham kháo trong hoạt động nghiên cứu học tập và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực thi hành án hình sự về công tác tái hòa nhập cộng đồng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: 3
  6. Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4
  7. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ, TÁI HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG 1.1. Những khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng 1.1.1.Khái niệm quản lý Nhà nước về thi hành án phạt tù. Quản lý Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù (được hiểu theo nghĩa rộng) là : sự thể hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc sử dụng quyền lực hành chính - pháp lý để xây dựng và sử dụng phương tiện pháp luật trong lĩnh vực thi hành án đối với loại án tù có thời hạn, tù chung thân theo quy định của Nhà nước. 1.1.2. Khái niệm phạm nhân Phạm nhân là người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt tại trại giam phải tự giác tiếp thu giáo dục, cải tạo và tự mình cải tạo để trở thành người lương thiện.(35). Hiểu theo nghĩa khác thì Phạm nhân: là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định: “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân”. 1.1.3. Khái niệm Thi hành án phạt tù Thi hành án phạt tù là hoạt động tổ chức thi hành bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật của những cơ quan, cá nhân được Nhà nước giao quyền buộc những người bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân phải chấp hành bản án phạt tù tại trại giam nhằm mục đích quản lý giáo dục cải tạo họ trở thành những người lương thiện có ích cho xã hội. a . Chủ thể quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù b. Đối tượng quản lý Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù 1.1.4. Khái niệm người chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng Khái niệm người chấp hành xong hình phạt tù: Người chấp hành xong hình phạt tù là những người đã có những hành vi 5
  8. VPPL về kinh tế, hình sự, ma túy... ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bản án có hiệu lực của toà án nhân dân, họ phải chấp hành hình phạt tù, bị giam giữ cải tạo ở các trại giam, nhưng họ đã chấp hành xong hình phạt a. Khái niệm tái hòa nhập cộng đồng: Là hoạt động chính thức công nhận sự có mặt trở lại cho đối tượng có đầy đủ quyền công dân và tạo điều kiện giúp đỡ đối tượng thực hiện nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy đây là hoạt động phức tạp, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài. Tổ chức vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư; tổ chức hướng nghiệp, giúp đỡ tạo việc làm, lôi cuốn họ cải tạo họ thành người lương thiện, tái hòa nhập cộng đồng xã hội 1.1.5. Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng Trách nhiệm của của các cơ quan Nhà nước trong công tác tái hòa nhập cộng đồng: Pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, nghành hữu quan: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ lao động - Thương binh và xã hội trong công tác dậy nghề, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giam giữ. 1.1.6. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng - Hoạt động quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng mang tính hành chính- tư pháp. - Công tác quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng là công tác có tính phức tạp, gay go, quyết liệt và lâu dài. 1.2. Nội dung, vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng 1.2.1. Nội dung. 1.2.1.1 Ban hành các chính sách và chương trình về tái hòa nhập cộng đồng. Hoạch định chiến lược cải cách đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, và lĩnh vực thi hành án hình sự và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án 6
  9. phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, và lĩnh vực thi hành án hình sự Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà các cơ quan QLNN trong lĩnh vực THAHS ban hành những chính sách và các chương trình về tái hòa nhập cộng đồng cho phù hợp, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động THAHS. 1.2.1.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chấp hành xong án phạt tù. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật THAHS là phương tiện hữu hiệu để các cơ quan QLNN trong lĩnh vực này tác động tích cực lên đối tượng quản lý- người bị kết án, trong khuôn khổ những yêu cầu chung của pháp luật. Để quản lý, giáo dục người chấp hành xong hỉnh phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, cần thực hiện nghiêm túc các quy định. Thông tư 71/2012/TT-BCA quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phổi hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đổi với người chấp hành xong án phạt tù. Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2012 về thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ- CP ngày 16/9/2011 về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đổi với người chấp hành xong án phạt tù do thành phố Hà Nội ban hành. Kế hoạch số 53/KH-CAHN-PC81 ngày 12/3/2014 của Công an thành phố Hà Nội về việc điều tra cơ bản "Loại đối tượng trong diện cần thiết tổ chức công tác tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù". 1.2.1.3. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực, tài chính trong quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. Đứng đầu là Chính phủ đã thành lập nên bộ máy giúp việc cho Nhà nước quản lý những đối tượng tù tha trong đó có Bộ Công an- Bộ quốc phòng; Bộ Công an được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thi hành án phạt tù trên toàn quốc. Công an thành phố Hà Nội là cơ quan tham mưu giúp UBND Thành phố Hà Nội đóng vai trò như cơ quan chuyên môn theo dõi các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Điều 25, Nghị 7
  10. định số 80/2011/NĐ-CP ) Nghị định: 80/2011/NĐ-CP ngày 16/ 09/ 2011 có đưa ra phân cấp đối với các cơ quan về tổ chức bộ máy, trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia: Ở đây nguồn lực tài chính được vận dụng và sử dụng linh hoạt nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện thông qua: Nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa (kêu gọi sự ủng hộ tài chính từ chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…) 1.2.1.4. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng Kiểm tra hành chính là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền để phát hiện, ngăn ngừa, ngăn chặn và xử lý những vi phạm pháp luật, phát hiện những thiếu sót trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước Vai trò của quản lý Nhà nước là phải đảm bảo tạo điều kiện cho người thi hành án phạt tù trở về địa phương sớm có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. Điều đó thể hiện ở việc giúp họ sớm ổn định cuộc sống hàng ngày: có việc làm, không bị ám ảnh bởi kỳ thị xã hội, được xã hội tiếp nhận chia sẻ, có như vậy mới đảm bảo việc giảm thiểu số đối tượng trên tái phạm tội trở lại. 1.2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng 1.2.3.1. Yếu tố chính trị: Chính trị là hoạt động của các chính đảng, các tổ chức đại diện nhóm lợi ích xã hội trong việc giành, chia sẻ và thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước chính là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Thứ nhất, Nhà nước ban hành và và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật dựa trên các quyết sách chính trị của Đảng để đưa các mục tiêu chính trị của Đảng vào cuộc sống. Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức thực hiện các chính sách, 8
  11. pháp luật đã ban hành dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong mỗi cơ quan. Thứ ba, các hoạt động quản lý nhà nước đối với người chấp hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng được triển khai thực hiện với sự tham gia tích cực của đội ngũ đảng viên trong bộ máy nhà nước. Thứ tư, hoạt động quản lý nhà nước đối với người chấp hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng 1.2.3.2. Yếu tố pháp luật: Pháp luật là cơ sở pháp lý của QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. Pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước điều hòa lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, bảo đảm cho xã hội phát triển hài hòa và ổn định. Xã hội luôn có xu hướng phân hóa giàu nghèo do sự tác động của nhiều yếu tố 1.2.3.3. Tổ chức bộ máy, hoàn thiện nguồn nhân lực Tổ chức bộ máy, nguồn lực con người luôn là vấn đề quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước nói chung, hoạt động QLNN đối với người chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng nói riêng. 1.2.3.4. Yếu tố về kinh tế Có thể nói yếu tố về kinh tế tác động mạnh mẽ đến đối tượng chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy cấn có sự chung tay góp sức để thành lập nên quỹ tái hòa nhập cộng đồng nhằm giúp đỡ những đối tượng này. 1.2.3.5.Yếu tố truyền thống văn hóa Công tác quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng mang tính kiên quyết, triệt để, nghiêm minh của pháp luật và tính nhân văn sâu sắc. Công tác quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng mang tính xã hội rộng rãi. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng ở một số địa phƣơng 1.3.1. Kinh nghiệm ở Đà Năng Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp 9
  12. hành xong án phạt tù giai đoạn 2011 - 2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ ngày 16-11-2011 đến tháng 12/2017, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận 1.945 người chấp hành xong án phạt tù từ các Trại giam, Trại tạm giam trên toàn quốc về sinh sống trên địa bàn. Điển hình như mô hình "Hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh” của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; 1.3.2. Kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Hà Nội thành phố Hà Nội Từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Hà Nội như sau: Thứ nhất, về công tác chỉ đạo và phối hợp, cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cơ quan chức năng như: Thứ hai, công tác cán bộ cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, lựa chọn và bồi dưỡng được những cán bộ và cộng tác viên có trình độ, vững về chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với công việc. Thứ tư, sự quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, giúp đỡ về kỹ thuật, ủng hộ về tinh thần... của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và UBND thành phố đối với công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù Thứ năm, Công an thành phố Hà Nội cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng. 10
  13. Kết luận chƣơng 1 Trong chương 1, tác giả đã tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng. Bởi đây là một trong những nội dung rất được Nhà nước quan tâm chú trọng.. Trong nội dung của chương 1 đã đưa ra khái niệm phạm nhân, thi hành án phạt tù, người chấp hành xong hình phạt tù, quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. Luận án cũng đã làm rõ được những cơ sở pháp lý; chức năng, nhiệm vụ; sự phân công, phân cấp; yêu cầu, nội dung, biện pháp và mối quan hệ phối hợp của các lực lượng trong QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng. Đây là những cơ sở lý luận làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, đồng thời cũng là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần phòng ngừa tái phạm tội 11
  14. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ, TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.1.1. Khái quát địa bàn Thành phố Hà Nội 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh. 2.1.1.2. Dân cư, chính trị - hành chính, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt. 2.1.2. Khái quát và đặc điểm người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.1.2.1. Tình hình chung về người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội Qua số liệu thống kê và nghiên cứu khảo sát thực tiễn về tình hình người 12
  15. chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy: Từ năm 2012 đến 2017, tổng số đối tượng trong diện quản lý của CSKV Công an thành phố Hà Nội là: 115.246 đối tượng, tương ứng với 110.246 hồ sơ quản lý (trong đó có 110.246 đối tượng là tù tha về, chiếm 97,9%, gồm người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng và tù tha đặc xá).. Theo thống kê của Cơ quan Thi hành án hình sự Công an TP Hà Nội, tính đến tháng 8-2017, toàn thành phố có hơn 25 nghìn người chấp hành xong án phạt tù về địa phương cư trú; hơn 6.000 đối tượng đang chấp hành án tù treo; hơn 1.000 đối tượng cải tạo không giam giữ. Qua phân tích bảng số liệu cho thấy, hồ sơ quản lý đối tượng thường nhiều hơn số đối tượng trong diện quản lý, giáo dục theo chức năng lực lượng Cành sát khu vực. Lý do là vì một số đối tượng có thể nằm trong nhiều diện quản lý khác nhau. 2.1.2.2. Đặc điểm về đối tượng chấp hành xong hình phạt tù vi phạm pháp luật tù được điều tra, khảo sát, số người không có việc làm là 5.644, một trong các nguyên nhân là chưa có sự giúp đỡ của chính quyền và cộng đồng xã hội (với 380 người, chiếm 6,7%)[18]... Qua đó cho thấy nguyên nhân chủ yếu của yếu của việc tái phạm vẫn là do mặc cảm tự ti với cộng đồng. Bên cạnh đó thiếu sự quan tâm từ chính quyền địa phương và gia đình trong việc tạo công ăn việc làm, xóa bỏ rào cản với số đối tượng trên. - Nghiên cứu về đặc điểm nhân thân của người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy: Cụ thể như mô hình "Tiếp nhận người hết thời hạn án phạt tù về làm việc tại các doanh nghiệp" của UBND xã Thanh Thủy, huyện Thanh Oai. Đảng ủy, chính quyền xã kết hợp với sự tham gia của các ban, nghành đoàn thể, trong đó lực lượng Công an xã đống vai trò tham mưu nòng cốt, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn xã ngày càng phát triển sâu rộng. Kết quả giải quyết cho 13
  16. 14 người chấp xong án phạt tù về địa phương được các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận vào làm việc. Trong đó 07 người được ngân hàng chính sách cho vay vốn đến hàng tỷ đồng để đầu tu vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. - Nguyên nhân, điểu kiện vi phạm pháp luật của người chấp hành xong hình phạt tù: + Về chủ quan từ phía bản thân người chấp hành xong hình phạt tù: do sự suy thoái, biến chất về tư tưởng, lối sống đạo đức, suy thoái về nhân cách của đối tượng. Nghiên cứu trên địa bàn thành phố cho thấy đa số đối tượng này lười lao động, có trình độ nhận thức kém, thích hưởng thụ cuộc sống xa hoa. + Về khách quan có thể thấy: Do những thiếu sót trong quá trình quản lý, giáo dục cải tạo trong trại chưa giúp đổi tượng nhận thức và hoàn toàn tiến bộ để có thể tái hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, những người chấp hành xong hình phạt tù thường bị các phần tử xấu, đồng bọn lôi kéo, kích động, khống chế quay trở lại con đưòng phạm tội. 2.1.2.3. Tình hình người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng đang tiến bộ trên địa bàn Do chính quyền và cơ quan chức năng thực sự quan tâm đến công tác quản lý, giáo dục người chấp hành xong hình phạt tù nên trong thời gian vừa qua. Việc người chấp hành xong án phạt tù đang dần tiến bộ hơn điều đó thể hiện rõ tính nhân đạo của pháp luật và Nhà nước trong thực hiện các chính sách; tổng số người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tiến bộ chiếm tỷ lệ cao (Năm 2017 là 198 đối tượng/299 đối tượng, chiếm 66,2%). Số tiến bộ tập trung chủ yếu ở những đối tượng đã có việc làm, có nghề nghiệp, cuộc sống ổn định, trong các gia đình thuận lợi, kinh tế khá hoặc trung bình. Bản thân đối tượng trước đây có án kinh tế hoặc hình sự, phạm các tội ít nghiêm trọng, có ít tiền án, tiền sự. số người chấp hành xong hình phạt tù có án tích về ma túy, có sử dụng ma túy tiến bộ không đáng kể. Số đối tượng tù tha, đối tượng trước đây đã phạm các tội nghiêm trọng về địa phương chiếm tỷ lệ thấp. 14
  17. 2.2. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1. Lập kế hoạch và bố trí nguồn lực Tham mưu, đề xuất cho Chính phủ, Bộ Công an, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cuộc sống cộng đồng, phòng ngừa tái phạm tội là chức năng cơ bản của lực lượng CSND. Thông tư 71/2012/TT-BCA quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phổi hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng đổi với người chấp hành xong án phạt tù. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế địa bàn, Công an thành phố Hà Nội, tiến hành xây dựng và triên khai các kế hoạch quy định nội dung quản lý, giáo dục đối tượng tù tha trên địa bàn như sau: Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2012 về thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ- CP ngày 16/9/2011 về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đổi với người chấp hành xong án phạt tù do thành phố Hà Nội ban hành. Kế hoạch 68KH/CAHN(PC13) của Công an thành phố Hà Nội, ngày 09/7/1997 kế hoạch tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục giúp đỡ đối tượng tù, đi cơ sở giáo dục, trường PTCNN tha về và án treo tại Hà Nội; Kế hoạch số 53/KH-CAHN-PC81 ngày 12/3/2014 của Công an thành phố Hà Nội về việc điều tra cơ bản "Loại đối tượng trong diện cần thiết tổ chức công tác tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù". Thực tiễn công tác công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù của lực lượng CSND cho thấy: phụ thuộc vào khâu chuẩn bị điều kiện, giai đoạn người chấp hành xong án phạt tù trong trại giam và khi người chấp hành xong án phạt tù trở về với cuộc sống xã hội, giai đoạn sau thi hành án phạt tù. Bên cạnh nguồn lực con người cần có nguồn lực tài chính để thực hiện các biện pháp giúp người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng: Ngân sách nhà nước, sự ủng hộ từ các nguồn lực xã hội hóa, các tổ chức phi chính phủ… 15
  18. 2.2.2.Tổ chức bộ máy Nghị định số 77/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công an trong tình hình mới. Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù. Tổ chưc bộ máy của lực lượng CSND trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù đã được quy định Tham mưu, đề xuất thực hiện các quy định về việc quản lý, giáo dục đổi với người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở phù hợp với tình hình thực tế. Triển khai các quy định về việc quản lý, giáo dục đối với người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở theo sự hướng dẫn cúa lãnh đạo Công an cấp trên. Tiến hành nắm tình hình, rà soát, thống kê lên danh sách đầy đủ những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ớ địa bàn cơ sở phục vụ cho việc lập hồ sơ quàn lý với từng người. Phối hợp các biện pháp tiến hành quản lý, giáo dục thường xuyên đối với những người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở theo đúng quy định như 2.2.3. Kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng Ủy ban nhân dân thành phổ Hà Nội đã ban hành nhiều quyết định về phân công tác công tác liên ngành khảo sát, kiểm tra việc thực hiện một số nội dung của Nghị định 80/NĐ-CP quy định biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; Tổ chức thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các cơ quan tổ chức chưa làm tốt lĩnh vực này. Làm tốt phát hiện sai phạm từ đó phòng ngừa sai phạm, bên cạnh đó phát hiện các điển hình tiên tiến, các mô hình giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng . Từ đó nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả tốt. Cần có sự phối kết hợp giữa các Ban nghành, Đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội, sự chung tay ủng hộ của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ví dụ điển hình như: 16
  19. Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND thành phố ghi nhận, công tác quản lý các đối tượng thực hiện thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và chấp hành xong án phạt tù được các cấp, các ngành của huyện Thường Tín thực hiện nghiêm túc. Ban Pháp chế HĐND thành phố đề nghị các cơ quan thi hành án hình sự huyện Thường Tín khẩn trương khắc phục hạn chế, đề xuất cơ chế, chính sách cho người quản lý các đối tượng ở cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân, tránh kỳ thị, nhất là các đối tượng đã thực hiện xong các bản án về địa phương tái hoà nhập cộng đồng.[37] 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân Ưu điểm Thực tiễn công tác quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù tại các xã, phường, thị trấn thời gian qua cho thấy: Đã có sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp cơ sở trong việc tiếp nhận, phân công các cơ quan, tổ chức xã hội, gia đình tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng, cư trú tại các địa bàn xã, phường, thị trấn, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nguyên nhân Để làm tốt công tác trên là do được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, có sự chung tay vào cuộc của các tổ chức, cá nhân, gia đình người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Thứ nhất, công tác QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa được chặt chẽ; nhiều người sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương không đến trình diện hoặc sau một thời gian trở về địa phương rồi bỏ đi nơi khác; Thứ hai, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hướng dẫn người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng chưa được thực hiện một cách sâu rộng Thứ ba, công tác giúp đỡ, giải quyết việc làm, xây dựng các mô hình giúp 17
  20. đỡ cho người chấp hành xong án phạt tù trong quá trình quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn chưa được quan tâm, giải quyết một cách đúng mức, phần lớn người chấp hành xong án phạt tù trở về tự tìm việc làm, các mô hình giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại các xã, phường, thị trấn chưa được chú trọng, tuyên truyền, nhân rộng... Năm là nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù chưa được phân bổ, hướng dẫn các mục chi cụ thể giúp cho địa phương có thể sử dụng được (mặc dù đã được UBND TP quan tâm bố trí nguồn). 2.3.2.2. Nguyên nhân Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng còn đang trong quá trình xây dựng, đặc biệt là văn bản hướng dẫn thực hiện đối với cấp cơ sở trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối với người chấp hành xong án phạt tù. Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở về công tác QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa được thường xuyên và hướng dẫn cụ thể. Công tác QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn chưa được đề cập đến trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, Sự phối hợp của cơ quan chức năng với chính quyền địa phương trong công tác QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa được chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa có cơ chế ràng buộc. Nhận thức lý luận QLNN đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2